Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Không gian mạng » Chiến tranh Iraq là khởi nguồn cho các cuộc chiến tranh mạng

Thời báo Học tập có bài viết về vấn đề chiến tranh mạng, một đề tài nóng đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Theo đó, ngày 20/03/2013 vừa qua là ngày kỷ niệm 10 năm cuộc chiến tranh Mỹ tại Iraq.

Trong những ngày này, dư luận phương Tây có rất nhiều phản ứng cho rằng Mỹ đã sai lầm trong chiến lược, quyết sách và cả những sai sót trong cộng đồng tình báo Mỹ.

Một số thậm chí còn cho rằng Mỹ đã phải trả giá đắt về suy thoái kinh tế và uy tín của quốc gia, không chỉ không giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh khủng bố mà còn “đánh mất một thập niên quan trọng”, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển nhanh chóng.

Tất nhiên, cuộc chiến tranh này cũng mang lại lợi ích nhất định cho Mỹ, người ta cho rằng Mỹ đã tiêu diệt được đối thủ, làm sụp đổ phong trào “chiến tranh chống Mỹ” (反美阵线), củng cố địa vị thống trị và tăng cường khống chế tài nguyên dầu mỏ tại khu vực Trung Đông này.

Nhưng quan trọng nhất chính là thành công trong cuộc chiến tranh mạng, một hình thức chiến tranh kiểu mới mà Mỹ áp dụng đánh vào Iraq, nâng cao kỹ chiến thuật trong năng lực chiến đấu mới của quân đội Mỹ thế kỷ 21. Nhìn lại 10 năm trước đây, cuộc chiến tranh mạng mà Mỹ nhằm vào Iraq, mặc dù không hề có khói lửa nhưng những thăng trầm của nó đã để lại nhiều lợi ích đánh dấu cho sự thành công của quân đội Mỹ.

Mỹ dựa vào Chỉ thị của Tổng thống để khai mào cho hình thức chiến tranh mới: chiến tranh mạng.

Trước khi chiến tranh Iraq nổ ra, tháng 07/2002 Tổng thống Mỹ đương nhiệm là George W. Bush đã ký “Chỉ thị số 16 về an ninh quốc gia” (国家安全第16号总统令). Chỉ thị này không chỉ yêu cầu các cơ quan bộ ngành xây dựng chiến lược tấn công mạng mà còn đề ra các nguyên tắc mang tính chỉ đạo về triển khai cuộc tấn công mạng nhằm vào các quốc gia thù địch, tiêu biểu là Iraq. Sau đó, tại Nhà Trắng vào đầu năm 2003, Mỹ triệu tập các chuyên gia trong buổi tham khảo ý kiến tại viện Công nghệ Massachusetts thành lập hội nghiên cứu chiến tranh mạng, thảo luận xây dựng một học thuyết tác chiến tấn công mạng. Tướng David Brian chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng tác chiến này, căn cứ theo Chỉ thị của Tổng thống Bush và kế hoạch của Bộ ngoại giao sẽ phối hợp với nhau tấn công mạng để lật đổ Saddam.

Chiến tranh mạng xảy ra tại Iraq trước khi các cuộc tấn công bắt đầu.

Ngày 20/03/2003, liên minh Mỹ-Anh thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn báo hiệu cho sự khởi đầu của chiến tranh Iraq. Nhưng sự thật là trước đó vài ngày, ngày 14/03/2003 Iraq đã thật sự bị tấn công trên không gian mạng. Do công nghệ lạc hậu và không có biện pháp phòng chống, toàn bộ máy tính của các cơ quan chính phủ và quân đội Iraq đã bị quân đội Mỹ tấn công làm tê liệt, hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc bị rối loạn. Nhờ đó, quân đội Mỹ giành được thế chủ động, chuẩn bị phát động chiến tranh. Hiệu quả của cuộc tấn công mạng này đánh dấu một hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới trong bối cảnh thông tin hóa toàn cầu.

Email trở thành vũ khí bí mật tiêu diệt Saddam Hussein.

Ít ai nghĩ rằng, vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến Iraq lại chính là email. Thông qua một số kỹ thuật tấn công, Mỹ đã sử dụng email để bêu xấu gia đình Saddam và gửi “thư đầu hàng” (劝降信) giả mạo đến các quan chức chính phủ, chỉ huy quân sự Iraq và đông đảo quần chúng nhân dân. Điều này đã gây nên một cuộc hoảng loạn trong hệ thống quân sự và quan chức cấp cao Iraq, cũng như dẫn đến sự nghi ngờ của công chúng về gia đình của Saddam, làm suy yếu ý chí chiến đấu của họ và dao động quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Iraq. Andrew Luke, một chuyên gia quân sự kiêm cựu chiến lược gia của Lầu Năm Góc nhận định rằng, chiến tranh mạng có một vai trò lớn dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Saddam Hussein, làm tan rã lực lượng quân đội Iraq, thậm chí còn ghê gớm hơn cả các cuộc tấn công quy mô lớn.

Chiến tranh mạng mở đầu cho một mô hình mới về an ninh mạng.

Hiện nay, chiến tranh mạng trở thành một hình thức chiến tranh phổ biến của các nước, nó cũng phản ánh một sự thật rằng, đối với một nước có công nghệ phát triển cũng đồng thời phải đối mặt với không ít thách thức lớn trong vấn đề an ninh mạng. Với sự phổ biến và phát triển ngày càng tăng của Internet, điểm yếu về an ninh mạng của Trung Quốc cũng ngày càng bộc lộ rõ. Trước mắt, không chỉ là các tác nhân nhà nước mà ngay cả các tác nhân phi chính phủ, thậm chí là cá nhân đều có thể trở thành nhân tố gây nguy hiểm cho an ninh mạng. Cuộc tấn công mạng của Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq là tiền đề cho cuộc đối trên không mạng giữa các nước trong tương lai. Vì vậy, Trung Quốc phải chú trọng phát triển các chiến lược mới để đối phó với các thách thức an ninh không gian mạng, đồng thời phải thay đổi quan niệm truyền thống về vấn đề bảo vệ không gian mạng. An ninh mạng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia, do đó cần thành lập một lực lượng chuyên nghiệp trong các cơ quan có thẩm quyền, thiết lập một cơ chế bảo mật toàn diện, và chủ động trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền không gian mạng.

trandaiquang.net lược dịch (Nguồn: XinhuaNet)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa