• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội | 25/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu của Liên hợp quốc | 24/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc | 23/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Tại sao giá dầu mỏ không giảm?

Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chưa thoát khỏi khủng hoảng, Trung Quốc và Ấn Độ bước vào giai đoạn “giảm tốc”. Nhưng ở giữa kịch bản này, vẫn có một điều không thay đổi: sự gia tăng giá dầu mỏ.

Ngày cuối cùng của tháng 8, giá dầu đã tăng lên mức 113 USD/thùng, nhưng chỉ 4 ngày sau, ngày 4-9 con số này đã là 116USD. Khoảng 5 tháng trước, mức giá chỉ là 80 USD/thùng.

Yếu tố ảnh hưởng tới giá cả

Có hai yếu tố chính ảnh hưởng tới giá dầu. Yếu tố thứ nhất được các nhà kinh tế học gọi là “những nguyên tắc cơ bản của thị trường”, đó là cung, cầu và sự cân bằng giữa chúng.

Chúng ta đều có thể dễ dàng hiểu được, khi cầu tăng sẽ kéo theo mức giá tương ứng tăng lên, nhằm kích thích sự sản xuất. Ngược lại, khi lượng sản xuất vượt trội, mức giá sẽ hạ xuống cho tới khi nguồn cung được điều chỉnh tương ứng với cầu và mức giá sẽ được điều chỉnh thấp lại để cân bằng. Trong thập kỷ vừa qua, “sàn” giá dầu được đưa lên mức chưa từng thấy trong quá khứ, ngoại trừ trong các trường hợp chiếm đoạt hoặc xung đột vũ trang.

Giá dầu đạt mức 133USD/ thùng

Giá dầu đạt mức 133USD/ thùng

Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể bởi các lý do về tài nguyên, cần phải đưa những mỏ dầu mới đi vào sản xuất để kịp đáp ứng cho nhu cầu mới và lấp đi sự suy giảm hiện tại. Tuy nhiên, việc khai thác tại những mỏ dầu này ngày càng trở nên đắt đỏ vì nhiều lý do khác nhau như, nằm ở xa, ngoài biển, ở vùng sa mạc, băng giá, hoặc do sự đòi hỏi những công nghệ tiên tiến.

Yếu tố thứ hai mà chúng ta cần nhắc đến chính là sự hiện diện của những nhà đầu cơ trên thị trường. Trong suốt một khoảng thời gian dài, thị trường dầu mỏ hoạt động hoàn toàn rất cứng nhắc, tức là, dầu thô được giao dịch theo cách cổ điển. Theo đó, các nhà cung cấp dầu mỏ ký hợp đồng dài hạn với các nhà tiêu thụ. Sản lượng dầu thô vượt trội so với số lượng trong hợp đồng, hoặc chưa ký hợp đồng sẽ được chào mời với những thương gia trung gian, là người kết nối giữa người bán và người mua rồi kiếm lời bằng tiền hoa hồng.

Sự thay đổi về luật pháp tại những quốc gia – nơi tập trung những trung tâm giao dịch những hợp đồng của tương lai – đã làm thay đổi kịch bản này. Những thùng dầu đã bắt đầu được giao dịch bởi các nhà đầu cơ như những cổ phiếu trao tay một lần và theo biến động của giá dầu thô.

Những nhà đầu cơ giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường, trên thực tế những người này không có nhu cầu thực trong việc sử dụng dầu, nhưng có khả năng ảnh hưởng đáng kể lên giá dầu thế giới. Tâm lý của nhóm người này khi giao dịch không hoàn toàn dựa trên quy luật cung cầu.

Ngoài ra, các yếu tố như tiền tệ, thời tiết khắc nghiệt, chiến tranh, khủng bố, bất ổn chính trị và những quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có khả năng đẩy giá dầu lên hay xuống.

Đơn giản hơn, theo lý thuyết cổ điển, giá cả leo thang khi tình hình chính trị bất ổn hoặc trữ lượng dự trữ giảm, đe dọa trực tiếp tới nguồn cung. Giá cả chỉ giảm xuống khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Nhưng theo Peter Carrol, người sáng lập ra Fair Fuel UK, một tổ chức phi chính phủ ở Anh phản đối tăng giá, trong trường hợp này, không có sự góp mặt của hai yếu tố trên. Peter Carrol cho biết: “Mọi sự dự trữ đều giống nhau và nền kinh tế đang chậm lại. Lý do duy nhất biện minh cho việc tăng giá này chính là hoạt động của các nhà đầu cơ trong lĩnh vực tài chính”.

Theo Quốc hội Mỹ, 30% giá dầu là do các quỹ đầu tư (Hedge Funds) và những ngân hàng lớn. Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư và hãng chứng khoán toàn cầu lại cho rằng, phải là con số lớn hơn (40%), trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lại đưa ra một con số thấp hơn, nhưng cũng không kém phần quan trọng: 15%.

Tương lai nào của dầu mỏ?

Vào thế kỷ XVIII, nền kinh tế lúc đó dường như “bình lặng” hơn. Theo nhà kinh tế chính trị học và triết gia lớn người Scotland Adam Smith, mức giá của bất cứ sản phẩm nào cũng có thể tính được bằng cách tính tổng chi phí cơ bản của việc sản xuất và các loại chi phí khác như tiền lương nhân viên, tiền vật liệu, công vận chuyển, v.v… Khi kết quả của phép cộng này cao hơn mức giá tự nhiên, đó chính là lợi nhuận. Adam Smith, người đã đưa ra lời khuyên nên điều chỉnh hệ thống tài chính, có lẽ sẽ ngất xỉu khi nhìn thấy cấu trúc thị trường dầu mỏ thế kỷ XXI.

Việc kinh doanh vẫn luôn là “dòng chảy chính” của thị trường, nhưng dường như giá cả thì ngày càng được quyết định bởi một yếu tố khác: thị trường tương lai. Khi đó, mỗi sản phẩm đều được mua hoặc bán ở một mức giá cố định vào một thời điểm trong tương lai như: dầu mỏ chưa được chiết xuất, ngô chưa được thu hoạch… Thị trường này tạo điều kiện cho những nhà sản xuất vạch ra những kế hoạch kinh tế chiến lược dựa trên một mức giá được đảm bảo, còn các nhà môi giới thì có thể kiếm được lợi nhuận nếu mức giá cuối cùng cao hơn mức giá được đưa ra trước đó. Tuy nhiên, ý tưởng đáng khen ngợi này đã bị biến thành một sòng bài trong bàn tay của một công cụ tài chính mạnh mẽ: sự phát sinh. Không giống như việc mua lại một sản phẩm (ví dụ: một thùng dầu mỏ), cơ sở của giá trị phát sinh phụ là giá của sản phẩm. Nhà đầu tư không phải mua thùng dầu mỏ. Anh ta chỉ kiếm được các hợp đồng cho tương lai và sau đó là suy đoán về giá trị của nó.

Từ năm 2004 đến 2008, giá dầu tăng từ 31 USD/thùng lên 137 USD/thùng. Tháng 4-2008, giá một thùng dầu được dự đoán sẽ ở mức 200 USD/thùng. nhưng khủng hoảng tài chính đã chọc thủng “quả bong bóng” này. Tuy rằng, sự sụp đổ của giá dầu không kéo dài lâu, vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại chính là mảnh đất màu mỡ của các nhà đầu cơ.

Tác động kinh tế

Theo nhà nghiên cứu Les Leopold thuộc Alternet, một website chuyên về các vấn đề kinh tế, trong quá khứ, 70% giá trị của thị trường tương lai là thuộc về nhà sản xuất và người tiêu dùng, còn lại 30% là của các nhà đầu cơ. Les cho biết: “Ngày nay, khuynh hướng này đã bị đảo ngược: 70% giá trị được mang ra đặt cược”.

Cục nam châm tài chính thực sự rất có uy lực, mà đôi khi đã đè bẹp các thành viên tham gia. Năm 2008, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai của Mỹ nhận thấy rằng, Tập đoàn Vitol, hãng giao dịch dầu mỏ lớn nhất thế giới có trụ sở tại Thụy Sĩ, có trong tay 11% tất cả hợp đồng dầu mỏ của tương lai, cao hơn mức cơ sở và dễ dàng tạo ra sự thu hút về giá cả.

Những người đang tìm kiếm một sự thay đổi trên thị trường dầu mỏ đang đề nghị phải đánh thuế vào các giao dịch tài chính để minh bạch việc đầu cơ hàng hóa. Biện pháp này, ngoài hiệu quả sẽ đạt được còn cần phải có yếu tố chính trị, điều mà trong thời điểm hiện tại chưa có.

“Nhóm kinh tế” của ông Barack Obama chiếm ưu thế trên thị trường bởi sự tham gia của một số nhân vật có những vòi bạch tuộc vươn dài trong khu vực tài chính, những chiếc vòi đó làm loãng đi tất cả những quy tắc của khu vực này. Do đó, Tổng thống Mỹ luôn kịch liệt phản đối thuế giao dịch tài chính.

Ngành tài chính và công nghiệp dầu mỏ chi hàng tỉ USD cho các chiến dịch vận động hành lang của họ: sự ảnh hưởng của nó lan rộng từ lĩnh vực chính trị tới truyền thông. Đối trọng duy nhất của quyền lực này là sự tác động của nền kinh tế xã hội, yếu tố duy nhất có thể làm cho giá cả có một mức tăng vĩnh cửu.

Ông Eduardo Plastino, chuyên gia phân tích cao cấp của Oxford Analytica, một công ty tư vấn ở Anh, đưa ra ý kiến: “Giá dầu tác động đến lạm phát bởi sự xuất hiện của nó trong toàn bộ dây chuyền sản xuất và tác động về tiêu thụ. Nếu không có sự trợ cấp của nhà nước, chi tiêu ngân sách bổ sung, người tiêu dùng sẽ không có đủ tiền mặt để mua hàng, thúc đẩy các hoạt động kinh tế”.

Trong nền kinh tế toàn cầu, sự gia tăng này được ví như việc chinh phục một vách núi với nguyên bộ quần áo của năm 2008, nếu việc này liên tục xảy ra, sẽ trở thành giọt nước tràn ly.

Khổng Hà (Petrotimes)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa