Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 7) – Phần 22: Ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc đối với các hoạt động của ZTE

NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE

Mục lục
[ẩn]

Phần 22Ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc đối với các hoạt động của ZTE

ZTE không xoa dịu mối quan tâm của Ủy ban về vấn đề kiểm soát của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong quyết định kinh doanh và các hoạt động của ZTE

Cũng như với Huawei, Ủy ban lo ngại ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc đối với các hoạt động của ZTE. Những ảnh hưởng như thế có thể cung cấp phương tiện giúp Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng trong việc khai thác các cơ sở hạ tầng viễn thông có chứa thiết bị của ZTE cho các mục đích của mình. Để đánh giá mối quan hệ với chính phủ TQ, Ủy ban tập trung tìm hiểu lịch sử, cơ cấu và các hoạt động quản lý của công ty. Rất nhiều nhà bình luận lưu ý, ZTE thành lập thông qua nguồn vốn đầu tư đáng kể và sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, do đó Ủy ban đã tìm cách đi sâu tìm hiểu các hoạt động và cơ cấu hiện tại với hi vọng hiểu rõ mối quan hệ duy trì giữa nhà nước Trung Quốc và ZTE.

ZTE mô tả họ là một nhà cung cấp thiết bị viễn thông và giải pháp mạng trên 140 quốc gia toàn cầu. Được thành lập năm 1985, ZTE khẳng định doanh thu năm 2011 dẫn đầu ngành công nghiệp với mức tăng trưởng lên đến 24%, tương đương 13,7 tỷ USD; doanh thu ở nước ngoài tăng 30% tương đương 7,42 tỷ USD trong cùng kỳ, chiếm 54,2% tổng doanh thu các hoạt động. Các hệ thống và thiết bị của ZTE được sử dụng bởi các nhà khai thác hàng đầu tại các thị trường trên toàn thế giới. Quan trọng hơn, ZTE nhấn mạnh trong Báo cáo Thường niên 2011 rằng, kế hoạch quốc gia 05 năm lần thứ 12 của Trung Quốc đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên những thành công gần đây của ZTE.

Trong suốt các cuộc phỏng vấn với quan chức ZTE hồi tháng 04 và 05/2012, các quan chức ZTE nhấn mạnh rằng, ZTE là một công ty đại chúng, đã được niêm yết trên sàn giao giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến vào năm 1997 và sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong vào 2004. ZTE cho rằng, công ty không bắt đầu với sự hỗ trợ của Chính phủ hay với các công nghệ chuyển giao và hỗ trợ tài chính. Thay vào đó, Chính phủ Trung Quốc đã trở thành một cổ đông trong quá trình chào bán sản phẩm ra công chúng hồi năm 1997. ZTE cũng khẳng định, các cổ đông doanh nghiệp nhà nước không hề có ảnh hưởng đến định hướng của công ty. Quan chức ZTE thường trả lời trái ngược với các quan chức Huawei, mặc dù không đề cập trực tiếp đến tên Huawei. Đặc biệt, các quan chức cho rằng, Huawei là đối thủ cạnh tranh chính của ZTE, nhưng thường khẳng định ZTE minh bạch hơn bởi vì ZTE là một công ty giao dịch công khai.

ZTE mô tả họ là một nhà cung cấp thiết bị viễn thông và giải pháp mạng trên 140 quốc gia toàn cầu.

ZTE mô tả họ là một nhà cung cấp thiết bị viễn thông và giải pháp mạng trên 140 quốc gia toàn cầu.

Những quan chức này thường dựa vào bảng liệt kê công khai để tuyên bố rằng, tài chính của ZTE là minh bạch và thực hiện đúng theo cả quy định tiết lộ thông tin tài chính của Hồng Kong và Trung Quốc. Các quan chức đơn giản dựa trên việc ZTE đã phát hành báo cáo hàng năm, trong đó nêu chi tiết các thông tin được yêu cầu, như số lượng và thời hạn các khoản vay của Chính phủ, các khoản hỗ trợ tài chính và tín dụng. Tuy nhiên, công ty từ chối khẳng định sẵn sàng báo cáo minh bạch theo tiêu chuẩn thị trường chứng khoán phương Tây như Sàn Giao dịch Chứng khoán New York. Giống như với Huawei, khi Ủy ban đi sâu tìm kiếm các câu trả lời chi tiết của ZTE về mối quan hệ với các cơ quan Chính phủ, ZTE từ chối trả lời.

Như thừa nhận của công ty trong bản đệ trình cho Ủy ban, lịch sử và cơ cấu của ZTE là một công ty có mối quan hệ chặt chẽ trong quá khứ và hiện tại với Chính phủ Trung Quốc và các viện nghiên cứu quân sự trọng điểm. Phản ứng trước các câu hỏi của Ủy ban, các quan chức ZTE đầu tiên từ chối và dường như có mâu thuẫn với báo cáo công khai của mình, trong đó nói rằng ZTE được thành lập ban đầu bởi một cơ quan Chính phủ – Bộ Công nghiệp Vũ trụ. Thực tế, tài liệu đưa ra trong suốt cuộc họp tại Thẩm Quyến được nhấn mạnh sự hợp tác đầu tiên của ZTE với Nhà máy số 691 được điều hành với Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước khác. ZTE từ chối cho phép Ủy ban sao chép lại các tài liệu trình chiếu trong suốt cuộc họp này.

Ông Hou Weigui thành lập ZTE vào năm 1985

Ông Hou Weigui thành lập ZTE vào năm 1985

Thay vào đó, các quan chức ZTE cho rằng, ông Hou Weigui thành lập ZTE vào năm 1985 với 05 kỹ sư tiên phong. Mặc dù họ đã từng làm việc cho nhà nước, nhưng các quan chức nhấn mạnh sự hình thành của ZTE không bắt nguồn từ bất cứ mối quan hệ nào với Chính phủ. Tài liệu bằng văn bản đệ trình cho Ủy ban của ZTE lại thừa nhận rằng, công ty có mối liên hệ ban đầu với Nhà máy số 691- đơn vị được thành lập bởi Chính phủ Trung Quốc. Theo như miêu tả của ZTE, Nhà máy số 691 bây giờ được gọi là Công ty Vi Điện tử Tây An và là công ty con của Viện nghiên cứu Công nghệ Điện tử Trung Quốc thuộc nhà nước. Trong tài liệu đệ trình này, ZTE thừa nhận Công ty Vi Điện tử Tây An sở hữu 34% cổ phiếu của Zhongxingxin- một cổ đông của ZTE. Sự phát triển của ZTE từ các tổ chức nghiên cứu có kết nối với Chính phủ và quân đội Trung Quốc đã làm nổi bật lên bản chất khu vực công nghệ thông tin tại Trung Quốc. Trên thực tế, theo như bản đệ trình đúng của ZTE về lịch sử và quyền sở hữu, việc phát triển của ZTE gây nghi ngờ cho các nhà phân tích thị trường CNTT tại Trung Quốc và mô tả nó như một đơn vị phục vụ cho nhu cầu của cả quân đội và thị trường thương mại.
Năm 1997, ZTE lần đầu tiên được niêm yết công khai trên các sàn giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến. Giám đốc điều hành ZTE tuyên bố rằng, thời điểm này các doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu đầu tư vào ZTE.

Công ty Vi Điện tử Tây An không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ Trung Quốc mà còn bị cáo buộc tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ nhạy cảm cho Chính phủ và Quân đội Trung Quốc

Công ty Vi Điện tử Tây An không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ Trung Quốc mà còn bị cáo buộc tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ nhạy cảm cho Chính phủ và Quân đội Trung Quốc

Hiện nay, 30% cổ phần của ZTE thuộc quyền sở hữu của nhóm Zhongxinxin và 70% còn lại thuộc về các cổ đông công chúng. Ủy ban đặc biệt quan tâm, 30% cổ phần sở hữu bởi Zhongxinxin có chiếm quyền kiểm soát hay cung cấp cho các doanh nghiệp nhà nước cơ hội nhằm gây ảnh hưởng với công ty hay không. Câu hỏi này thực sự là mối quan tâm đặc biệt, bởi vì có hai doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm 51% cổ phần của Zhongxingxin. Giám đốc điều hành ZTE nhấn mạnh, quyền sở hữu công cộng của ZTE đang ngày càng gia tăng do Zhongxingxin bán các cổ phần của mình (ví dụ, năm 2004 Zhongxingxin chiếm 44% cổ phần của ZTE, và hiện tại chỉ chiếm 30%). Trong bản đệ trình lên Ủy ban hồi ngày 03/07, ZTE nhấn mạnh, “rất ít cá nhân hiểu biết tại Trung Quốc coi ZTE là một đơn vị thuộc nhà nước hay một công ty dưới sự kiểm soát của Chính phủ”. Tuy nhiên, Ủy ban đặc biệt quan tâm, làm thế nào ZTE có thể duy trì trách nhiệm với các cổ đông của mình và không bị ảnh hưởng hay kiểm soát bởi cổ đông lớn nhất của mình trong việc đưa ra cơ cấu sở hữu.

Trong văn bản đệ trình lên Ủy ban, ZTE thừa nhận 30% cổ phần là mức tài sản luật pháp Trung Quốc và Hong Kong coi người nắm giữ là một “cổ đông chi phối”. ZTE nhấn mạnh, nhiệm vụ ủy thác của công ty cho một số cổ đông có nghĩa là cổ đông chi phối trên thực tế không nắm giữ quyền kiểm soát nhiều đối với công ty. ZTE không giải thích chi tiết về việc làm thế nào 05 trong số các thành viên trong Hội đồng quản trị được lựa chọn bởi các doanh nghiệp nhà nước và một số người là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và là ủy viên Đảng ủy Tập đoàn ZTE sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các quyết định của công ty.

Zhongxingxin – cổ đông lớn nhất của ZTE có cổ phần sở hữu bởi hai doanh nghiệp nhà nước: Công ty Vi Điện tử Tây An và công ty Aerospace Guangyu, cả hai doanh nghiệp này không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ Trung Quốc mà còn bị cáo buộc tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ nhạy cảm cho Chính phủ và Quân đội Trung Quốc. ZTE không giải quyết các câu hỏi của Ủy ban tìm kiếm thông tin chi tiết về lịch sử và sứ mệnh của hai công ty này. ZTE cũng không trả lời các câu hỏi về mối quan hệ của những công ty này với các lãnh đạo chủ chốt của ZTE, đặc biệt là ông Weigu Hou và một cổ đông lớn khác của ZTE – Zhongzing WXT.

Do ZTE không trả lời các câu hỏi chính về lịch sử công ty và các mối quan hệ với các tổ chức Chính phủ, nên Ủy ban không thể hoàn toàn tin tưởng ZTE là công ty không chịu ảnh hưởng của nhà nước, đặc biệt với sự góp mặt của các cổ đông lớn và thành viên Hội đồng quản trị.

nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa