• Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 | 28/10/2012
  • Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Trung Quốc và Mỹ, thế cờ của ai cao tay hơn?

Trong suốt thời gian biển Đông dậy sóng, Trung Quốc (TQ) và Mỹ luôn “đồng hành” đối lập cùng nhau. Có nghĩa là, khi TQ thổi lửa thì Mỹ tìm cách hạ nhiệt; khi TQ gây hấn với nước nào thì Mỹ lại “bênh vực”, đứng về phía đồng minh – những đất nước đang bị TQ “ăn hiếp”, để “đáp trả” lại TQ. Điều đáng nói là, trong lúc TQ gây hấn, gây mất thiện cảm với nhiều quốc gia thì Mỹ lại chiếm được tình cảm của các nước đối nghịch với nước này. Giữa TQ và Mỹ, thế cờ của ai cao tay hơn?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt

Mỹ “có mặt” khắp nơi…

Có thể nói rằng, cuộc “hành trình” chinh phục, lấy cảm tình các quốc gia trên thế giới trong lúc biển Đông đang căng thẳng được Mỹ bắt đầu tại Philippines. Đó là khi tàu Trung Quốc gây hấn, bám riết các đảo đang tranh chấp với Philippines, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương liền cam kết ủng hộ Philippines hiện đại hóa quân đội.

Ngay sau khi lên tiếng giúp đỡ Philippines, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết ủng hộ vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề Biển Đông. Truyền thông điệp: “Chính phủ Mỹ hoan nghênh một nước Trung Quốc phát triển hòa bình và thịnh vượng tôn trọng luật lệ, luật pháp và các tổ chức quốc tế; góp phần vào hòa bình và an ninh”, Mỹ đã khéo léo cho Trung Quốc 1 bài học “cay cú”, làm Trung Quốc ít nhiều bẽ mặt với bạn bè quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (phải) và người đồng cấp Nhật Bản Satoshi Morimoto.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (phải) và người đồng cấp Nhật Bản Satoshi Morimoto.

Chưa dừng lại ở đó, khi thấy Trung Quốc ra sức khiêu khích Việt Nam, tạo ra nhiều “chứng cứ” lịch sử phi lý, ngay lập tức Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp về quyền đánh cá và khai thác khoáng sản tại Biển Đông. Thời điểm này, Mỹ dường như bước chân hẳn vào mặt trận tranh chấp giữa các nước, ra mặt cang thiệp tình hình. Đỉnh điểm là ngày 19/9, khi TQ quá kích, giở bộ mặt “anh hùng” với Nhật Bản, một lần nữa Mỹ đứng về phía các quốc gia bị Trung Quốc tranh chấp. Mỹ còn khẳng định Mỹ- Nhật là đồng minh, để tạo áp lực “dội ngược” lại Trung Quốc.

máy bay vận tải MV-22 Osprey của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẵn sàng được triển khai tại Nhật Bản

Máy bay vận tải MV-22 Osprey của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai tại Nhật Bản

Trong thời gian biển Đông dậy sóng, Mỹ đã nhận được rất nhiều thiện cảm, được chào mừng, đón tiếp ở nhiều quốc gia thì TQ ngược lại. Trong khi các mặt hàng của Mỹ được bạn bè thế giới ưa chuộng, tiêu thụ mạnh thì hàng TQ bị “tẩy chay” vì lý do “kém chất lượng”?! Mạnh tay nhất là Ủy ban châu Âu (EC) đã chi một khoảng tiền quảng cáo khá lớn để phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, giày dép, áo phao có xuất xứ từ TQ. TQ không những không được quốc tế ủng hộ mà ngược lại còn bị quốc tế đồng loạt lên án về những hành động thâm độc, tham lam của mình. Điển hình nhất là khi TQ dọa nạt các tập đoàn nước ngoài không được hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí tại thềm lục địa, vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và nhiều cường quốc khác cùng nhau kịch liệt phản đối cuồng vọng của TQ. Và tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC vẫn tiếp tục triển khai dự án hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam tại lô 128 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam. Hành động này của Ấn Độ làm cho TQ thêm “cay cú” nhưng chẳng thể lôi kéo ai làm đồng minh đứng về phía mình.

Trung Quốc sẽ ra sao khi các quốc gia đoàn kết thành một khối?

Vì sao Trung Quốc không muốn các quốc gia trong khu vực đoàn kết? Đơn giản vì khi  đoàn kết, có tiếng nói chung, cùng hướng đến mục đích xây dựng khu vực an ninh quốc phòng vững mạnh, cùng nhau phát triển kinh tế thì Trung Quốc sẽ có nhiều bất lợi. Và bất lợi lớn nhất có lẽ là, khi quốc tế đã đoàn kết cùng nhau đem lại cuộc sống hòa bình cho nhân loại, chống lại tất cả hành động kích động chiến tranh, dùng vũ lực tranh chấp lãnh thổ thì TQ sẽ bị cô lập?

Trong khi TQ kích động, muốn các khối, tổ chức thế giới rời rạc, không đoàn kết, thống nhất với nhau thì Mỹ lại tìm đủ mọi cách để các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Và khi Trung Quốc đang cố hùng hổ chứng minh sự lớn mạnh của mình với thế giới, càng đánh con bài chia rẽ thì các quốc gia lại xích lại gần nhau, đoàn kết cùng nhau chống lại điều phi nghĩa. Kết cuộc nào sẽ dành cho TQ? Có lẽ là TQ sẽ nhận lại tất cả những gì mình đã đem đến cho quốc gia khác? Một quả bóng được “đá” với lực mạnh vào bức tường, khi dội lại chắc chắn “chủ nhân” sẽ chịu lực mạnh, đau buốt gấp nhiều lần lực mình ném ra. Đó là định luật và nguyên lý không bao giờ thay đổi!

 Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm hỏi một chuyên viên kỹ thuật trên tàu Richard E.Byrd đang sửa chữa tại vịnh Cam Ranh

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta thăm hỏi một chuyên viên kỹ thuật trên tàu Richard E.Byrd đang sửa chữa tại vịnh Cam Ranh -Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Trong tình thế như hiện nay, liệu TQ có nghĩ mình đã sai lầm rồi không? Trước khi biển Đông dậy sóng, quy mô nền kinh tế của TQ đang đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Và TQ đã ký được rất nhiều hợp đồng kinh tế hấp dẫn, là mơ ước của nhiều quốc gia. Thế bây giờ thì sao? Sự tín nhiệm, niềm tin và thiện cảm của quốc tế dành cho TQ đã bị mai một. Trong tình thế như hiện nay, làm thế nào đến năm 2050 TQ trở thành siêu cường thế giới ngang hàng với Mỹ như TQ nhận định? Thiết nghĩ, ván cờ này, TQ khó có thể chiến thắng Mỹ. Bởi vì nước cờ của Mỹ nhân văn hơn TQ, không dùng thủ đoạn thâm độc như TQ và hơn hết là Mỹ biết áp dụng bài học “đắc nhân tâm” vào mọi tình huống, còn TQ thì chưa bao giờ!

Hải Dương


Mạng chia sẻ:

2 phản hồi đến “Trung Quốc và Mỹ, thế cờ của ai cao tay hơn?”

  1. Lê Hữu Kiên
    20/09/2012 - 4:03 pm

    Trung Quốc quả là đã đi sai nước cờ khi muốn chia rẽ các tổ chức. Đi sai đường tới việc là siêu cường quốc sẽ dẫn đến phản tác dụng một cách to lớn. Nhưng cũng không thể lường trước được với sự thâm độc của TQ. Hiện nay TQ đang bành trướng trên Biển Đông mặc cho sự lên án của cộng đồng thế giới, khả năng không đủ thì liệu TQ có giám như vậy ? câu hỏi được đặt ra khiến ai cũng phải tìm hiểu nhiều về TQ… tiềm ẩn nhiều mối lo ngại !

    Reply
  2. le danh luc
    20/09/2012 - 4:09 pm

    bài viết hay có sức thuyết phục

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa