Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Quá tham vọng bành trướng, Trung Quốc tự hại chính mình

Theo hãng tin Bloomberg, sau hơn ba thập kỷ tốn kém nhiều công sức xây dựng quan hệ kinh tế và ngoại giao hữu hảo với các nước láng giềng, Trung Quốc đã tự tay đập vỡ tất cả chỉ vì tham vọng bành trướng lãnh thổ.

Con rồng Trung Quốc "bội thực" bởi quá nhiều tham vọng.

Con rồng Trung Quốc "bội thực" bởi quá nhiều tham vọng. Ảnh art-wallpaper.net

Ảo tưởng nước lớn

Hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã ra sức “tán tỉnh” các vị láng giềng phía Nam. Việc lôi kéo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hợp tác chặt chẽ hơn là một mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ thời Đặng Tiểu Bình và nó đã đem lại thành công lớn.

Trong năm 2010, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết thỏa thuận tự do thương mại và tạo ra một trong những thị trường liên kết lớn nhất thế giới. Nhưng giờ đây, với những thái độ khá hung hăng về chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc có nguy cơ vứt đi tất cả những thành quả đó.

Đến khoảng hai năm trước đây, dường như tất cả mọi thứ (bao gồm cả các vấn đề ngoại giao và thương mại) đều  phát triển một cách thuận buồm xuôi gió giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phía nam. Một số quốc gia Đông Nam Á có Hoa kiều định cư, lần đầu tiên, bắt đầu thấy các nhóm này là cơ hội liên kết với Trung Quốc, chứ không phải là một mối đe dọa tiềm tàng.

Mọi thứ đã thay đổi rõ rệt. Tại một diễn đàn khu vực năm 2010 tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã tỏ ra nổi giận với nước chủ nhà và nhiều nước khác tán đồng biện pháp tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để giải quyết các bất đồng lâu năm giữa các quốc gia có một phần chủ quyền đối với Biển Đông.

Bloomberg dẫn lời một chính khách lớn của Indonesia cho biết ngay sau buổi họp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khá căng thẳng và tỏ thái độ bực bội với toàn hội nghị. “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta”, ông Dương Khiết Trì được cho là đã nói, “Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”.

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì: “Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”.

Ngoại trưởng Dương Khiết Trì: “Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”. Ảnh thehindu.com

Kể từ đó, mối quan hệ Trung Quốc-Đông Nam Á nhanh chóng lún sâu vào mâu thuẫn. Đã có những cuộc đụng độ trên biển giữa Trung Quốc và các nước ASEAN… đều do phía Trung Quốc hung hăng một cách rất chủ động. Một số quốc gia khác đang tìm kiếm các thỏa thuận tự do thương mại với Trung Quốc đang trở nên cân nhắc hơn.

Bắc Kinh đang ra sức sử dụng sức mạnh để gây ảnh hưởng đến các nước ASEAN yếu hơn như Campuchia và Myanmar nhằm ngăn chặn một liên minh thống nhất trong tổ chức này chống lại Trung Quốc. Hiện tại các nước lớn hơn đang nghi ngờ rằng Bắc Kinh có âm mưu chia rẽ ASEAN và mặc dù chính quyền trung ương Trung Quốc bề ngoài vẫn tỏ ra khá kiềm chế (ít nhất là trong những phát ngôn), thì tình hình khu vực đang ngày càng tồi tệ hơn.

Tự làm hại chính mình

Điều này đang đe dọa không chỉ việc giải quyết mối tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông mà còn cả mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và khu vực … Các nước Đông Nam Á đang ngày càng trở nên “gần gũi” hơn với Washington trong năm qua. Do đó, chính sách của Trung Quốc dường như tự làm hại chính mình.

Tại sao Trung Quốc lại hành động theo cách đó? Vì nguồn lợi nằm dưới đáy biển được coi là đáng kể và khá quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của nước này.

Trung Quốc đang tự tạo ra thế bị cô lập và tẩy chay trên khắp thế giới.

Trung Quốc đang tự tạo ra thế bị cô lập và tẩy chay trên khắp thế giới.

Dư luận dân tộc ở Trung Quốc đòi hỏi một lập trường cứng rắn về các vấn đề lãnh thổ, như cuộc xung đột với Nhật Bản về các đảo ở biển Hoa Đông gần đây cũng đã thể hiện điều này. Bắc Kinh thực sự tức giận về những nỗ lực của ASEAN tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và về những gì được xem như sự không sẵn sàng đàm phán dựa trên các yêu sách của Trung Quốc. Trung Quốc đang tự tạo ra thế bị cô lập và tẩy chay trên khắp thế giới.

Ngoại giao non nớt

Gốc rễ của vấn đề nằm chính xác trong những gì Dương Khiết Trì đã buột miệng ở Hà Nội. Trung Quốc vốn coi vị thế của mình trong khu vực là độc tôn, xem mình là nước lớn và các nước khác phải ngoan ngoãn đối xử với Trung Quốc theo cách đó. Điều này không loại trừ các cuộc đàm phán quan trọng hay trong sự tôn trọng chủ quyền của người khác. Có điều Trung Quốc đã không hiểu được một lý lẽ cơ bản: Không thể có một lý do cá biệt nào để họ có thể tự đặt quan điểm và các tuyên bố của mình cao hơn so với những quốc gia khác. Đặc biệt là trong thời gian dài, thái độ này sẽ không phục vụ cho những lợi ích mà Trung Quốc mong muốn.

Hầu hết các nhà ngoại giao quan trọng của Trung Quốc đều biết “đường lưỡi bò” là một yêu cầu vô nghĩa và không theo bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế nhưng không một ai tỏ ra là họ hiểu điều này.

Hầu hết các nhà ngoại giao quan trọng của Trung Quốc đều biết “đường lưỡi bò” là một yêu cầu vô nghĩa và không theo bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế nhưng không một ai tỏ ra là họ hiểu điều này.

Cách tiếp cận vấn đề Biển Đông thể hiện Trung Quốc có nền ngoại giao vẫn còn rất non nớt và chưa sẵn sàng giữ vai trò dẫn đầu trong khu vực. Trung Quốc đã không từ tốn làm cho các nước láng giềng hợp tác về các vấn đề có lợi cho nước mình, theo phương châm “đôi bên cùng có lợi”, nhưng trên thực tế Trung Quốc sẽ nắm được những lợi ích cao hơn và cơ bản hơn.

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc vốn bị trói buộc bởi những tham vọng có từ quá khứ, bởi những lợi ích riêng và các thách thức từ các nước láng giềng: từ Hàn Quốc cho đến Myanmar. Chính sách bành trướng không giúp Trung Quốc có được vai trò vốn có trong khu vực, chứ nói gì đến vai trò cường quốc trên toàn cầu.

Yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là không chính đáng. Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền theo lịch sử” dựa trên định nghĩa mơ hồ về một vùng đại dương bao gồm hầu hết các vùng biển phía Nam của nước này. Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh được khoanh theo cái mà dư luận quốc tế gọi là “đường lưỡi bò”, thâu tóm gần như toàn bộ Biển Đông là… một yêu sách vô lý và không theo bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế. Hầu hết các nhà ngoại giao Trung Quốc đều hiểu rõ điều này, nhưng không dám nói ra.

Theo Bloomberg, điều tốt nhất mà Trung Quốc bây giờ có thể làm là nên xác định nhu cầu thực tế của mình. Điều này sẽ bao gồm các điều khoản thực tế liên quan đến chủ quyền quốc gia tốt nhất là chỉ có thể tuyên bố một khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhỏ. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, các đảo nhỏ không thể duy trì sự sống của con người thì sẽ không có  vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vì vậy, thay vì “quyền” đối với toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc nghĩ họ có thể tuyên bố, thì quyền lợi tối đa của họ trên thực tế khiêm tốn hơn nhiều. Bắc Kinh nên tỉnh táo hơn về điều này và các chính quyền địa phương của Trung Quốc cũng nên như vậy.

Trong thời gian hiện nay, Trung Quốc và các quốc gia khác nên thông qua đề nghị của Indonesia về một bộ quy tắc ứng xử mới trên Biển Đông. Đề xuất của Indonesia kêu gọi các bên bình tĩnh xây dựng các biện pháp cụ thể ngăn ngừa xung đột, bao gồm cả việc giảm các hoạt động quân sự trong khu vực. Vì thế, các quốc gia tranh chấp sẽ có thời gian để xử lý tốt nhất mâu thuẫn  về chủ quyền đối với vùng biển này.

Theo infonet/Bloomberg


Mạng chia sẻ:

19 phản hồi đến “Quá tham vọng bành trướng, Trung Quốc tự hại chính mình”

  1. Hai Bình Hai Bình
    21/10/2012 - 10:48 am

    Lớn cỡ nào VN cũng đánh

    Reply
  2. Kieu Cao Lam Kieu Cao Lam
    21/10/2012 - 10:49 am

    nó nói đúng rùi. nước bé thì đã sao

    Reply
  3. Jim Liu Jim Liu
    21/10/2012 - 11:00 am

    Anh Trì nói dung rôi còn gì.

    Reply
  4. Lê Duy Long Lê Duy Long
    21/10/2012 - 11:06 am

    Thằng Dương Thiết Trì này chưa nghe câu ” càng to càng dễ trúng,càng bé càng dễ né sao?

    Reply
  5. Huy Nguyễn Huy Nguyễn
    21/10/2012 - 11:22 am

    Đặng tiểu Bình : sức mạnh TQ đến đâu, biên giới TQ đến đó.

    Reply
  6. Tung Nguyen Tung Nguyen
    21/10/2012 - 11:42 am

    “nước lớn” sẽ đi ăn cướp ”những nước nhỏ hơn” và nc nhỏ hơn sẽ ko làn đc gì nc lớn.

    Reply
  7. Ruogh Gem Ruogh Gem
    21/10/2012 - 1:00 pm

    trung quốc là một trong nhưng x nước có diện tích lớn trên thế giới . Việt Nam là một trong nhưng nước có lòng bao dung rộng lớn

    Reply
  8. Lực CK Lực CK
    21/10/2012 - 1:07 pm

    thời nay vũ khí chiến tranh có sức hủy diệt rất lớn>> dân đông +đất rộng +kinh tế mạnh thì cũng chỉ là chút ưu thế hơn thôi ,chiến tranh còn nhiều yếu tố khác quan trọng hơn như quốc tế, truyền thống dân tộc,chiến lược…..>>> Trung Quốc cũng không hẳn là ‘nước lớn’ quá tầm

    Reply
  9. Vũ Vụng Về Vũ Vụng Về
    21/10/2012 - 1:33 pm

    KO XEM AI RA GÌ CẢ!

    Reply
  10. Huỳnh Ngọc Đúc Huynh Huỳnh Ngọc Đúc Huynh
    21/10/2012 - 1:34 pm

    du nc be hay nc lon chi can co long yeu nc la viec j cung thanh cong

    Reply
  11. Huỳnh Ngọc Đúc Huynh Huỳnh Ngọc Đúc Huynh
    21/10/2012 - 1:35 pm

    tu cao the nao cung te dau…. TQ nham nhi

    Reply
  12. Đồ Tồi Đồ Tồi
    21/10/2012 - 1:43 pm

    lớn thật nhưng đầu óc ngoại giao bé quá

    Reply
  13. Bão Gió Việt Nam Bão Gió Việt Nam
    21/10/2012 - 2:40 pm

    Tuy Việt Nam là đất nước nhỏ hơn, song không có nghĩa chúng ta phải nhượng bộ cho nước lớn hơn.

    Reply
  14. Trangsara Dang Trangsara Dang
    21/10/2012 - 2:40 pm

    TQ banh chuong qua, sap den luc roi…

    Reply
  15. Văn Phương Đỗ Văn Phương Đỗ
    21/10/2012 - 2:59 pm

    TQ bành trướng tham lam quá cứ đợi đấy ..

    Reply
  16. Nguyen Van Minh Nguyen Van Minh
    21/10/2012 - 3:09 pm

    nếu TQ bỏ cuộc nhưng Mỹ ko bỏ cuộc ,từ khi TQ gây hấn Mỹ đã xông xáo nhảy vô tập trận . cho thấy rỏ ý đồ . mọi nội tình của TQ đang lăm le nhìn TQ .hoặc chọn Mỹ hoặc cho chìm” xuồng (Tây Tạng).nếu Mỹ thắng ván này thì nội tình sẽ nổ ra “nhiều nơi”

    Reply
  17. Thịnh Nguyễn Huy Thịnh Nguyễn Huy
    22/10/2012 - 12:43 am

    Nếu Trung Quốc nghĩ mình to thì có giỏi sang chiếm lấy Vatican !…
    ” cho kẹo cũng không dám “.
    ” to, nhỏ- không thể hiện được sự đo lường về lòng yêu nước ”
    ” Người Việt luôn sẵn sàng chống trả trước mọi biểu hiện làm tổn hại đến đất nước Việt ” – ” Quên thân mình, cho tổ quốc quyết sinh “

    Reply
  18. Nguyễn Xuân Hạ Long Nguyễn Xuân Hạ Long
    22/10/2012 - 1:51 am

    1 lanh dao mak noi ra ngu ngox nao dung la het thuoc chua

    Reply
  19. Nguyễn Xuân Hạ Long Nguyễn Xuân Hạ Long
    22/10/2012 - 1:52 am

    noi z ngon ma danh nuoc my dj

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa