Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » “Bộ sậu” mới của Obama: thực dụng

Những gương mặt mới phản ánh mục tiêu chính trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông Obama: giải quyết các vấn đề ngân sách và thích ứng với thế giới đang đổi thay từng ngày.

  • >> Vợ chồng Obama lần đầu tiết lộ về ảnh hot của mình

  • >> Dấu ấn Việt trong chọn lựa nội các của Obama

  • >> Obama lần thứ hai là “Nhân vật của năm”

  • >> Bài phát biểu nhậm chức Tổng thống Mỹ của Obama

  • >> (CĐ 10) – Phần 10: Nhà khoa học Iran biến mất bí ẩn


Người thay bà Hillary Clinton dẫn dắt chính sách đối ngoại của Mỹ giờ đây sẽ là Thượng nghị sĩ Dân chủ John Kerry. Như nhận xét của tất cả các chuyên viên, ông này chẳng kém cạnh gì về kinh nghiệm và kiến thức nếu so với bà Clinton. Nhưng ông không có tố chất “lõi thép ngoại giao tôi luyện” như bà.

Bộ sậu mới của Tổng thống Obama

Bộ sậu mới của Tổng thống Obama

Người tiếp quản chức vụ chủ nhân Lầu Năm Góc là cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel, một thành viên Cộng hòa cực tả. Ở vị trí lãnh đạo CIA, Tổng thống Obama chọn viên chỉ huy trinh sát và chuyên viên về đấu tranh chống khủng bố John Brennan. Bộ trưởng Tài chính sẽ là Jacob Lew, bậc thầy trong các cuộc đàm phán với Quốc hội.

Thực ra đã chẳng phải là lần đầu tiên ông Obama “pha loãng” cơ cấu nội các của mình bằng các thành viên đảng Cộng hòa. Chuck Hagel là đảng viên Cộng hòa thứ 2 làm sếp Lầu Năm Góc. Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2008, Obama đã giữ lại một nhân vật được “thừa kế” từ ông Bush là Robert Gates. Bộ trưởng Giao thông cũng sẽ là người của đảng Cộng hòa. Như chính bản thân Tổng thống Mỹ nhận định, bằng cách bổ nhiệm như vậy, ông tiếp tục cuộc lai ghép, đem lại cho Washington tinh thần của nền chính trị lưỡng đảng.

Ông Obama khẳng định: “Chuck là hiện thân của truyền thống lưỡng đảng mà Washington đang cần đến. Với tính độc lập trong tư duy và chí hướng tìm kiếm sự đồng thuận, ông ấy đã giành được sự kính trọng từ phía các nhà chỉ huy quân sự cũng như của ban lãnh đạo hệ thống an ninh quốc gia của chúng ta, sự kính trọng từ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, bao gồm cả cá nhân tôi. Ê-kip của tôi cần đến chính phong cách tinh thần như thế. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là khi chuyện liên quan đến nền quốc phòng của đất nước, chúng ta không phải là người của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa nữa. Chúng ta là người Mỹ”.

Tất cả các nhân vật trong danh sách bổ nhiệm còn cần phải được sự chấp thuận của Thượng viện. Vấn đề có thể phát sinh chỉ với ứng viên Chuck Hagel. Quan hệ của ông này với những người cùng chí hướng trong đảng ở Quốc hội không hòan toàn bằng phẳng, êm thấm.

Trong giới Cộng hòa người ta cho Hagel là nhân vật phi hình thức, ưa nổi loạn và tách rời tập thể. Ông nổi tiếng vì đã phát biểu phản đối cuộc chiến ở Iraq, ủng hộ khởi đầu các cuộc thương lượng ngoại giao với Iran và tiếp xúc trực tiếp với Hamas của Palestine.

Ứng viên vào vị trí ông chủ Lầu Năm Góc cho rằng, ngân sách của cơ quan quân sự đang phình to và cần được giảm bớt. Hagel luôn luôn ủng hộ việc Mỹ giúp đỡ tài chính cho Israel nhưng đồng thời, ông cũng hay lên tiếng chỉ trích đồng minh chính của Mỹ ở Trung Đông. Có lần, thậm chí ông còn tuyên bố rằng, trong Quốc hội đang diễn ra quá mạnh cái gọi là “vận động hành lang kiểu Do Thái”. Và ông khẳng định mình là “thượng nghị sĩ của Mỹ chứ không phải là thượng nghị sĩ của Israel”. Những phát ngôn như vậy khiến nhiều người gọi ông không chỉ thuần túy là chính khách chống Israel, mà còn bài Do Thái. Vì vậy, đây là dịp để các thành viên Cộng hòa trong Thượng viện sẽ soi lại kiểm điểm “bẻ hành bẻ tỏi” ít nhiều với chính khách cùng đảng, dù nhiều khả năng là sau cuộc phê bình người ta cũng sẽ phê duyệt ứng viên này.

John Kerry – người được đề cử đứng đầu Bộ Ngoại giao, luôn ủng hộ việc bắt đầu cuộc thương lượng ngoại giao với Iran. Hơn thế nữa, ông hơn một lần nói rằng, để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran thì phương cách tốt nhất là hiệp lực với Nga và Kerry tán thành đường lối của Tổng thống Obama trong cuộc “tái khởi động” quan hệ giữa Washington và Moscow. Là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện, John Kerry chưa bao giờ tỏ ra nhiệt tình với kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ tại châu Âu. Theo tầm nhìn của Kerry, nếu có thể giải quyết vấn đề hạt nhân Iran thông qua con đường ngoại giao và thỏa thuận, thì tính cần thiết của hệ thống NMD Mỹ ở châu Âu tự nó sẽ tiêu tan. Tiếp đó, cũng sẽ tháo bỏ tác nhân lớn cản trở và gây căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Nga.

Nhân đây cũng cần nói, hôm 11/11 Washington thông báo sửa soạn phái đến Moscow vị cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia là chính khách Tom Donilon. Vào cuối tháng 1, “sứ giả” này sẽ trình cho Tổng thống Nga Vladimir Putin thông điệp đặc biệt của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Theo quan điểm của các nhà phân tích, chuyến công cán của Tom Donilon có thể đánh dấu thời kỳ then chốt quan trọng, chuẩn bị cho chuyến thăm của đích thân ông Barack Obama đến Nga. Theo một số nguồn tin, điện Kremlin muốn Tổng thống Mỹ đến Nga trong nửa đầu năm nay.

(BKTO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa