“Mỹ sẽ không ngồi yên nhìn Trung Quốc mạnh lên về quân sự, còn nếu Trung Quốc dùng tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ thì họ sẽ bị hủy diệt…”.
Ngày 13/8, trang mạng “The Australian” có bài viết “Tại sao tôi không tán thành quan điểm của Hugh White về sự trỗi dậy của Trung Quốc” của tác giả Paul Dub, giáo sư Đại học Quốc gia Australia.
Pau Dub đã dẫn quan điểm của chuyên gia an ninh nổi tiếng Australia, Hugh White về cách thức kiểm soát quan hệ Trung-Mỹ, đặc biệt White cho rằng, Mỹ cần cư xử bình đẳng với Trung Quốc, phân/chia quyền với Trung Quốc.
Nhưng tác giả bài viết lại không tán thành với rất nhiều phân tích và kiến nghị chính sách của Hugh White. Ông dẫn ra các nguyên nhân dưới đây:
Trước tiên, Hugh White thổi phồng hai nước đã rơi vào nguy cơ quan hệ căng thẳng. Đặc biệt là nguy cơ xung đột dẫn đến chiến tranh hạt nhân. White nói, cạnh tranh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ gây ra đối đầu và xung đột quân sự.
Nhưng, đối đầu Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh càng nguy hiểm hơn, song cuối cùng đã sống yên ổn với nhau. Đây là do hai bên đều hiểu rõ, chiến tranh hạt nhân sẽ gây ra sự phá hoại to lớn.
Thứ hai, Hugh White nhận thức không đầy đủ về tính giới hạn của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Học viện Quân sự Hải quân Mỹ cho rằng, tàu sân bay Mỹ dễ bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công. Tán thành lời lẽ khoa trương này không sáng suốt. Quả thật, Trung Quốc đang phát triển những lực lượng quân sự lợi hại, nhưng lẽ nào Mỹ thực sự ngồi nhìn không quan tâm?
Khác với Mỹ, Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, rất nhiều công nghệ quân sự hoặc là bản sao từ thiết kế của phương Tây, hoặc là mua của Nga. Nếu Trung Quốc dùng tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ, sẽ gây ra một cuộc tấn công mang tính hủy diệt đối với các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.
Về việc Mỹ chia quyền với Trung Quốc và đối xử bình đẳng với Trung Quốc, dựa vào cái gì để Mỹ phải tạo “không gian chiến lược” cho Trung Quốc như cựu Thủ tướng Australia Paul Keating nói? Ý nói ở đây là nhường lại toàn bộ ảnh hưởng ở biển Đông và Đông Nam Á cho Trung Quốc hoặc để cho Trung Quốc đe dọa Nhật Bản mà không bị cản trở?
Thực ra, các nước trong khu vực liên quan lẫn nhau, ngoài Pakistan và CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc không có bạn bè thực sự. Trong khi đó, người Trung Quốc hung hăng dọa nạt, hầu như các nước chủ yếu ở khu vực này đều gần gũi với Mỹ.
Cuối cùng Hugh White đề xuất “điều hòa châu Á” trong chia quyền Mỹ-Trung. White thừa nhận, điều này có thể hy sinh an ninh của các nước vừa và nhỏ. Nhưng đừng quên rằng, do ảnh hưởng của “điều hòa châu Âu” ở thế kỷ 19, các nước hạng trung như Ba Lan hoặc bị biến mất hoặc bị chia cắt.
Ngoài ra, “điều hòa châu Âu” sở dĩ được thực hiện có hiệu quả là do có một nền văn hóa châu Âu chung, trong khi đó châu Á hiện nay không có nó.
Trên thực tế, tình hình giữa Mỹ-Trung hiện nay căn bản không giống với nguy cơ theo quan điểm của Keating và White.
Đe dọa hạt nhân và sự phụ thuộc kinh tế ngày càng sâu sắc sẽ giúp ngăn chặn hai bên tiến hành mạo hiểm quân sự. Hơn nữa, Trung Quốc hoàn toàn dựa vào thị trường nước ngoài, là một nước bị ràng buộc rất lớn.
Đồng thời, Trung Quốc cần có sự điều chỉnh, đối mặt với thực tế: 10 năm trước, Mỹ luôn bận rộn với các vấn đề của Trung Đông, hiện nay lại chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh không thể tiếp tục hưởng đặc quyền “thích làm gì thì làm” ở khu vực này.
Theo (GDVN)
Hiện chưa có phản hồi nào.