Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 7) – Phần 7: Những phát hiện về mối liên hệ giữa Huawei và ZTE với Chính phủ Trung Quốc

NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE

Mục lục
[ẩn]

Phần 7: Những phát hiện về mối liên hệ giữa Huawei và ZTE với Chính phủ Trung Quốc

Các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc mở đường cho Chính phủ Trung Quốc làm xáo trộn Mỹ thông qua chuỗi cung ứng thiết bị viễn thông. Điều này cho thấy, không dễ dàng biết được mức độ ảnh hưởng và kiểm soát các tổ chức kinh tế của nhà nước tại Trung Quốc. Theo các nhà phân tích Trung Quốc giải thích, mức độ kiểm soát và ảnh hưởng của nhà nước tới các doanh nghiệp khu vực tư nhân tại Trung Quốc không được tiết lộ. Chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng trong ban lãnh đạo doanh nghiệp và việc quản lý các công ty tư nhân một cách chính thức thông qua việc lựa chọn nhân sự hoặc theo những cách thức khôn khéo hơn. Như phúc trình của ZTE gửi đến Ủy ban đã khẳng định, “Chính phủ Trung Quốc có tầm ảnh hưởng bao trùm.”

Do đó, Ủy ban đã chú trọng xem xét vào mối liên hệ giữa Huawei và ZTE với Chính phủ Trung Quốc, bao gồm những khoản hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc hay các ngân hàng nhà nước, mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, những việc đã thực hiện phục vụ cho quân đội và tình báo Trung Quốc. Ủy ban cũng xem xét việc tuân thủ pháp luật Mỹ của hai doanh nghiệp như vấn đề bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ để xem liệu đây có phải là những đối tác tin cậy. Ủy ban không đánh giá tất cả những lỗ hổng trong từng sản phẩm của ZTE và Huawei. Đương nhiên, Ủy ban rất quan tâm đến các cáo buộc về những “cửa hậu” hoặc thành phần bất thường trong các sản phẩm của doanh nghiệp, như đã báo cáo trước và trong quá trình điều tra. Tuy nhiên các chuyên gia của Ủy ban cũng không thể tự mình xem xét, đánh giá hết từng thành phần cụ thể của các thiết bị.

Cuộc điều tra đã giải đáp các câu hỏi trọng tâm về hai doanh nghiệp, bao gồm:

- Lịch sử và cơ cấu quản lý của doanh nghiệp, khởi đầu có mối liên hệ nào tới chính phủ, quân đội hay Đảng Cộng sản Trung Quốc?

- Chính phủ cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc có ảnh hưởng hay kiểm soát tới mức nào đối với các quyết định, hoạt động và chiến lược của Huawei và ZTE?

- Có phải Huawei và ZTE được coi như “doanh nghiệp độc tôn” (“national champion”) của Chính phủ, được trao những đặc quyền hay lợi thế đặc biệt, ưu đãi tài chính bởi Chính phủ Trung Quốc?

- Hai doanh nghiệp này hiện diện ở thị trường Mỹ dưới hình thức nào và công ty mẹ tại Thẩm Quyến ảnh hưởng ra sao tới hoạt động tại Mỹ?

- Hai doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật, bao gồm cả vấn đề bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ và các lệnh cấm vận quốc tế (như trường hợp tại Iran)?

Các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc mở đường cho Chính phủ Trung Quốc làm xáo trộn Mỹ thông qua chuỗi cung ứng thiết bị viễn thông.

Các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc mở đường cho Chính phủ Trung Quốc làm xáo trộn Mỹ thông qua chuỗi cung ứng thiết bị viễn thông.

Ủy ban nhận thấy những giải trình của hai doanh nghiệp là chưa rõ ràng và đầy đủ. Mặc dù đã nhiều lần yêu cầu nhưng các doanh nghiệp chỉ cung cấp rất ít các tài liệu nội bộ liên quan tới những vấn đề cần giải trình. Những tài liệu được cung cấp thường khó chứng thực hoặc thẩm định bởi tài liệu không tuân theo tiêu chuẩn của Ủy ban và yêu cầu của cuộc điều tra. Hơn nữa, việc Chính phủ Trung Quốc kiểm soát những thông tin này vẫn là một trở ngại không nhỏ cho quá trình điều tra. Một doanh nghiệp đã khẳng định cả bằng lời nói và văn bản là không thể cung cấp những tài liệu nội bộ nếu như chưa được sự chấp thuận của Chính phủ Trung Quốc. Việc các công ty Trung Quốc vẫn tin rằng tài liệu nội bộ của họ là “bí mật quốc gia” càng làm gia tăng quan ngại về việc Chính phủ Trung Quốc kiểm soát những doanh nghiệp và hoạt động của họ.

Ủy ban tỏ ra thất vọng khi Huawei và ZTE không trả lời đầy đủ và cung cấp tài liệu theo yêu cầu, mặc dù chính Huawei đã yêu cầu một cuộc điều tra kỹ lưỡng và toàn diện. Ủy ban không thể chỉ dựa vào những lời khẳng định của các quan chức doanh nghiệp rằng thiết bị của họ không phải là mối đe doạ cho những cơ sở hạ tầng xung yếu, và họ không chịu áp lực từ Chính phủ Trung Quốc để hoạt động trái với lợi ích của Mỹ. Những phát hiện dưới đây tóm tắt những gì Ủy ban thu được từ các thông tin có sẵn và được cung cấp theo yêu cầu.

Ủy ban đã chú trọng xem xét vào mối liên hệ giữa Huawei và ZTE với Chính phủ Trung Quốc

Ủy ban đã chú trọng xem xét vào mối liên hệ giữa Huawei và ZTE với Chính phủ Trung Quốc

Ủy ban phát hiện Huawei đã không hoàn toàn hợp tác trong quá trình điều tra và không muốn giải trình về mối quan hệ với Chính phủ cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi có bằng chứng tin cậy là đã không tuân thủ luật pháp Mỹ.

Trong suốt cuộc điều tra, Huawei đã tỏ ra là một doanh nghiệp hoạt động minh bạch. Huawei luôn từ chối trả lời bằng văn bản hoặc cung cấp những tài liệu cho những câu hỏi trọng tâm của cuộc điều tra. Cụ thể là Huawei không mô tả đầy đủ về lịch sử, cấu trúc và cơ chế quản lý của Huawei và các công ty con theo yêu cầu của Ủy ban. Ủy ban không nhận được thông tin gì về vai trò của Đảng ủy trong doanh nghiệp hay chi tiết về cách thức Huawei tương tác chính thức với Chính phủ Trung Quốc. Huawei từ chối cung cấp những chi tiết về hoạt động kinh doanh tại Mỹ, che dấu các giao dịch với quân đội và tình báo Trung Quốc, và không trả lời rõ ràng về quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Huawei cũng không cung cấp bất kỳ tài liệu nội bộ nào theo văn bản yêu cầu của Ủy ban, do vậy Ủy ban không thể đánh giá đầy đủ các lời giải trình của doanh nghiệp về những cáo buộc.

Ngoài các cuộc thảo luận với các quan chức của Huawei, Ủy ban đã phỏng vấn một số nhân viên và cựu nhân viên của Huawei tại Mỹ, những người này cho biết Huawei hầu như được điều hành hoàn toàn bởi công ty mẹ từ Trung Quốc, trái với lời tuyên bố của Huawei rằng hoạt động tại Mỹ là độc lập với công ty mẹ. Lời khai và bằng chứng của những cá nhân đã và đang làm việc cho Huawei tại Mỹ hoặc đã từng hợp tác với Huawei làm sáng tỏ những cáo buộc nghiêm trọng về những biểu hiện bất hợp pháp cần điều tra thêm. Ủy ban sẽ chuyển những vấn đề này cho các Cơ quan Hành pháp để tiếp tục điều tra.

Những cáo buộc này không phải trọng tâm của cuộc điều tra nhưng đã được phát hiện trong quá trình điều tra. Ủy ban tin rằng họ phát hiện ra dấu hiệu về hành vi phi đạo đức và bất hợp pháp của quan chức Huawei, những cáo buộc cho rằng chính họ tạo ra những nghi ngờ nghiêm trọng về việc liệu Huawei có đáng tin cậy để hoạt động tại Mỹ, tuân theo luật pháp Mỹ và các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa