Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 7) – Phần 23: Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì Đảng ủy trong doanh nghiệp ZTE

NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE

Mục lục
[ẩn]

Phần 23: Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì Đảng ủy trong doanh nghiệp ZTE

ZTE duy trì Đảng ủy trong doanh nghiệp nhưng không giải thích rõ chức năng của Đảng ủy, cách thức lựa chọn thành viên và mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tương tự như Huawei, mối liên hệ của ZTE với Đảng Cộng sản Trung Quốc là mối quan ngại sâu sắc của Ủy ban. Mối liên hệ này cho phép Đảng chi phối các quyết định và hoạt động thâm nhập vào các cơ sở hạ tầng xung yếu tại Mỹ của doanh nghiệp. Như đã đề cập trước đây, nền kinh tế tư bản nhà nước Trung Quốc hiện đại bị ảnh hưởng sâu rộng nếu không muốn nói là bị kiểm soát bởi Đảng, thông qua các Đảng ủy tại doanh nghiệp.

Trong cuộc phỏng vấn với các quan chức ZTE, ZTE từ chối trả lời việc các lãnh đạo có phải là Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc hay không. Lúc đầu, ZTE né tránh đề cập tới sự hiện diện của Đảng ủy trong ZTE, đại diện doanh nghiệp cũng không trả lời được liệu có lãnh đạo nào là Đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó ZTE thừa nhận có sự tồn tại của Đảng ủy trong nội bộ doanh nghiệp và cho biết đó là yêu cầu bắt buộc của luật pháp Trung Quốc. Khi được Ủy ban chất vấn, ZTE một lần nữa từ chối cung cấp thông tin về danh tính và nhiệm vụ của các thành viên trong Đảng ủy. Tại phiên điều trần ngày 13/09/2012, ông Zhu hứa rằng ZTE sẽ cung cấp danh tính các thành viên này.

Trả lời chất vấn tại phiên điều trần ngày 13/09/2012, ZTE đã cung cấp cho Ủy ban danh sách 19 thành viên trong Đảng ủy của doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị của ZTE, còn lại là những cổ đông chủ chốt. ZTE đã đề nghị Ủy ban không công bố danh tính của các cá nhân này. ZTE nói giảm những ảnh hưởng của các cá nhân này với doanh nghiệp. ZTE đề nghị Ủy ban không công bố danh tính các cá nhân vì sợ rằng doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể phải đối mặt với án kỷ luật của Chính phủ hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ủy ban đã quyết định không công khai danh tính các thành viên trong bản báo cáo này, nhưng lo ngại của doanh nghiệp càng nhấn mạnh lý do Ủy ban quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Trung Quốc phần đứng sau doanh nghiệp. Rõ ràng rằng Trung Quốc tìm cách duy trì mối quan hệ sâu và bí mật với các đơn vị kinh tế tại Trung Quốc. Ủy ban đặc biệt quan tâm tới quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc trong hoạt động của ZTE và tính minh bạch khi doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng xung yếu của Mỹ.

Trả lời chất vấn tại phiên điều trần ngày 13/09/2012, ZTE đã cung cấp cho Ủy ban danh sách 19 thành viên trong Đảng ủy của doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị của ZTE, còn lại là những cổ đông chủ chốt

Trả lời chất vấn tại phiên điều trần ngày 13/09/2012, ZTE đã cung cấp cho Ủy ban danh sách 19 thành viên trong Đảng ủy của doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị của ZTE, còn lại là những cổ đông chủ chốt

ZTE cũng không giải thích đầy đủ chức năng của Đảng ủy. Thay vào đó, ZTE giải thích đơn giản rằng Đảng ủy được kiểm soát bởi ban lãnh đạo doanh nghiệp. Điều này mâu thuẫn với tuyên bố của ZTE rằng các lãnh đạo thực chất là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và có có quyền hạn nhất định. Trong phạm vi các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước các cổ đông và nhà nước thông Đảng Cộng sản, điều này phát sinh mâu thuẫn giữa quyền lợi và nghĩa vụ, và lời giải thích càng khẳng định việc Đảng có ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những cá nhân này.

Trong bản khai của giám đốc Timothy Steinert, ông cố gắng xoa dịu những lo ngại về ảnh hưởng của chính phủ hoặc Đảng:

Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của tôi, không có lãnh đạo nào của ZTE từng cân nhắc phục vụ cho Chính phủ Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân hay Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuyên bố này không giải tỏa được mối quan ngại của Ủy ban. Thứ nhất, một loạt các quyết định điều hành và chiến lược được đưa ra hàng ngày tại doanh nghiệp nhưng không được Hội đồng quản trị xem xét và quyết định. Bản khai của Steinert không nói gì về vai trò của của Đảng ủy trong việc ra quyết định của Hội đồng, hoặc ra quyết định mà không thông qua Hội đồng quản trị. Thứ hai, thông qua Đảng ủy tại ZTE, Đảng không trực tiếp lộ diện trong các văn bản quyết định được xem xét bởi Hội đồng quản trị. Do có ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên không thể biết được liệu các phiếu bầu của Hội đồng quản trị có chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc hay không. Khi cân nhắc hoạt động hoặc biểu quyết cho các biện pháp của ZTE, các thành viên này của Hội đồng quản trị cần độc lập với Đảng hoặc không theo đuổi những lợi ích của nhà nước. Với những lý do trên, lời khai của ông Steinert “xác nhận các quyết định kinh doanh của ZTE không bị ảnh hưởng bởi chính phủ hoặc Đảng” không thuyết phục được Ủy ban.

Một thành viên của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nói chuyện với các nhân viên của công ty ZTE

Một thành viên của Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nói chuyện với các nhân viên của công ty ZTE

ZTE gần đây cho rằng Đảng ủy “chỉ mang tính hình thức và chức năng xã hội”. Trong sáu tháng, Ủy ban đã hỏi ZTE về vai trò của Đảng ủy, nhưng ZTE không có bất kỳ phản hồi nào cho đến thời điểm cuối cùng. Thiếu những thông tin chi tiết và cụ thể về vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của Đảng ủy trong các hoạt động của doanh nghiệp, Ủy ban không thể bớt lo ngại về việc tồn tại bộ máy Đảng ủy nội bộ bên trong doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng xung yếu của Mỹ.

nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa