Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Mỹ có “công lao lớn nhất” đẩy thương mại vũ khí Trung-Nga tăng

“Chiến lược ngăn chặn Trung Quốc do Mỹ và đồng minh tiến hành là “công lao lớn nhất” để thương mại vũ khí Trung-Nga tăng trở lại”.

Đầu thế kỷ 21, xuất khẩu vũ khí của Nga đối với Trung Quốc từng giảm xuống trong một thời gian, và phương Tây coi đây là tượng trưng cho quan hệ quân sự Trung-Nga chuyển sang lạnh nhạt.

Máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo

Máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo

Nhưng, theo trang mạng Rusnews ngày 17/10, đến nay kim ngạch thương mại vũ khí hàng năm Nga-Trung đạt 2 tỷ USD, khôi phục lại “tuần trăng mật” ban đầu. Đối với Nga, chiến lược ngăn chặn Trung Quốc do Mỹ và đồng minh thực hiện là “công lao lớn nhất” để thương mại vũ khí Trung-Nga tăng trở lại.

Tháng 7/2012, Trung Quốc đã ký hợp đồng đặt mua 55 máy bay trực thăng đa dụng Mi-171E của Nga, giá mỗi chiếc Mi-171 khoảng 10-12 triệu USD, có thể mang theo 26 người, vận chuyển hàng 4.000 kg. Tháng 12/2009, Trung Quốc từng ký hợp đồng mua 32 máy bay trực thăng Mi-171E của Nga. Trong hình là máy bay trực thăng Mi-171 của lực lượng hàng không, Lục quân Trung Quốc

Máy bay trực thăng Mi-171 Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ

Máy bay trực thăng Mi-171 Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ đổ bộ

Bài báo cho rằng, tại hội nghị Ủy ban Các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự đối ngoại, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, 10 tháng trước năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa công nghiệp quân sự của Nga đạt 10,7 tỷ USD, chiếm 80% kế hoạch xuất khẩu của năm 2012.

Ông cho biết, Ấn Độ và Trung Quốc là đối tác truyền thống chủ yếu của Nga trong hợp tác kỹ thuật quân sự, cần tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự với hai nước này.

Đối với việc xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc, quan chức Nga cho biết, hợp tác quân sự Trung-Nga đã quay trở lại “tuần trăng mật”, đạt đỉnh cao trong thập niên 90 của thế kỷ trước.

Động cơ AL-31FN do Nga chế tạo.

Động cơ AL-31FN do Nga chế tạo.

Ngày 17/10, mạng Yandex.ru Nga dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quân sự Nga, ông Vyacheslav Kielcahn cho biết, hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung lạc quan hơn trạng thái như trước đây.

Năm 2011, trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí 13 tỷ USD của Nga, thị trường Trung Quốc chiếm 15%, có nghĩa là giá trị vũ khí và trang bị kỹ thuật do Nga cung ứng cho Trung Quốc gần 2 tỷ USD.

Nga vừa cung cấp trước thời hạn 12 trong số 185 động cơ D-30KP-2 giai đoạn 2012-2015. Trung Quốc sử dụng động cơ D-30KP-2 cho máy bay ném bom chiến lược mới H-6K, mặc dù nói là mua cho máy bay vận tải Il-76. Động cơ D-30 có chiều dài 4.836mm, đường kính 1.460mm và trọng lượng 2.305kg.

Nga vừa cung cấp trước thời hạn 12 trong số 185 động cơ D-30KP-2 giai đoạn 2012-2015. Trung Quốc sử dụng động cơ D-30KP-2 cho máy bay ném bom chiến lược mới H-6K, mặc dù nói là mua cho máy bay vận tải Il-76. Động cơ D-30 có chiều dài 4.836mm, đường kính 1.460mm và trọng lượng 2.305kg.

Năm nay, Trung Quốc đã mua của Nga máy bay trực thăng Mi-171, động cơ AL-31F, chỉ những hạng mục chính này đã đạt 1,3 tỷ USD.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, trang bị công nghệ quân sự do Nga cung cấp đã giúp cho Trung Quốc “đi đường tắt” trong hiện đại hóa quốc phòng, khi đó thương mại vũ khí Nga-Trung cơ bản được tiến hành theo nguyên tắc “cấp cái gì, muốn cái gì”, Trung Quốc mua vũ khí của Nga ổn định ở mức 1,5-2 tỷ USD/năm.

Khi đó, Trung Quốc thường nhập khẩu có hệ thống vũ khí do Nga chế tạo và thông qua tiếp cận, sao chép công nghệ để thúc đẩy tiên bộ công nghiệp quân sự trong nước.

Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí “Moscow Defense Brief” Nga cho rằng, cùng với việc sức mạnh công nghiệp quân sự của Trung Quốc được tăng cường, “Trung Quốc càng mong muốn có được công nghệ chứ không phải thành phẩm, nhưng nếu bán công nghệ quân sự hiện đại cho Trung Quốc, chúng tôi sẽ đóng cửa thị trường hàng hóa quân sự cho Trung Quốc trong tương lai”.

Còn Ruslan Pukhov, Chủ nhiệm Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng: “Từ năm 2005, Trung Quốc đã giảm rõ rệt mua vũ khí của Nga. Bởi vì, Trung Quốc bắt đầu tự sản xuất vũ khí , đồng thời yêu cầu Nga cung cấp công nghệ nhạy cảm, nhưng bị từ chối. Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước từng bị dừng lại”.

Máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35 của Nga

Máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35 của Nga

Đối với phương Tây, sự lạnh nhạt trong thương mại vũ khí Trung-Nga cho thấy quan hệ hai nước bắt đầu không còn thân thiết, đặc biệt là Ấn Độ, nước âm thầm có ý thù địch với Trung Quốc, đã thay thế Trung Quốc, trở thành nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Nga, đồng thời càng cho thấy Nga thực sự có ý định “rời xa Trung Quốc”.

Nhưng sau vài năm cọ xát, thương mại quân sự Trung-Nga bắt đầu tăng trở lại. Pukhov cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga có thể sẽ  lại đạt cấp độ mới. Trong tình hình các thị trường vũ khí truyền thống của Nga như Iraq, Syria bị gây chèn ép, Trung Quốc trở thành quốc gia không thể từ bỏ trong xuất khẩu vũ khí của Nga.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc đồng thời cũng nhận ra, nhập khẩu vũ khí, thiết bị của Nga sẽ không làm suy yếu địa vị nước lớn của họ, ngược lại có tác dụng thúc đẩy rất lớn.

Vũ khí kiểu mới nhập khẩu của Nga có thể giúp Trung Quốc tiến hành tác chiến vượt tầm nhìn để ứng phó với sách lược ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ và đồng minh.

Hệ thống tên lửa S-400 do Nga chế tạo

Hệ thống tên lửa S-400 do Nga chế tạo

Theo bài báo, 3 trong số 4 loại máy bay chiến đấu nội địa quan trọng nhất của Trung Quốc đều lấy động cơ do Nga chế tạo làm “trái tim”, Trung Quốc đang thương thảo với Nga để mua máy bay chiến đấu Su-35, Trung Quốc có lẽ sẽ còn trở thành nhóm khách hàng nước ngoài đầu tiên mua máy bay vận tải phiên bản cải tiến IL-76 của Nga. Ngoài ra, Nga có thể cung cấp cho Trung Quốc các loại vũ khí phòng không, trong đó có hệ thống tên lửa S-400.

Trong tình hình biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục căng thẳng, Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm tới trang bị hải quân của Nga.

Chuyên gia Cashin của Trung tâm Công nghệ và Phân tích Chiến lược Nga cho rằng, hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga tiếp tục chứng minh, Trung Quốc đã mang lại cơ hội mới cho xuất khẩu vũ khí của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cũng không ngại ngần khi đưa ra nhận xét rằng, hợp tác với TQ cũng như đang cầm dao hai lưỡi.

Đông Bình (GDVNDVN)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa