Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giải trí » Chuyện tình bi thảm của cô “Phượng Hàng Ngang”

Cô Phượng Hàng Ngang tên thật là Vương Thị Phượng, là con gái cưng của thương gia Hoa kiều Vương Toàn Thắng, một nhà buôn bán hàng tơ lụa giàu có ở phố cổ.

Sở dĩ Vương Thị Phượng được gọi là cô Phượng Hàng Ngang, vì hồi đó, gia đình cô sống ở Hàng Ngang. Nhiều người đẹp thời xưa như cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai, cô Bính Hàng Đẫy, cũng có tên gọi theo nơi sinh sống như thế.

Là tiểu thư lá ngọc cành vàng, được thừa hưởng sắc đẹp của mẹ, một mỹ nhân tuyệt sắc may mắn trở thành vợ của thương gia họ Vương, nên từ khi mới sinh ra, cô Phượng đã sở hữu một làn da mềm mại và trắng nõn nà như trứng gà bóc, vóc dáng mềm mại và những nét thanh tú trên gương mặt.

Nhan sắc của cô Phượng Hàng Ngang qua năm tháng càng trở nên lộng lẫy, đặc biệt rực rỡ khi cô ở tuổi thiếu nữ mười tám, đôi mươi.

Như rất nhiều phụ nữ Hà thành xưa, cô Phượng Hàng Ngang có lối phục trang rất nền nã. Cô mặc áo yếm, áo lụa dài, may khéo, để làm tôn thêm vóc dáng nở nang. Nhưng có một điều lạ là, những bộ trang phục đó, khi được khoác lên người cô Phượng, luôn có một vẻ rực rỡ, lộng lẫy lạ kỳ, khiến cho người đàn ông nào đứng trước mặt cô Phượng cũng khó giữ được bình tĩnh.

Đã có không ít ký giả thời đó tìm mọi cách để diện kiến nhan sắc cô Phượng Hàng Ngang và viết bài về vẻ đẹp của cô. Nhiều người còn so sánh cô đẹp đến nỗi “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”.

Nhà văn Vũ Ngọc Phan, trong cuốn hồi ký “Những năm tháng ấy” đã dành những từ ngữ hoa mỹ nhất để mô tả vẻ xuân sắc của người đẹp: “Cô Phượng người tầm thước, có đôi mắt bồ câu long lanh, với cặp mi cong, đôi lông mày xanh và dài, môi đỏ mọng đầy dục vọng, mũi dọc dừa thanh tú và đôi má lúm đồng tiền khi cười.

Cô Phượng Hàng Ngang tên thật là Vương Thị Phượng.

Cô Phượng Hàng Ngang tên thật là Vương Thị Phượng.

Gò má cô hơi cao, ửng hồng, làm cho khuôn mặt của cô có sức quyến rũ, giống như nữ diễn viên điện ảnh Marlen Dietrich lừng danh thời bấy giờ. Nhiều người còn nói cô Phượng Hàng Ngang có sắc đẹp ma mị chết người như thuốc phiện, ai đã vướng vào thì khó lòng dứt ra được”.

Khi cô Phượng ở tuổi trăng tròn, không chỉ những thanh niên ở phố cổ Hà Nội mà cả những người đàn ông trung niên cũng vẫn ngày đêm tơ tưởng đến cô Phượng. Những người này thường kiếm cớ đi qua nhà cô Phượng ở Hàng Ngang mỗi ngày vài lần, chỉ để được ngắm cô mới yên. Tiếng đồn về nhan sắc của cô Phượng Hàng Ngang lan xa khỏi Hà Nội, đến các tỉnh khác, khiến nhiều người tò mò.

Đến nỗi có những người ở ngoại tỉnh còn lặn lội về Hà Nội để được tận mục sở thị nhan sắc cô Phượng. Có người nói, sở dĩ cửa hàng lụa của thương gia Vương Toàn Thắng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào mua bán là bởi, khách vào mua hàng, có không ít người mục đích ngắm cô Phượng là chính.

Thương gia Vương Toàn Thắng  – bố của cô Phượng Hàng Ngang rất cưng chiều cô con gái cưng duy nhất của mình. Nhưng ông cũng rất lo lắng khi thấy con gái mình nhan sắc ngày càng rực rỡ.

Thương gia Vương Toàn Thắng là một người có tư tưởng rất phong kiến. Ông quan niệm rằng, là người Tàu thì phải lấy người Tàu, cùng chung phong tục, nếp sống, thì gia đình mới êm ấm hạnh phúc được.

Thời đó, trạc tuổi với cô Phượng Hàng Ngang có A Đẩu sống ở Hàng Đào, cháu ruột của nhà tư sản chuyên buôn bán lụa Phan Vạn Thành.

Thấy gia đình hai bên môn đặng hộ đối, lại cùng là người gốc Hoa di cư sang Việt Nam, bản thân nhà tư sản Phan Vạn Thành cũng là một người thông minh, tốt bụng, nên thương gia Vương Toàn Thắng đã đồng ý gả cô Phượng cho A Đẩu, đinh ninh con gái mình đã chọn được một chỗ êm ấm, giàu sang để nương tựa tấm thân. Đám cưới cô Phượng Hàng Ngang thời đó là một trong những đám cưới to nhất nhì Hà Nội.

Tuy hai nhà ở hai phố gần nhau, nhưng cả một đoàn nam thanh nữ tú bưng lễ vật, đi trên hàng chục chiếc xe kéo sang trọng, đến rước cô dâu về nhà chồng. Thương gia Vương Toàn Thắng cũng dành cho con gái một khoản lớn những vàng bạc, châu báu làm của hồi môn.

Khi cô Phượng Hàng Ngang sinh con trai đầu lòng, cô càng được bố mẹ chồng cưng chiều. Lúc nào nhớ bố mẹ đẻ, cô chỉ việc nói với mẹ chồng một câu, là có thể được phép về nhà thăm bố mẹ ở ngay con phố bên cạnh. Đó là điều mà nhiều cô gái sống cảnh làm dâu thời đó khao khát mà không được.

A Đẩu, chồng cô Phượng vốn là một công tử nhà giàu, đẹp trai, nhưng chỉ được cái tốt mã, còn bên trong thì trống rỗng. A Đẩu cũng là một người cục mịch, sỗ sàng và vũ phu. Khi có chuyện gì bực dọc, anh ta sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ.

Với A Đẩu, việc lấy cô Phượng chỉ như một “chiến tích” để hắn khoe với bạn bè. Hắn coi cô Phượng như một chiến lợi phẩm, một thứ đồ trang trí đắt tiền, xinh xắn cho sự giàu sang của hắn. Không chỉ thế, A Đẩu còn là một người cờ bạc, rượu chè và mê gái.

Giữa lúc đang bàng hoàng vì hôn nhân không hạnh phúc, cô Phượng Hàng Ngang đã gặp gỡ nhà báo Hoàng Tích Chu – người đàn ông tài hoa đất Kinh Bắc. Hoàng Tích Chu là con trai của một quan tri huyện ở Bắc Ninh, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, hào hoa.

Lớn lên, Hoàng Tích Chu lên Hà Nội học nghề báo, xin vào làm việc ở các tòa báo ở Hà Nội. Ở đây, Hoàng Tích Chu thường được nghe các ký giả nói về nhan sắc “danh bất hư truyền” của cô Phượng nên đã một đôi lần tìm đến cửa hàng lụa của gia đình chồng cô Phượng để mục sở thị.

Bấy giờ cô Phượng đã có con, “gái một con trông mòn con mắt” nên ngay khi gặp gỡ, nhà báo Hoàng Tích Chu đã ngẩn ngơ.

Bản thân cô Phượng Hàng Ngang cũng rung động mạnh trước người thanh niên đẹp trai, nho nhã, cử chỉ lịch thiệp, ăn nói duyên dáng, hóm hỉnh, lại rất hiểu biết này – đó là những điều mà chồng cô Phượng – A Đẩu không có được.

Quãng thời gian sau đó, cô Phượng Hàng Ngang thường tìm cách gặp gỡ Hoàng Tích Chu, cùng nhà báo Hoàng Tích Chu đàm đạo truyện văn thơ, thế sự.

Lúc mới lấy chồng, cô Phượng đã nghĩ coi như số phận của mình đã an bài, nhưng khi gặp Hoàng Tích Chu, cô nhận ra rằng đây mới là một nửa đích thực của mình.  Cô đã quyết định bỏ chồng đi theo tiếng gọi của tình yêu.

Năm 1927, cô Phượng Hàng Ngang lặng lẽ bỏ theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn, chỉ để lại một lá thư từ biệt đầy nước mắt cho gia đình. Cả Hà Nội chấn động khi nghe tin cô Phượng “bỏ chồng theo trai”. Nhà báo Hoàng Tích Chu không phải một người giàu có.

Đi theo Hoàng Tích Chu, nghĩa là cô Phượng đã chấp nhận từ bỏ một cuộc sống nhung lụa để được sống trọn vẹn với tình yêu của mình. Nhưng sự đời không như ý cô Phượng muốn. Nhà báo Hoàng Tích Chu vốn có mơ ước được sang Pháp học nghề báo.

Khi vào Sài Gòn, tìm được cơ hội đi Pháp, Hoàng Tích Chu đã quyết định sang Pháp theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng ông không thể đưa cô Phượng theo được.

Hoàng Tích Chu đành bảo cô Phượng về Bắc Ninh tìm gia đình mình, với bức thư thống thiết do chính tay mình viết, xin cha nhận cô Phượng là con dâu trong nhà. Cả hai đã chia tay nhau trong nước mắt.

(BNDT)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Chuyễn tình thiếu nữ, Phượng Hàng Ngang, thiếu nữ, Vương Thị Phượng
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa