Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Nga, Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết của LHQ về Syria

Ngày 4-2, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết dự thảo Nghị quyết của LHQ ủng hộ kế hoạch các quốc gia Ả Rập kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức.
Đây là lần thứ hai hai nước này phủ quyết dự thảo Nghị quyết về Syria kể từ tháng 10-2011. Bản dự thảo do Morocco trình HĐBA LHQ nhận được 13 phiếu ủng hộ và hai phiếu phủ quyết.

Lễ tang tập thể ở thành phố Homs (Syria) ngày 4-2-2012 sau khi 230 người thiệt mạng vì súng đạn bị cho là từ phía lực lượng cầm quyền. Đây là hình ảnh do lực lượng đối lập Syria cung cấp do các hãng tin quốc tế không được phép hoạt động ở Syria - Ảnh: AFP

Lễ tang tập thể ở thành phố Homs (Syria) ngày 4-2-2012 sau khi 230 người thiệt mạng vì súng đạn bị cho là từ phía lực lượng cầm quyền. Đây là hình ảnh do lực lượng đối lập Syria cung cấp do các hãng tin quốc tế không được phép hoạt động ở Syria - Ảnh: AFP

Dự thảo khẳng định “hội đồng hoàn toàn ủng hộ kế hoạch của Liên đoàn Ả Rập nhằm chấm dứt các thảm kịch đẫm máu ở Syria, vốn đang đe dọa sự ổn định của khu vực Trung Đông”. Văn kiện mới không công khai kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad  từ chức hoặc đề cập đến một lệnh cấm vận vũ khí hay các biện pháp trừng phạt, song lại “hoàn toàn ủng hộ” kế hoạch của Liên đoàn Ả Rập nhằm tạo thuận lợi cho “quá trình chuyển tiếp dân chủ” tại quốc gia Trung Đông.

Nhưng Nga và Trung Quốc phản đối kế hoạch để ông Assad chuyển giao quyền lực cho phó tổng thống để dọn đường chuyển đổi chế độ sang dân chủ.

Để được thông qua, dự thảo Nghị quyết cần phải nhận được sự ủng hộ của chín thành viên HĐBA LHQ và không bị thành viên nào trong năm nước ủy viên thường trực, gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Pháp, phủ quyết.

Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin trả lời các câu hỏi của phóng viên sau cuộc họp của HĐBA LHQ về Syria ngày 4-2-2012 ở New York (Mỹ)

Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin trả lời các câu hỏi của phóng viên sau cuộc họp của HĐBA LHQ về Syria ngày 4-2-2012 ở New York (Mỹ)

Nga nhận định dự thảo này không phù hợp và chứa đựng thiên kiến khi có ý định muốn thay đổi chế độ ở Syria. Nga là đồng minh của Syria – nước nhập vũ khí quan trọng của Nga. Nga cũng đặt căn cứ hải quân ở Syria.

Trong khi đó, Trung Quốc tỏ ý lấy làm tiếc rằng đề xuất sửa đổi “hợp lý” của Nga trong dự thảo Nghị quyết về Syria đã bị phớt lờ.

Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, ông Lý Bảo Đông, nói: “Việc thúc đẩy tiến hành cuộc bỏ phiếu trong lúc các bên vẫn chia rẽ nghiêm trọng về vấn đề này sẽ không giúp duy trì được sự thống nhất và uy quyền của Hội đồng Bảo an LHQ, cũng như không giúp giải quyết vấn đề này. Trung Quốc ủng hộ các đề xuất sửa đổi mà Nga đưa ra và đã lưu ý rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ đi thăm Syria vào tuần tới. Yêu cầu tiếp tục tham vấn về dự thảo Nghị quyết này của một số thành viên trong Hội đồng Bảo an là hợp lý. Đáng tiếc là những quan ngại hợp lý này đã bị phớt lờ”.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice đã tỏ ra tức giận khi Nga và Trung Quốc tiếp tục phủ quyết. Bà tuyên bố tình cảnh máu chảy ở Syria sẽ do Nga và Trung Quốc chịu trách nhiệm trong tương lai.

Chỉ ít lâu trước khi HĐBA bỏ phiếu, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích “thảm kịch không thể diễn ra bằng lời” ở thành phố Homs của Syria, yêu cầu ông Assad phải từ bỏ chức vụ ngay lập tức, cũng như kêu gọi hành động của LHQ để chấm dứt “sự tàn nhẫn” của ông Assad.

LHQ cho biết đến nay hơn 5.000 dân thường đã bị giết ở Syria.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết Pháp đang tham vấn các nước Ả Rập và châu Âu để tạo ra nhóm liên lạc về Syria nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. “Pháp không bỏ cuộc” – ông Sarkozy nói. Ông cho biết sẽ tạo ra “Nhóm những người bạn của dân Syria” để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế cho kế hoạch của Liên đoàn Ả Rập.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo sẽ bay tới Syria vào ngày 7-2 để gặp ông Assad, dù mục tiêu của chuyến đi chưa được công bố.

HẠNH NGUYÊN (Theo Reuters)

 

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , Tổng thống Syria,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa