Ông Nguyễn Quang A đã thổ lộ gần như nguyên vẹn tâm tư mà ông mong chờ đuợc giãi bày với RFI: “Có lẽ cũng không ngoài dự đoán về mức án, và nó chỉ bộc lộ một sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam”. Một nhận định của một người như ông cũng đáng được quan tâm nhưng “nhổ toẹt” vào cả một nền Tư pháp nước nhà có phần chủ quan, phiến diện như vậy chắc ông là người đầu tiên.
Đúng như dự báo của các cơ quan báo chí trước phiên xét xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn và những người thân chống lại lực lượng cưỡng chế thu hồi đất cách đây hơn một năm tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng sẽ thu hút sự chú ý của không ít con nguời yêu chuộng công lý và quan tâm đến số phận của ông Vươn và những người thân với hai “vai diễn” bị cáo tại phiên toà và nạn nhân của những sai phạm từ chính quyền cơ sở. Như những nhà chuyên môn gọi sự quan tâm ở đây xuất phát từ chính sự “tích cực” vào cuộc khi chưa có được những thông tin chính thức của các cơ quan báo chí khi vụ việc xảy ra. Chính những thông tin về vụ việc đựơc đăng tải và cập nhật một cách thường xuyên khiến ngay những người dân bình thường ít chú ý đến thế sự cũng phải đặt những câu hỏi lớn và đi đến sự khám phá.Và lần này sự vào cuộc có phần thận trọng hơn của các cơ quan báo chí nhưng không có nghĩa là không quyết liệt. Thông tin độc giả tiếp cận cũng vì vậy mà không những không hạn chế mà còn đa dạng về nguồn tin. Những bình luận trên các trang mạng, các bài phỏng vấn những người tạm gọi là “trí thức’ cũng thu hút không ít sự quan tâm. Nhận thức được điều này qua những phiên toà cùng tính chất, các cơ quan báo chí đã triệt để khai thác “thế mạnh” này để thu hút độc giả và công luận. RFI cũng không ngoại lệ. Họ đã nhanh tay hơn những cơ quan báo chí ở hải ngoại khi giành được suất phỏng vấn Ông Nguyễn Quang A, một nhân vật với những phát biểu nảy lưả và được một số người vinh danh trên diễn đàn mạng như một người có công trong việc đưa “ánh sáng dân chủ” đến với Việt Nam.
Bỏ qua vịêc bàn về nhân thân và “tiếng tăm” của Ông A, tôi xin đi vào bài phỏng vấn của RFI giành cho ông với những nội dung phản ánh vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn và người thân với những góc nhìn từ chính ông. Toàn văn bài phỏng vấn được đăng tải trên trang “Thiếu Sinh Quân”.
Vào đầu cuộc phỏng vấn RFI đã không vòng vo khi đi thẳng vào câu hỏi đựơc hàng trăm, hàng triệu người Việt Nam nói riêng quan tâm: “Xin ông cho biết nhận định của ông về phán quyết của Tòa án.”
Rõ ràng một người có thể coi là “tâm huyết” và là một công chúng theo dõi sát sao về phiên toà và lo lắng cho số phận ông Vươn và gia đình thì đây là câu hỏi đựơc ông mong chờ nhất. Phải chăng về phương diện thu hút đối tượng phỏng vấn thì những phóng viên của RFI đã thành công. Ông A không những trả lời mà còn có những nhận định mà theo tôi RFI mong muốn. Dường như họ đã thành công ngay từ lúc lên kế hoạch phỏng vấn Ông A.
Không ngoài sự mong đợi, Tiến sỹ A đã thể hiện sự quyết liệt ngay từ câu trả lời đầu tiên: “Có lẽ cũng không ngoài dự đoán về mức án, và nó chỉ bộc lộ một sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam. Tôi tin rằng những ông công tố và thẩm phán ở Hải Phòng, họ chỉ được lệnh là phải làm như vậy. Vì theo dõi, khi thấy tranh luận, qua báo chí, thì thấy các luật sư đã nêu ý kiến của mình. Bản thân các bị cáo cũng nêu các ý kiến của mình, và bên thẩm phán vẫn giữ nguyên mức phán quyết, theo như của Viện kiểm sát họ đưa ra, thì thực sự tôi thấy rằng đây là một kết quả hết sức là đáng buồn, cho nền tư pháp Việt Nam nói chung và cho toàn bộ cái hoạt động, từ điều tra cho đến khởi tố, phán xét của Việt Nam.”
Xin thưa rằng, chúng ta cũng không trách đựơc và cũng không băn khoăn nếu hoài nghi cái học vị mà Tiến sỹ A đang khoắc lên mình nếu ông có nói sai. Vì một lẽ ông A học Điện tử Viễn thông chứ có học chuyên ngành Luật đâu? Có lẽ không sai nếu chúng ta đánh giá cao ông ở tư cách người phản biện và một người tâm huyết với sứ vụ mà ông theo đuổi. Ông đã thổ lộ gần như nguyên vẹn tâm tư mà ông mong chờ đuợc giãi bày. Ông nói: “Có lẽ cũng không ngoài dự đoán về mức án, và nó chỉ bộc lộ một sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam”. Một nhận định của một người như ông cũng đáng được quan tâm nhưng “nhổ toẹt” như ông chắc ông là người đầu tiên. Chính câu nói thẳng thừng và có phần chủ quan, phiến diện của ông đã đụng chạm đến cả một nền Tư pháp nước nhà và chắc rằng những người “cầm cân nảy mực” tại phiên toà vừa qua cũng không khỏi bức xúc bởi lẽ hình như Ông A đã không mang những chi tiết được phản ánh tại phiên toà làm căn cứ cho nhận định của mình. Ông phát biểu như chưa hề theo dõi phiên toà. Xét trên phương diện khoa học thì cách nhìn nhận của ông đang “đi bằng một chân” mà theo tôi hình như là chân trái (Cái chân không thuận trong tư duy khoa học của những người như ông). Và tất nhiên kết quả thì ai cũng biết khi đi trên cái chân không thuận thì sự ngã sẽ đau đớn và có phần thê thảm hơn một con người bình thường với cú ngã tương tự.
Nếu ai đó không đồng tình hay không công nhận hệ thống pháp luật của nước nhà nhất là hệ thống Luật Hình sự thì cũng đừng băn khoăn vì nuớc có quốc pháp, gia có gia quy. Hệ thống Pháp luật Việt Nam áp dụng và điều chỉnh đối với những công dân Việt Nam và những người có hành vi đi ngược lại với những điều đựơc pháp luật bảo hộ. Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 93 BLHS quy đinh tội Giết người có khung hình phạt “tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Điều 285: Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Khoản 1: Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phải chăng nếu chiếu hành vi của ông Vươn và người thân và khung hình phạt được quy định trong Luật thì Luật pháp và những người thực thi có phần “nhân nhượng” và thể hiện tinh thần khoan hồng, nhân đạo mở ra cho ông và người thân con đường làm lại. Ông Vươn với tư cách và vai trò chủ mưu đã tổ chức, chỉ đạo mua sắm vũ khí, bàn bạc với anh em trong gia đình để quyết tâm chống lại lực lượng cưỡng chế…gây nên những kết cục đáng buồn liệu rằng bản án của Toà án đã phản ánh đúng mức độ hành vi của chính Ông chưa? Xin thưa rằng là quá nhẹ và thể hiện đựơc sự tuơng quan với những hành vi sai phạm của hệ thống chính quyền cơ sở.
Tổng hợp những điểm nhấn và nổi bật của bài Phỏng vấn, những cụm từ đựơc nổi lên như “bộc lộ sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam”, “cho thấy một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam (…). Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng”… cho thấy sự hằn học trong chính suy nghĩ và hành động của chính ông. Những hiểu biết mù quáng về kiến thức pháp lý, những nhận định mang tính giả khoa học đã khiến ông đi đến những quy kết phản ánh “chiều sâu nội tâm” và phi lý tính của một người có tư tuởng ăn thua.
Qua đây nên chăng đặt ra cho chúng ta về sự “đuối lý” và bất lực của chính Ông – Một căn bệnh trầm kha của những người như ông. Hình như Ông đang chiều lòng những vị khách đến chơi nhà (RFI) nên đã đánh mất đi những sự tinh anh của một con người mang học vị Tiến sỹ.
Thương lắm Tiến sỹ A!
Hải An
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, Ban biên tập đã lược bỏ một số từ nhạy cảm)
Hiện chưa có phản hồi nào.