• Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 | 28/10/2012
  • Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Hội nghị kiểm điểm tự phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 của Ban chỉ đạo Tây Nguyên

Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị, Kế hoạch của Bộ Chính trị, ngày 20/9/2012, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình về xây dựng Đảng. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có Thượng tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; đại biểu các ban đảng Trung ương đến dự và theo dõi hội nghị.

Bộ Trưởng Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng của Ban chỉ đạo Tây Nguyên

Bộ Trưởng Trần Đại Quang chủ trì Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng của Ban chỉ đạo Tây Nguyên

Khai mạc Hội nghị, Thượng tướng Trần Đại Quang nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp, nội dung kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của đợt sinh hoạt chính trị này và nhấn mạnh: Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phải đạt được mục đích thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, trọng tâm là bám sát những vấn đề cấp bách đã nêu trong Nghị quyết Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị.

Báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) tập trung vào ba vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết, đã phân tích làm rõ những ưu điểm đã đạt được, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế và biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Báo cáo khẳng định, những năm qua, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các tỉnh Tây Nguyên; triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng Tây Nguyên; thực hiện tốt chính sách tôn giáo, dân tộc; tiếp tục ban hành những chủ trương, giải pháp tổng thể nhằm nâng cao đời sống kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng -  an ninh trong vùng. Tập trung thực hiện nghiêm thúc Kết luận số 86-KL/TW ngày 05/11/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 03-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp cấp bách nhằm tiếp tục đấu tranh xoá bỏ tổ chức phản động đòi thành lập “Nhà nước Đêga độc lập” ở Tây Nguyên; Chỉ thị số 16/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động Fulro trên địa bàn Tây Nguyên…

Chủ động phối hợp với Bộ Công an tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phân tích và dự báo đúng tình hình, đặc biệt là nắm tình hình từ xa, từ bên ngoài và tại cơ sở để kịp thời đề xuất các chủ trương, giải pháp, đối sách chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động. Khẩn trương giải quyết các vụ việc tranh chấp khiếu kiện đất đai có liên quan đến tôn giáo, dân tộc; kiên quyết  xử lý các hoạt động lợi dụng khiếu kiện để gây rối, phá hoại. Kết hợp biện pháp giáo dục, thuyết phục, vận động quần chúng với huy động lực lượng đấu tranh, trấn áp, xử lý dứt điểm những vụ việc phức tạp tại chỗ, ngay tại cơ sở, không để lan rộng, kéo dài, không để trở thành “điểm nóng”, không để kẻ địch lợi dụng chống phá. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, cảm hoá đối tượng liên quan đến Fulro đang sinh sống ở cộng đồng, coi đây là công tác thường xuyên, lâu dài và đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, từ bỏ tâm lý dân tộc hẹp hòi, ý thức về “Nhà nước Đêga”.

Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết dân toàn dân tộc, tạo sức mạnh thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, ổn định chính trị, xã hội. Đối với đạo Tin lành, các cấp uỷ đảng, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 160/KL-TW của Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành, từng bước đưa sinh hoạt của đạo Tin lành vào quản lý bằng pháp luật, góp phần làm thất bại âm mưu tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng của các thế lực thù địch.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xoá bỏ tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc, tư tưởng ly khai, tự trị đang tồn tại trong một bộ phận đồng bào dân tộc; đấu tranh ngăn chặn việc hình thành và xoá bỏ về mặt tổ chức đối với “Tin lành Đêga”, giáo dục, cảm hoá những đối tượng hoạt động Fulro đột lốt đạo Tin lành.

Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành kịp thời xây dựng chương trình hành động thực hiên các nghị quyết của Bộ Chính trị, tăng cường lực lượng, cán bộ cho Tây Nguyên, giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết của các vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên; phối hợp với các bộ, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương quan trọng liên quan đến chính sách dân tộc, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, nhà ở, việc làm, giao đất rừng cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Các địa phương trong khu vực và cả nước đã quan tâm liên kết, hỗ trợ về phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, đó là: Công tác nắm tình hình tư tưởng chính trị, tâm tư của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào và cán bộ các dân tộc chưa kịp thời, thiếu sâu sát, còn bị động, lúng túng trước vụ việc xảy ra liên quan đến sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên. Là cơ quan Trung ương có chức năng nghiêm cứu, tham mưu ở phạm vi vùng, nhưng việc thực hiện các chương trình, nội dung công tác của Ban Chỉ đạo còn hạn chế, nhất là sự phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên chưa chặt chẽ…

Báo cáo đã nêu ra 10 giải pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trên: (1) Tiếp tục bám sat và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vấn đền có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; (2) Tiếp tục xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên; (3) Xây dựng cơ quan Thường trục Ban Chỉ đạo vững mạnh về chính trị, tư tưởng, quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, có ý chí tiến công cách mạng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; (4) Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; (5) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiên quyết xử lý những vi phạm quy trình, quy chế công tác và những biểu hiện trì trệ, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên; (6) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên trong việc tham mưu với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh trên địa bàn Tây Nguyên; (7) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, lãnh đạo Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; (8) Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; (9) Nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính trị; (10) Hàng năm, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI đối với tập thể và cá nhân cán bộ, công chức Cơ quan; coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo vững mạnh, góp phần phát triển Tây Nguyên toàn diện, bền vững, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và môi trường sinh thái của đất nước./.

Theo (BCA)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa