• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar | 31/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary | 31/10/2012
  • Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tại Lào | 31/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Cái giá phải trả của Trung Quốc khi biểu tình chống Nhật

Việc dựa phần lớn vào Trung Quốc để duy trì tăng trưởng kinh tế, có thể sẽ khiến nền kinh tế Nhật Bản chịu tổn thất nặng nề trước những hành động quá khích của người biểu tình Trung Quốc. Nhưng liệu Trung Quốc có thể tấn công Nhật Bản mà không bị “tổn thương” đến nền kinh tế của nước này? Trên thực tế, đó là điều không thể ?

Nhật Bản “tổn thương” nặng nề

Cửa hàng Toyota bị đốt cháy

Cửa hàng Toyota bị đốt cháy

Liên tiếp những cuộc tấn công, đập phá của người biểu tình Trung Quốc phản đối Nhật Bản đã buộc hàng trăm doanh nghiệp Nhật từ Nissan, Honda, Toyota cho đến Sony, Uniqlo, Aeon và các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven ở Trung Quốc phải đóng cửa.

Nhà máy sản xuất của Nhật tại Trung Quốc bị phá tan hoang

Nhà máy sản xuất của Nhật tại Trung Quốc bị phá tan hoang

Hãng Japan Airlines (JAL) cũng vừa mới tuyên bố ngừng khoảng 12.000 chuyến bay tới Trung Quốc từ ngày 10/10 đến ngày 27/10. Phía Trung Quốc cũng đã hủy bỏ 40% tour du lịch tới Nhật Bản.

Và đốt cửa hàng

Và đốt cửa hàng

Hàng loạt những đòn kinh tế nặng nề giáng xuống các doanh nghiệp Nhật Bản, được dự báo còn thiệt hại lớn hơn cả thảm họa sóng thần năm 2011. Cổ phiếu Nissan, nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước này (tại thị trường Trung Quốc) mất 5,2% giá trị, thấp nhất kể từ tháng 5/2012. Honda cũng bị tụt 3% và Công ty Fast Retailing (điều hành chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo) giảm 5,9%.

Các cuộc biểu tình chống Nhật biến thành cướp phá. Ảnh AFP

Các cuộc biểu tình chống Nhật biến thành cướp phá. Ảnh AFP

Việc dựa phần lớn vào Trung Quốc để duy trì tăng trưởng kinh tế, có thể sẽ khiến nền kinh tế Nhật Bản chịu tổn thất nặng nề trước những hành động quá khích của người biểu tình Trung Quốc. Nhưng liệu Trung Quốc có thể tấn công Nhật mà không bị “tổn thương” đến nền kinh tế của nước này ?. Trên thực tế, đó là điều không thể !

Người biểu tình đập phá xe hơi

Người biểu tình đập phá xe hơi

Việc nổ ra biểu tình quá khích cho cộng đồng thế giới thấy, chính quyền Trung Quốc đã ngầm cổ vũ người dân biểu tình. Nhưng cuối cùng, sự yếu kém của chính quyền đã để cuộc biểu tình vượt quá mức cần thiết, không kiểm soát được.

Nhật Bản cũng tổ chức biểu tình khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngược lại, Nhật Bản tổ chức biểu tình khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku rất kỷ luật và trật tự.

Trung Quốc có “bình an vô sự” ?

Xét về mức độ phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản là rất cao. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản (năm 2011). Trong khi đó, Nhật Bản cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của nước này. Do vậy, nếu quan hệ hai nước có tổn hại, thì đôi bên sẽ cùng chịu thiệt, nhất là khi kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng rất ì ạch.

Honda đã phải đóng cửa 4 nhà máy tại Trung Quốc

Honda đã phải đóng cửa 4 nhà máy tại Trung Quốc

Thử hỏi, nếu Nhật Bản đóng cửa vĩnh viễn các nhà máy tại Trung Quốc thì sẽ có số lượng lớn công nhân Trung Quốc bị mất việc. Không có việc làm, họ sẽ kiếm tiền bằng cách nào để nuôi gia đình? Kết quả người lao động Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thất nặng nề, đồng thời gây ra nhiều gánh nặng xã hội cho Trung Quốc vốn bất ổn.

Hơn nữa, hàng hóa Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc rất lớn, nuôi sống nhiều công ty Trung Quốc hoạt động về nhập khẩu và hậu cần. Nếu cắt đứt trao đổi kinh tế thương mại với Nhật Bản, những công ty Trung Quốc này sẽ mất khách hàng. Do đó, cả công ty Nhật Bản và Trung Quốc đều phải chịu hậu quả.

Bên trong một nhà máy của Toyota tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Bên trong một nhà máy của Toyota tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Hành động quá khích của người dân biểu tình Trung Quốc như đập phá, tấn công người Nhật có thể khiến doanh nghiệp Nhật rút khỏi Trung Quốc. Các công ty Nhật Bản có thể sẽ mở rộng đầu tư sang các quốc gia khác chào đón họ như (Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác).  Trung Quốc có thể mất đi nguồn vốn FDI đáng kể.

Không riêng gì Nhật Bản mà các nước khác đã và đang hợp tác kinh tế với Trung Quốc, chắc chắn sẽ cảm thấy quan ngại trước hành động biểu tình quá khích của người dân Trung Quốc, liệu họ còn dám mạnh dạn đầu tư vào nước này nữa hay không?

Samsung có 8 nhà máy ở Trung Quốc, trong đó có 6 do tập đoàn này trực tiếp quản lý (Reuters)

Samsung có 8 nhà máy ở Trung Quốc, số phận các nhà máy này ra sao một khi Trung Quốc và Hàn Quốc có tranh chấp xảy ra ?

Các quốc gia láng giềng với Trung Quốc như Nga, Ấn Độ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam, Mông cổ,  Phillipines, … ít nhiều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ nhìn cái gương Nhật Bản, không còn lòng tin để đầu tư vào Trung Quốc một cách lâu dài.

Các cường quốc Âu- Mỹ cũng sẽ tính đến khả năng tranh chấp kinh tế với Trung Quốc mà không dám đầu tư nhiều vào quốc gia này khi Trung Quốc đang thể hiện thiếu trách nhiệm khi không bảo vệ được tài sản người Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản.

Điều kiện làm việc căng thẳng, mất an toàn, lương thấp nhưng hàng nghìn người vẫn đến xin việc tại Foxconn.

Hàng nghìn người dân Trung Quốc đến xin việc tại Foxconn. Điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc và Đài Loan xung đột ?

Không chỉ vậy một chuyên gia kinh tế Trung Quốc đã kêu gọi trừng phạt kinh tế Nhật Bản, nhưng đáp trả lại hành động kêu gọi trên, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda yêu cầu yêu cầu người dân Nhật Bản không xâm phạm an ninh của người và tài sản nước láng giềng. Ông nói: “Chúng ta phải bảo vệ sứ quán và các lãnh sự quán của Trung Quốc ở Nhật Bản với tất cả trách nhiệm của mình”. Hành động trên đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng thế giới, góp phần nâng cao vị thế và vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Honda đầu tư vào Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc

Honda đầu tư mạnh vào Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc

Trận chiến kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn chưa biết ai là người chiến thắng, những mặt  lợi chưa thấy đâu nhưng hậu quả nặng nề mà nó đã gây ra cho cả hai nền kinh tế đang thấy rõ. Liệu sau những tổn thất trên, cộng đồng quốc tế còn ai dám tin tưởng vào Trung Quốc. Những thiệt hại về kinh tế của Nhật Bản lớn nhưng còn có thể khắc phục vì họ cho thế giới thấy một nước Nhật có trách nhiệm. Nhưng Trung Quốc đánh mất niềm tin và uy tín mới là cái giá đắt vô hình khó mà lấy lại được.

Uy tín là chìa khóa thành công.

Uy tín là chìa khóa thành công và mất nhiều công sức gây dựng. Sẽ ra sao khi mất uy tín ?

Bạch Dương


Mạng chia sẻ:

3 phản hồi đến “Cái giá phải trả của Trung Quốc khi biểu tình chống Nhật”

  1. ThaoThanh Nguyen ThaoThanh Nguyen
    22/09/2012 - 2:00 pm

    Ok…..ok

    Reply
  2. An Hope An Hope
    22/09/2012 - 2:02 pm

    Mong rằng Nhật bản sẽ chuyển 1 phần FDI ở TQ vào Việt Nam.bây giờ Vn nên giải tỏ mặt bằng để thu hút Nhật đầu tư vào .^^

    Reply
  3. Nguyễn Xuân Hạ Long Nguyễn Xuân Hạ Long
    22/09/2012 - 5:05 pm

    ung ho nhat la ung ho viet nam

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa