• Tăng cường quan hệ đối tác Á – Âu vì hòa bình và thịnh vượng | 06/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tăng cường quan hệ hợp tác song phương | 06/11/2012
  • ASEM 9: Kinh tế bao trùm ngày họp đầu tiên | 06/11/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Thời sự » Quốc hội sẽ bầu chức danh Thủ Tướng tại kỳ họp thứ nhất khóa 13

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 (ngày 21/7-6/8), Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng… đồng thời lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Sáng nay, tại phiên họp cuối cùng của Thường vụ Quốc hội khóa 12, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho hay, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 sẽ khai mạc ngày 21/7 và bế mạc ngày 6/8, tập trung vào công tác nhân sự như bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…

Sáng 21/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm.

Sáng 21/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm.

Theo đó, ngày 23/7 Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13. Sau khi Chủ tịch Quốc hội trình bày tờ trình danh sách đề cử chức danh chủ tịch nước, ngày 25/7, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu người đứng đầu Nhà nước.

Sau bài phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước sẽ đọc tờ trình giới thiệu danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Và ngày 26/7, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu các chức danh này.

Sau khi họp để trao đổi về dự kiến nhân sự các phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng đề nghị, ngày 3/8, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn các chức danh này. Cùng ngày, Thủ tướng mới được bầu sẽ thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức.

Theo ông Đàn, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Văn phòng Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ bố trí thêm nửa ngày để nghe và thảo luận việc triển khai thực hiện nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Chính phủ cũng sẽ có báo cáo về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông, để gửi đại biểu tự nghiên cứu. Đây là vấn đề đang được dư luận xã hội và nhân dân cả nước rất quan tâm.

Ngoài phiên khai mạc và bế mạc, Quốc hội sẽ truyền hình và phát thanh trực tiếp phiên thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển 6 tháng cuối năm.

Trước đó, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) cũng đã dành thời gian để xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự cho các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cơ quan nhà nước để Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Tiến Dũng


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa