• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội | 25/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu của Liên hợp quốc | 24/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc | 23/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Marilyn Monroe đã bị giết theo đơn đặt hàng của Chính phủ Mỹ?

Do có quan hệ tình ái với cả hai anh em nhà Kennedy – Tổng thống John Kennedy và Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy, từng hy vọng trở thành đệ nhất phu nhân của nước Mỹ, Marilyn Monroe bị FBI theo dõi trong suốt 7 năm. Chính sự biết quá nhiều cùng với tham vọng “triều chính” đã khiến nữ diễn viên này bị loại bỏ trước khi cô có thể tiết lộ những thông tin gây bất lợi.

Marilyn Monroe qua đời ngày 5/8/1962 vì đã nạp vào cơ thể một lượng thuốc ngủ quá liều. Có điều cho tới giờ người ta vẫn chưa thể xác định chính xác liệu đây là một vụ tự sát hay ám sát. Ngay trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất (5/8/2012) của nữ diễn viên nổi tiếng này, Hãng thông tấn The Associated Press đã một lần nữa liên hệ với FBI yêu cầu cung cấp các báo cáo về việc theo dõi Monroe. Yêu cầu này được đưa ra dựa trên cơ sở Đạo luật về tự do thông tin (The Freedom of Information Act) – đạo luật từ năm 1966 xác định loại thông tin nào chính phủ đang nắm giữ cần phải được tiết lộ hoàn toàn hay một phần.

Bức ảnh duy nhất chụp Marilyn Monroe cùng với John (phải) và Robert Kennedy vào ngày 19/5/1962

Bức ảnh duy nhất chụp Marilyn Monroe cùng với John (phải) và Robert Kennedy vào ngày 19/5/1962

Cơ quan mật vụ trong suốt 9 tháng đã không thể đưa ra một câu trả lời thực sự có trách nhiệm nào. Các phóng viên đã buộc phải gửi một loạt các yêu cầu và cả đơn khiếu nại để hy vọng có thể đạt được một chút kết quả nào đó. Kết quả là FBI buộc phải thừa nhận, họ không phải không muốn cung cấp các báo cáo, nhưng đơn giản là họ không thể làm được việc này do… không biết chúng đang ở đâu. Kho lưu trữ của cơ quan mật vụ này không hề phát hiện ra dấu vết của những tài liệu trên.

Thực ra, còn có một địa chỉ khác mà những tài liệu trên có thể được lưu giữ – đó là Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (NARA). Đây là một cơ quan độc lập của chính phủ, thường được tiếp nhận và lưu giữ bản gốc của những tài liệu quốc gia quan trọng nhất. Tuy nhiên, các quan chức tại đây cũng khẳng định, họ không nắm giữ các hồ sơ về Monroe. FBI về phần mình chỉ nói rằng, các tài liệu của họ đã bị lấy đi. Để biết thực chất chuyện gì đã xảy ra, các phóng viên đã phải gửi thêm một đề nghị chính thức khác dựa trên đạo luật tự do thông tin, nhưng vẫn chưa được xem xét.

Trước đây, một bộ sưu tập đầy đủ nhất các tài liệu theo dõi Marilyn Monroe đã được mật vụ Mỹ công bố trên trang web lưu trữ “The Vault” riêng của mình. Đợt công bố này có đưa ra gần 100 trang báo cáo, phần lớn trong số đó đều đã bị cắt bỏ rất nhiều – có nhiều đoạn văn bản, đôi khi cả nhiều trang nguyên đã bị bôi đen. Hãng The Associated Press khi đó đã phải phàn nàn rằng, FBI đã kiểm duyệt số tài liệu trên mà không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Phía mật vụ cũng không thể giải thích mức độ nguy hại của việc công bố những tài liệu chưa kiểm duyệt trên.

FBI bắt đầu theo dõi Monroe vào năm 1955 do lo ngại rằng, ngôi sao nổi tiếng có ảnh hưởng trên sẽ nghiêng về phía những người Cộng sản. Phía mật vụ luôn để mắt theo dõi xem Monroe đã đi tới đâu hay quen biết với những ai. Những báo cáo mang tính kết luận của các điệp viên chủ yếu liên quan tới những tháng cuối cùng trong cuộc đời Monroe.

Chính quyền Mỹ đã có hai đợt điều tra trong những giai đoạn khác nhau về tình hình cái chết của Monroe – đợt đầu được tiến hành ngay sau cái chết của ngôi sao, còn đợt thứ hai do Viện Kiểm sát Los Angeles tổ chức. Chuyên gia pháp y Tomas Noguchi, người trực tiếp giải phẫu thi thể Monroe, đã viết trong hồi ký của mình vào năm 1983 rằng, xét theo tất cả các yếu tố không ai có thể biết được rõ ràng về thực trạng cái chết của nữ diễn viên này. Khả năng này, theo như ông, chỉ có thể có được nhờ các tài liệu lưu trữ của FBI và việc phỏng vấn các bạn bè của cô. Tuy nhiên, đã không có tài liệu nào giá trị thực sự được đưa ra kể từ đó cho đến nay.

Lời thú nhận vừa qua của chính quyền về việc thất lạc hồ sơ đã gây ra những mối hoài nghi thực sự của báo giới. Theo một trong các giả thuyết của phóng viên, các tài liệu trên của FBI có bằng chứng cho thấy, ngôi sao điện ảnh trên đã bị sát hại theo “đơn đặt hàng” của chính quyền. Có quá nhiều tin đồn cho thấy, Monroe có quan hệ tình ái với cả hai anh em nhà Kennedy – Tổng thống John Kennedy và Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy. Monroe có thời gian còn hy vọng rằng, John sẽ bỏ vợ và kết hôn với cô, giúp cho cô trở thành đệ nhất phu nhân của nước Mỹ. “Giấc mơ” của Monroe đã đi ngược lại với quan điểm của Tổng thống về tương lai của chính mình, hậu quả là nữ diễn viên trên bị loại bỏ trước khi cô có thể tiết lộ những thông tin gây bất lợi.

Giả thuyết về mối quan hệ tình ái của Monroe với anh em Tổng thống thật ra chưa bao giờ vượt ra ngoài giới hạn của những tin đồn. Nhà Trắng khi đó đã làm tất cả mọi việc để không ai có thể tìm ra bất cứ bằng chứng nào về chuyện này. Cụ thể, những bức ảnh chụp Kennedy và Monroe đã bị ngăn cấm phổ biến ở mức độ cao nhất, ngay cả nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng cũng bị cấm chụp những bức ảnh kiểu này. Ông này dù sao cũng đã kịp chụp một loạt ảnh trong ngày 19/5/1962, khi Monroe hát bài nhạc nổi tiếng “Happy Birthday Mr. President” của mình để kỷ niệm ngày sinh nhật của Kennedy. Tất cả những bức ảnh này, kể cả phim, sau đó đã bị các điệp viên FBI tịch thu, dù họ đã để sót một tấm ảnh duy nhất khi đó đang nằm trong máy sấy.

Năm 2007 bắt đầu lại xuất hiện những tin đồn về một tài liệu bí mật nào đó của FBI, trong đó nói về “vụ tự sát được đạo diễn” của Monroe. Trong tài liệu dường như nói rằng, chính bác sĩ tâm thần, người bạn diễn viên Peter Lawford, thư ký báo chí và cô hầu gái là những người đã xúi giục khiến Monroe có hành động tự tử. Còn Robert Kennedy đã biết được điều này và thậm chí còn giúp đỡ những tội phạm trên. Những người bạn thân cận nhất của Monroe đã thuyết phục cô ta rằng, một hành động tự sát sẽ có lợi cho hình ảnh của cô và gây thiện cảm với công chúng. Bọn họ hứa hẹn sẽ cấp cứu cho Monroe kịp thời, rửa dạ dày để cô có thể bảo toàn tính mạng, nhưng trên thực tế đã để mặc cho cô chết. Ý tưởng trên gần như chắc chắn xuất phát từ anh em nhà Kennedy, những người rất sợ những thú nhận công khai của Monroe về mối quan hệ tình ái với Tổng thống.

Giả thuyết về vụ tự sát của Monroe còn liên quan tới cuộc sống riêng tư của diễn viên này. Dường như vào cái đêm 5/8 đó, Robert Kennedy đã tới gặp Monroe, thông báo cho cô về việc người anh trai muốn cắt đứt quan hệ, đồng thời không có ý định ly hôn với vợ. Một số người cho rằng, thông tin trên đã khiến cho Monroe suy sụp dẫn tới ý định tự sát. Bản thân Monroe vẫn được đánh giá là có tình trạng tâm lý không ổn định, đã có vài lần định tự sát từ trước đó.

Nhưng bản thân giả thuyết trên vẫn còn có một số điểm yếu do còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Như quá trình kiểm tra dạ dày đã không phát hiện những dấu vết các viên thuốc, đồng nghĩa với việc Monroe đã không uống chúng. Còn nếu tất cả số thuốc trên đã kịp tiêu hóa, cái chết cần phải xảy ra sớm hơn nhiều so với thời điểm chính quyền thông báo chính thức. Nghi ngờ còn nảy sinh khi chính quyền đã không cho phân tích các cơ quan nội tạng của Monroe.

Với một số lượng lớn những nghi vấn như vậy, các tài liệu của FBI hoàn toàn có thể giúp đưa ra ánh sáng về chuyện gì đã xảy ra, hay chí ít cũng bác bỏ một số giả thuyết trước đó. Chắc chắn để tin vào việc mật vụ Mỹ đã đơn giản làm thất lạc số tài liệu trên là chuyện cực kỳ khó, nhưng có điều sẽ chẳng ai chứng minh được chuyện này. Có lẽ bức màn bí ẩn xung quanh cái chết của Marilyn Monroe còn rất lâu mới có thể được vén lên.

Hồng Sơn
(PTT)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa