• Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 | 28/10/2012
  • Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » “Sóng Hoa Đông” đánh thức chiến binh Samurai Nhật Bản

Kể từ sau đại chiến thế giới lần 2, Nhật Bản giống như một “chiến binh Samurai ngủ say trong vòng tay người Mỹ”. Nhưng khi “con voi” Trung Quốc trỗi dậy và bắt đầu thể hiện tham vọng lớn ở Thái Bình Dương, gã chiến binh Samurai Nhật Bản bắt đầu thức giấc.

Bài 1: Cuộc đua chiếm lĩnh bầu trời Đông Á

Đã gần 60 năm qua, mỗi khi nhắc đến Nhật Bản người ta chỉ nhớ đến một cường quốc về kinh tế sống trong sự “bảo kê” của quân đội Mỹ. Ít ai còn nhớ rằng, trước chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản đã từng là một cường quốc hàng đầu về sức mạnh quân sự. Nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, có vẻ như mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc đã khiến Nhật Bản không thể không nhanh chóng tìm lại sức mạnh xưa kia của mình. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở cuộc đua tăng cường sức mạnh không quân nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh bầu trời khu vực Đông Á giữa Nhật Bản – Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không quân – Điểm yếu chết người của Nhật?

Cuối năm 2011, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông qua gói mua sắm 40 chiếc máy bay chiến đấu trị giá lên tới 6 tỷ USD nhằm thay thế dần cho đội ngũ máy bay “cổ lỗ sỹ” Phantom F-4 hay F-15 Eagles của mình. Đây là một quyết định thu hút sự chú ý rất mạnh của cộng đồng quốc tế bởi lẽ suốt nhiều năm qua, chương trình chiến lược này đã liên tục bị Bộ Quốc phòng Nhật trì hoãn hay phủ quyết. Vậy đâu là động lực cho quyết định bất ngờ này? Theo ý kiến của chuyên gia Edouardo Moulimo đăng trên tạp chí “Đại Tây Dương” số ra đầu tháng 9/2012, mục tiêu chính của việc tăng cường năng lực không quân Nhật chính là để đối phó với mối đe dọa đang ngày càng lớn từ phía Trung Quốc. Nhật Bản hy vọng với khoảng từ 40 đến 60 tiêm kích chiến đấu thế hệ mới nhất sẽ giúp nước này lấy lại thế cân bằng về lực lượng không quân ở Đông Á. Ngoài số máy bay chiến đấu F-35 đang dự định mua từ Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đang cùng nhau phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 có tên T-50 (PAK-FA).

Một chiếc tiêm kích F-4 của Không quân Nhật Bản. Hiện Nhật vẫn đang sử dụng 67 chiếc F-4 từ thời những năm 1970.

Một chiếc tiêm kích F-4 của Không quân Nhật Bản. Hiện Nhật vẫn đang sử dụng 67 chiếc F-4 từ thời những năm 1970.

Theo các báo cáo không chính thức, trong nhiều năm qua Trung Quốc đã tăng nguồn ngân sách dành cho quốc phòng với tốc độ rất nhanh. Chi phí quân sự của Trung Quốc đã tăng 12,7% GDP (năm 2011) lên mức 601,1 tỷ nhân dân tệ (65,5 tỷ euro) nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng con số thực phải cao hơn thế rất nhiều. Với nguồn lực dồi dào này, Trung Quốc đã tập trung thực hiện một số dự án khá tham vọng như chế tạo máy bay tàng hình J-20 được cho là để đáp trả loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của không quân Mỹ. Theo đánh giá của đô đốc Mike Mullen, dường như mọi chương trình vũ khí của Trung Quốc đều nhằm chống lại Mỹ và các đồng minh của nước này. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, công bố hồi tháng 8/2011, Trung Quốc có thể tăng cường vũ khí ở eo biển Đài Loan và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.

Đứng trước tình thế này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không thể ngồi yên và không quân là đơn vị đầu tiên được họ ưu tiên nâng cấp tăng cường sức chiến đấu. Theo sách trắng quốc phòng Nhật Bản, hầu hết số máy bay chiến đấu nước này đang sở hữu là hàng cũ. Hiện Nhật có 202 chiếc Mitsubishi-Boeing F-15J, 93 chiếc F-2, 67 chiếc F-4EJ Kai Phantoms. Trong khi số F-4 đã được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1970 còn F-15J là loại máy bay được biên chế từ những năm 1980. Số máy bay này thời gian gần đây đã liên tục gặp tai nạn hay sự cố đồng thời là một gánh nặng về ngân sách khi việc bảo dưỡng càng ngày càng tốn kém và khó khăn.

Trung Quốc và Nga biết được điểm yếu này nên đang rất tích cực khai thác. Số lần cất cánh khẩn cấp hay báo động được Không quân Nhật thực hiện tăng đáng kể trong những năm gần đây nhằm ngăn chặn máy bay Trung Quốc hay Nga xâm phạm không phận. Riêng trong năm 2010 là 386 lần.

Mèo nào cắn mỉu nào?

Để củng cố năng lực quốc phòng của mình, Nhật Bản cũng đồng thời tiến hành hợp tác sâu rộng hơn nữa với đồng minh Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự cho rằng giả sử nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ và Nhật Bản “không có nhiều cửa chiến thắng Trung Quốc bằng không quân”.

Trước tiên, đó là vì Mỹ không thể bù đắp sự vượt trội của số lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Những con át chủ bài trong không quân Mỹ hiện nay là F-22 và F-35 nhưng Trung Quốc cũng có các loại máy bay tàng hình tương tự.

Năm 2010, Trung Quốc có 315.000 binh sỹ trong lực lượng không quân trong khi Nhật Bản chỉ có 34.760 người. Tổng số máy bay quân sự của Trung Quốc hiện có là 2.466 chiếc còn Nhật chỉ có 599 chiếc. Nếu chỉ tính máy bay chiến đấu, Nhật Bản có 250 chiếc trong khi Trung Quốc có tới 1.184 chiếc. Để tăng cường bán kính hoạt động, trong thời gian qua Trung Quốc đã ráo riết thay thế các loại máy bay cũ bằng các loại tiêm kích J-10 và J-11 với tính năng cao hơn. Theo kế hoạch của Trung Quốc, đến năm 2030, không quân của nước này phải đạt tầm tác chiến tối đa lên tới 3.000km , điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ có đủ khả năng tấn công toàn bộ các căn cứ quân sự của Nhật Bản trong một lần cất cánh.

Đa số máy bay chiến đấu của quân đội Nhật vẫn là những chiếc F-15 được sản xuất từ những năm 1980.

Đa số máy bay chiến đấu của quân đội Nhật vẫn là những chiếc F-15 được sản xuất từ những năm 1980.

Nhưng nếu Nhật Bản được hỗ trợ đầy đủ từ các hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, mối đe dọa này sẽ bị hạn chế đáng kể. Hiện hạm đội Thái Bình Dương đang có tới 5 nhóm tàu sân bay với khoảng 180 tàu chiến, 1.500 máy bay và 10.000 binh lính.

Bỏ qua yếu tố về lượng, nếu xét về “chất” thì không quân Nhật không hề e sợ Trung Quốc. Trong số hơn 1.000 máy bay chiến đấu, Trung Quốc chỉ có khoảng 231 chiếc được xếp vào hàng tiêm kích hiện đại trong khi Nhật Bản có tới 210 chiếc, Hàn Quốc có 203 chiếc hay Triều Tiên chỉ có 69 chiếc. Các báo cáo tình báo cho biết, tính đến năm 2011, khoảng 2/3 số máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn phải dựa vào lực lượng Mig-19 và Mig-21 và chỉ có khoảng ¼ là tiêm kích chiến đấu thế hệ thứ 4. Cuối cùng, chất lượng huấn luyện của không quân Trung Quốc dù đã được cải thiện trong những năm gần đây vẫn thua xa tiêu chuẩn của Mỹ.

Hơn nữa, về máy bay tàng hình, Nhật Bản có thể yên tâm khi biết rằng chiếc J-20 của Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn “đang phát triển chưa hoàn thiện”. Kể cả khi Trung Quốc phát triển J-20 đầy đủ, lợi thế số lượng vẫn thuộc về Nhật Bản và Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng dự báo, nếu Trung Quốc tăng tốc hết mức, đến năm 2020 nước này mới có khoảng 50 chiếc J-20 và khoảng vài trăm chiếc vào năm 2025. Trong khi đó, đến năm 2016, Không quân Mỹ sẽ có khoảng 325 chiếc F-35 cùng với đó là số lượng rất đông F-22. Tổng cộng, Mỹ sẽ có khoảng 850 tiêm kích thế hệ 5 vào năm 2020 và khoảng 1.500 chiếc vào năm 2025.

Nhưng điều này có ý nghĩa gì với Nhật Bản? Đơn giản là bởi với học thuyết quân sự mới mang tên Air Sea Battle Concept mà Mỹ đang phát triển sẽ chú trọng phát triển các loại vũ khí mới để chống lại chiến thuật “chống tiếp cận” của Trung Quốc. Trọng tâm của học thuyết này là tăng cường máy bay chiến đấu tàng hình và căn cứ không quân mới để hỗ trợ lực lượng của Nhật Bản.

T.D.P (Infonet)


Tags: Samurai
Mạng chia sẻ:

18 phản hồi đến ““Sóng Hoa Đông” đánh thức chiến binh Samurai Nhật Bản”

  1. Vantuan Ta Vantuan Ta
    17/09/2012 - 2:50 am

    Trung -Nhat danh nhau VietNam co loi nhat.

    Reply
  2. Tôi Yêu Việt Nam Tôi Yêu Việt Nam
    17/09/2012 - 3:00 am

    uh. Kiểu như minh đưa tin một cách bị động ý. Chẳng thấy có tin gì là VIệt Nam đã và đang làm gì cả

    Reply
  3. Tý Ngok Tý Ngok
    17/09/2012 - 3:11 am

    theo con số thống kê như vật thì thấy ngay rằng, TQ có thể đánh chiếm chúng ta bất cứ lúc nào, nhưng vì sao nhỉ ?

    Reply
  4. Hoang Cuong Hoang Cuong
    17/09/2012 - 3:11 am

    đây là nhìn từ phía một phía đánh giá. cọn tóm lại chiến tranh đều mang đến những điều k tốt.

    Reply
  5. Đạt Vũ Đạt Vũ
    17/09/2012 - 3:24 am

    biểu tình mà ko có kiểm soát sẽ dẫn đến bạo loạn rồi dần dần dẫn đến tình trạng phản đối chính phủ => đảo chính

    Reply
  6. Winnie Ma Winnie Ma
    17/09/2012 - 3:31 am

    toj ghet chjen tranh … huhu

    Reply
  7. Tieu Pham Tieu Pham
    17/09/2012 - 3:35 am

    Việt nam là đất nước của chiến tranh,thế jớj bjt đến chúng ta chủ yếu nhờ chjến tranh…

    Reply
  8. Đinh Mạnh Tuấn Đinh Mạnh Tuấn
    17/09/2012 - 3:39 am

    Thế biểu tình thì có được đảo ak? Nếu thế thì TQ chiếm hết đảo trên TG rùi ;))

    Reply
  9. Thanhliem Ngonguyen Thanhliem Ngonguyen
    17/09/2012 - 3:46 am

    nhieu hon chac gi da thang??? Chu yeu la chat luong chu so luong co dong ma kha nang chien dau ko co thi cung bỏ! Ngay xua vu khi ta la gi so voi Mỹ nhung van thang do thoi!?

    Reply
  10. Dương Đình Tú Anh Dương Đình Tú Anh
    17/09/2012 - 4:07 am

    Sau sự kiện Biển Đông này có diễn ra 1 cuộc chạy đua vũ trang ko nhỉ

    Reply
  11. Đăng Long Đăng Long
    17/09/2012 - 4:48 am

    Nhật vẫn là huyền thoại, TQ chưa quên mối nợ máu hồi đầu thế kỷ 20 sao?

    Reply
  12. Ka Yo-u Ka Yo-u
    17/09/2012 - 4:53 am

    bon tau khua chang wa y dong hiep yeu thoi chu lam dc gi

    Reply
  13. Ka Yo-u Ka Yo-u
    17/09/2012 - 4:53 am

    ngon thi danh tay doi voi nhat di

    Reply
  14. Ka Yo-u Ka Yo-u
    17/09/2012 - 4:53 am

    bon ay gio chang cok then ban nao thuc su dau

    Reply
  15. Huy Nguyen Huy Nguyen
    17/09/2012 - 5:38 am

    Cứ ủng hộ Nhật đi.rồi nó lại làm 1 quả như ww2 thì thế giới lại khốn đốn.đừng quên năm 45 tại sao lại có 2 tr người việt chết đói nhé.

    Reply
  16. Duy Hung Le Duy Hung Le
    17/09/2012 - 8:11 am

    nhung VN van ngu say

    Reply
  17. Viet Thanh Viet Thanh
    17/09/2012 - 2:46 pm

    Mặt trời mọc ở nước Nhật đầu tiên trên thế giới mà giờ nó mới thức, kiểu này thì VN mình còn lâu mới dậy. hi.

    Reply
  18. Scott Nguyen Scott Nguyen
    18/09/2012 - 3:19 am

    VN chừng nào mới thức tỉnh đây

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa