Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 14) – Phần 16.4: Ngăn chặn China bằng chính China

DEATH BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC

“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus

GPHẦN 16.4: NGĂN CHẶN CHINA BẰNG CHÍNH CHINA

Ngay sau khi nhận chức Ngoại trưởng, Hillary Clinton thông báo cho cả thế giới là Mỹ sẽ không gây sức ép với China về vấn đề nhân quyền. Từ đó không có lời lẽ khinh xuất nào được nói về vấn đề này.

Sự thật là: Chúng ta cần một cuộc “cách mạng hoa nhài” ở China – trong hòa bình hay không hòa bình – để hoặc là giải thoát nhân dân China khỏi sự đô hộ của Đảng Cộng sản China hoặc làm cho lãnh đạo Đảng Cộng sản nới lỏng bàn tay cai trị chuyên chế đối với đất nước đông dân nhất thế giới. Trong thực tế, hạn chế lời nói và áp lực về những vi phạm nhân quyền như Ngoại trưởng Clinton đã làm đang đưa China đi sai hướng và làm cho cả thế giới đang phát triển có cảm giác – hy vọng là cảm giác sai – là phương Tây ngầm đồng ý với chế độ Bắc Kinh và nhãn hiệu chủ nghĩa tư bản nhà nước chuyên chế của họ.

Ngăn chặn China bằng chính China. Ảnh minh họa.

 

#1: Thiết lập lại nhân quyền làm một yếu tố của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nước Mỹ và các nước khác trên thế giới phải tiếp tục tạo áp lực lên China yêu cầu tôn trọng những quyền con người cơ bản, bao gồm tự do ngôn luận, tự do lập hội, tụ tập và thờ cúng, cùng với quyền tự do lập tổ chức tại chỗ làm việc và quyền tự quyết về sinh đẻ.

Hoa Kỳ phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của các dân tộc bản địa như những người ở Tây Tạng, Nội Mông, và tỉnh Tân Cương; và điều này bao gồm cả việc kêu gọi ngừng ngay lập tức các chiến dịch thanh trừng sắc tộc đang xảy ra ở những “khu tự trị” giả tạo của China.

Mục lục
[ẩn]

#2: Phân tán đầu tư, không đầu tư tập trung

Chiến dịch phân tán đầu tư chống lại các công ty Nam Phi đã rất thành công trong việc lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc. Chúng tôi đề nghị chiến thuật tương có thể cũng hiệu quả đối với đất nước phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài như China. Hãy thực hiện công việc của mình bằng cách không đầu tư vào các công ty China, các quỹ đầu tư tương hỗ, hay thậm chí các quỹ tăng trưởng “nước đang phát triển” đang mua đầy các cổ phiếu của China.

Thực ra, bạn sẽ làm lợi cho mình bằng cách giảm sự phụ thuộc vào một nền kinh tế đầy rủi ro, tham nhũng, không minh bạch, với bong bóng bất động sản lúc nào cũng muốn vỡ. Nếu bạn muốn chơi quân bài tăng trưởng kiểu China, ít nhất hãy làm điều đó ở một khoảng cách bằng cách cân nhắc đầu tư vào các công ty và đồng tiền của các nước có tài nguyên phong phú như Australia và Brazil và cũng đang tăng trưởng nhanh như China.

#3: Hạn chế xuất khẩu công cụ kiểm duyệt Internet

Có quá nhiều “viên gạch” ảo đã được đặt xuống để xây nên “Vạn lý Hỏa thành” được chế tạo ở Hoa Kỳ bởi những công ty tiếng tăm nhất – trong đó có Cisco là điển hình cho vấn đề này. Đã quá đến lúc chúng ta phải chấm dứt tội đồng lõa và chính sách hai mặt kiểu này. Quốc hội phải thông qua đạo luật hạn chế xuất khẩu bất kỳ sản phẩm phần mềm hay phần cứng mà có thể bị các chế độ chuyên chế dùng để kiểm duyệt Internet và các hệ thống viễn thông.

Đương đầu với thách thức không gian của China

Trong những vấn đề chúng ta đã bàn luận, sự cạnh tranh để thiết lập quyền lực trong không gian trên cao có thể có tác động lớn nhất đến tương lai con em chúng ta. Việc đảm bảo cho con em chúng ta sẽ không phải chịu đựng cơn ác mộng của Tổng thống Lyndon B. Jonson “ngủ dưới ánh trăng cộng sản” buộc phải có hành động nhanh chóng ngay lập tức. Với chương trình vũ trụ công cộng đang tan vỡ và ngân sách liên bang bị khủng hoảng, cần có những ý tưởng mới mẻ hoàn toàn.

#1: Tận dụng lợi thế của công nghiệp tư nhân Mỹ để giảm giá thành

Sự hỗ trợ của chính phủ đã là cực kỳ quan trọng để bắt đầu xây dựng nhanh chương trình vũ trụ của chúng ta sau khi xuất hiện vệ tinh Sputnik. Tuy nhiên, từ sau thành công của chương trình Apollo, rủi ro đạo đức của việc chi tiêu ngân sách cộng với cách thu vén ngân sách cho khu vực bầu cử của các nghị sĩ đã tạo ra thị trường gần như độc quyền của các nhà khổng lồ hiệu quả thấp trong ngành vũ trụ và để lại cho chúng ta sự quan liêu trong ngành thăm dò không gian. Họ chỉ dám rụt rè đến những nơi con người đã khám phá nhiều lần rồi – với một chi phí khổng lồ.

Đã đến lúc phải biến sự độc quyền của chính phủ trong ngành vũ trụ thành ngành công nghiệp tư nhân và để cho cả bên dân sự lẫn quân sự được hưởng lợi từ các động lực thị trường vốn đã luôn phục vụ tốt cho đất nước. Không phải kỵ binh của tướng Custer đã chinh phục miền Tây nước Mỹ mà chính những người khai mỏ, chủ trang trại gia súc, những đoàn xe và đường sắt đã làm nên chiến công đó. Một container chứa đầy những phi hành gia chính phủ bay quanh trái Đất ở khoảng cách còn gần hơn là từ Boston đến New York không phải là cách chúng ta tiến đến những chân trời mới.

Thực ra, giảm chi phí thám hiểm vũ trụ là điều mà các công ty mới năng động như SpaceX, Scaled Composites, Sierra Nevada, và XCOR đang làm. Thậm chí còn hay hơn khi tư duy thiết kế vũ trụ tự do, vận động không ngừng là điều mà các doanh nghiệp nhà nước to lớn của China không thể bắt chước và giới lãnh đạo chuyên chế thích kiểm soát của China không bao giờ cho phép thứ tư duy đó – mặc dù các gián điệp và hacker China chắc chắn sẽ cố gắng ăn cắp các công nghệ mới phát minh ra. Do đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh ưu thế công nghiệp tư nhân Mỹ trong lĩnh vực sống còn này.

Vì những lý do đó, giám đốc NASA Charles Bolden đã kêu gọi các công ty tư nhân nhanh chóng tiếp nhận những chức năng trần tục hơn như “vận tải vũ trụ” và cung cấp “tiếp cận tin cậy và thường xuyên đến quỹ đạo thấp vòng quanh trái Đất.” Bàn giao những chức năng trần tục đó cho doanh nghiệp tư nhân sẽ cho phép NASA quay trở về với những thách thức khám phá vũ trụ hấp dẫn hơn. Mục đích này được hỗ trợ bởi ngân sách của Tổng thống Obama cung cấp thêm 6 tỷ USD cho NASA để phân bổ chuyên cho việc thuê dịch vụ phóng tên lửa của tư nhân. Chúng ta cần ngăn chặn những nỗ lực của Quốc hội muốn nhấn chìm kế hoạch này, họ đang chống lại tư nhân hóa và muốn đưa NASA trở lại chương trình buồn ngủ với những công việc xã hội hóa.

Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu (tiếng Anh: Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action) là một cuốn sách của hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry.

#2: Khuyến khích giáo dục STEM

China đang sản xuất ra nhiều gấp 10 lần số nhà khoa học và kỹ sư so với Hoa Kỳ; và đất nước của chúng ta đang tụt lại xa phía sau trong lĩnh vực này. Chúng ta cần nhân đôi những nỗ lực của mình ở cấp cá nhân, gia đình, công ty, và chính phủ để thu hẹp khoảng cách đang ngày càng rộng này bằng cách động viên thế hệ trẻ trở thành kỹ sư và nhà khoa học, bằng cách cung cấp tài chính thích hợp, xây dựng các cơ sở, và tạo cơ hội cho lớp trẻ.

Theo đó, các học bổng, chương trình cho vay sinh viên, các quỹ giáo dục phải được điều chỉnh thích hợp để nhấn mạnh vào Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học – những môn học STEM. Cùng lúc đó, các bậc phụ huynh cần động viên con em mình theo đuổi những ngành nghề khoa học công nghệ (STEM).

Giới truyền thông cũng có thể đóng góp phần của mình bằng cách tạo ra các thông điệp và các nhân vật điển hình về những đứa trẻ thông minh đã làm những điều to lớn để thúc đẩy nền văn minh. Tương tự, các công ty cũng có thể tham gia bằng cách công khai thưởng cho những kỹ sư hàng đầu của mình giống như họ nâng niu lòng tự trọng của những người bán hàng giỏi nhất với những bữa tối phần thưởng và chuyến đi nghỉ ở miền nhiệt đới.

#3: Xác định chủ quyền với mặt Trăng trước khi China kịp làm điều đó

Sau khi đọc xong quyển sách này, bạn có thực sự nghĩ chương trình không gian của China sẽ dành cho sự tốt đẹp của thế giới? Sự thật là chúng ta phải tính đến việc China sẽ bắt đầu chiếm đoạt tài nguyên vũ trụ giống hệt như họ đang vẽ ra toàn bộ biển Nam China là khu vực ảnh hưởng và tuyên bố lãnh hải Nhật Bản có tiềm năng lớn về tài nguyên là lãnh thổ đặc quyền của China.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phải bắt đầu đặt ra tuyên bố chủ quyền đối với các tài nguyên vũ trụ như mặt Trăng khi chúng ta còn đủ mạnh để làm điều đó. Chúng ta cũng phải tuyên bố chủ quyền đối với các thiên thạch giàu tài nguyên như thiên thạch Eros và những điểm có thể chiếm được như tiểu hành tinh Ceres, sao Hỏa, và các điểm Lagrange trên quỹ đạo. Khi các nước khác la ó phản đối về việc “chiếm đất” của chúng ta, hãy mời họ đến bàn đàm phán và thiết lập một hệ thống công bằng cho phép tự do kinh doanh, tự do suy nghĩ, và con người tự do có thể mang thừa kế của loài người đến các vì sao chứ không phải là nước tư bản nhà nước China chuyên chế và đàn áp.

Những suy nghĩ kết luận

Trong khi mỗi hành động cá nhân, quyết định cấp cao, và những cải cách chính phủ đã được đề xuất trong chương này sẽ cải thiện đáng kể triển vọng là quan hệ Hoa Kỳ – China sẽ phát triển thịnh vượng chứ không phải là ăn bám lẫn nhau, cái mà cả thế giới đang cần là điều chỉnh thái độ chung.

Đã quá lâu, chúng ta ở phương Tây đã chờ đợi nền kinh tế tăng trưởng của China có thể biến đổi một chế độ chuyên chế tàn bạo thành một đất nước dân chủ, tự do và cởi mở. Chúng ta đã chờ đợi qua cuộc tàn sát ở quảng trường Thiên An Môn, các chiến dịch thanh trừng sắc tộc ở Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương; sự phát triển của cỗ máy tuyên truyền hoàn thiện nhất thế giới và sự kiểm duyệt nghẹt thở đối với Internet; việc bán tràn ngập thị trường thế giới những sản phẩm nguy hiểm chết người; sự tàn phá cơ sở sản xuất của nước Mỹ; sự ô nhiễm quy mô lớn những tài sản chung toàn cầu; sự tấn công liên tục của một mạng lưới gián điệp tinh vi lên những mục tiêu quân sự và công nghiệp; và sự nổi lên của lực lượng vũ trang viễn chinh năm thứ quân đủ khả năng một ngày nào đó sẽ áp đặt những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lên toàn cầu – và không nghi ngờ là cả vũ trụ.

Chúng ta không được phép chờ đợi thêm. Thực ra đã muộn để tất cả chúng ta cùng đối đầu China – thậm chí khi chúng ta phải đối đầu với chính những hy vọng giả tạo là bằng cách nào đó, ngược với tất cả những gì chúng ta chứng kiến, sự trỗi dậy của China sẽ mang tính hòa bình.

Và ở đây cũng không cần phải nhắc lại trong khi chúng ta tiến hành xử lý từng vấn đề một, từ chủ nghĩa con buôn của China và sự an toàn sản phẩm đến biến đổi khí hậu, nhân quyền, và hợp tác quân sự, thì làm việc với China ở bất kỳ cấp nào cũng sẽ cần luôn đề cao cảnh giác. Đồng thời cần tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của Ronald Reagan từ thời chiến tranh lạnh về đàm phán với Liên Xô. Dựa trên hồ sơ theo dõi rất hạn chế của Trung Quốc cho đến nay, với Bắc Kinh, chúng ta phải “cảnh giác và liên tục xác minh lại” một cách thích đáng.

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Death by China.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Death by China,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa