• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác với Nigeria và Mông Cổ trên các lĩnh vực | 29/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với Nigeria | 28/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Mông Cổ Dorj Enkhbat | 28/11/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Thương mại điện tử ở Trung Quốc và bài học từ Alibaba

Bán hàng trên mạng đang bùng nổ ở Trung Quốc và điều này khiến người ta cho rằng các công ty kinh doanh thương mại điện tử ở đây sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, đó có phải là sự thực?

Zeng Ming, chiến lược gia hàng đầu tại Alibaba – công ty thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc – cho rằng thương mại điện tử là 1 trong những điểm sáng ít ỏi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Ông cũng dự báo các giao dịch trên hệ thống của Alibaba sẽ đạt 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 159 tỷ USD) trong năm nay – lớn hơn cả khối lượng giao dịch của Amazon và eBay cộng lại. Đây là một con số khổng lồ. Hãy xem xét những gì diễn ra trong “ngày chủ nhật của những người độc thân” (Singles Sunday) vừa qua.

  • >> Thông điệp “Trung Quốc thành cường quốc hàng hải” gửi đến ai?

  • >> Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp ông Vương Thắng Tuấn Chánh án TANDTC Trung Quốc

  • >> Chân dung thủ tướng tương lai của Trung Quốc

Cách đây một vài năm, các sinh viên đã quyết định sẽ tổ chức ngày lễ này và các công ty thương mại điện tử nhanh chóng nắm bắt cơ hội. Được tổ chức vào ngày thứ 11 của tháng 11 hàng năm (do số 1 là con số cô đơn nhất), ngày lễ này thu hút được nhiều sự chú ý của những người độc thân trẻ tuổi. Họ tặng cho nhau rất nhiều món quà.

Thương mại điện tử ở Trung Quốc và bài học từ Alibaba (Ảnh minh họa)

Thương mại điện tử ở Trung Quốc và bài học từ Alibaba (Ảnh minh họa)

Vào ngày 11/11 năm nay, số hàng hóa được giao dịch trên hệ thống của Alibaba lên tới 19 tỷ nhân dân tệ, cao gấp 4 lần so với năm ngoái và cũng cao gấp đôi so với số tiền mà người Mỹ chi tiêu trong ngày Cyber Monday năm ngoái (Cyber Money là ngày thứ 2 đầu tiên sau ngày lễ tạ ơn, khi người Mỹ được khuyến khích mua sắm trực tuyến). Hơn 100 triệu đơn đặt hàng đã được thực hiện.

Cạnh tranh gay gắt

Nhìn vào những con số này, người ta sẽ cho rằng các nhà bán lẻ của Trung Quốc sẽ vớ bẫm. Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy. Số lượng công ty bán hàng trực tuyến đang ngày càng tăng lên và doanh số bán hàng trực tuyến cũng tăng mạnh. Khách hàng được hưởng mức giá thấp hơn trong khi dịch vụ tốt hơn và đa dạng hơn. Vấn đề về lợi nhuận thặng dư đối với các doanh nghiệp Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với ở Mỹ. Thậm chí, theo Elinor Leung, chuyên gia đến từ công ty nghiên cứu CLSA, gần như không công ty nào có thể thu được lợi nhuận.

Cuộc cạnh tranh căng thẳng nhất nằm ở cuộc chiến giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các cửa hàng thực sự. Dangdang, công ty có mô hình hoạt động giống với Amazon và 360buy, đã phải giảm giá mạnh mẽ. Tencent, hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ nối tiếng với phần mềm nhắn tin, đang phải sử dụng đến số tiền mặt khổng lồ mà hãng tích lũy được để giành giật thị phần. 360buy cũng vừa huy động 400 triệu USD từ các nhà đầu tư để thực hiện chiến dịch tương tự.

Cuộc chiến càng trở nên khốc liệt khi các cửa hàng thực sự lên kế hoạch chống lại các cửa hàng online. Walmart vừa nâng số cổ phần sở hữu tại công ty thương mại điện tử Yihaodian. Theo Jeff Walters, chuyên gia đến từ hãng tư vấn BCG, những hãng như Walmart có thể mở thêm tới 40 – 50 cửa hàng.

Rất nhiều “đại gia” bán lẻ khác đến từ phương Tây như Best Buy hay Home Depot cũng nhảy vào Trung Quốc với chiến lược tương tự. Suning and Gome, chuỗi cửa hàng đồ điện tử nổi tiếng của Trung Quốc, cũng đang đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm trên websites của công ty.

Trong khi đó, Alan Lau, chuyên gia đến từ McKinsey, cho rằng các nhà sản xuất nên ngừng các chương trình giảm giá đối với mua sắm trực tuyến. Theo ước tính của ông, trong năm 2011, máy tính và các thiết bị cầm tay được bán với giá thấp hơn 12% so với khi được bán ở cửa hàng. Trong khi đó, mức chênh lệch của năm nay chỉ là 7%. Khoảng cách được thu hẹp cũng có nghĩa là lợi nhuận thặng dư của cả 2 bên cũng bị giảm xuống.

Bài học từ Alibaba

Tuy nhiên, Alibaba – hãng đang chiếm tới 3/4 thị phần thương mại điện tử tại Trung Quốc – lại là 1 ngoại lệ. Các hệ thống Taobao (kết nối người tiêu dùng với người tiêu dùng) và Tmall (kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng) của hãng đã kết nối người mua và người bán trong khi giúp các hãng tiết kiệm được chi phí hậu cần hoặc giải quyết hàng tồn kho. Alibaba cũng không làm ra bất cứ sản phẩm nào. Hãng chỉ đơn giản kiếm tiền từ quảng cáo (không phải từ thu phí người dùng). Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mô hình này có thể hoạt động phần lớn là nhờ vào vị thế thống lĩnh thị trường của Alibaba.

Triển vọng dành cho Alibaba cũng rất sáng sủa. Ở Trung Quốc, thương mại điện tử mới chỉ chiếm gần 5% tổng hoạt động bán lẻ. Đây là tỷ lệ tương tự như ở Mỹ. Tuy nhiên, triển vọng ở Trung Quốc là lớn hơn rất nhiều. Ở Mỹ, các cửa hàng thực sự hoạt động hiệu quả và có mặt ở khắp mọi nơi. Trong khi đó, ở Trung Quốc, các cửa hàng hoạt động không hiệu quả và hiếm khi có mặt ở bên ngoài các thành phố lớn. Do đó, đây là khoảng trống mà các nhà bán lẻ trực tuyến có thể tận dụng.

Alibaba cũng có chiến lược kinh doanh xuất sắc. Hãng xem xét, ghi nhận và phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng và từ đó có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Điều này cho phép Alibaba phát triển vòng sản phẩm nhanh hơn.

Thu Hương (TTVN)

Xem thêm: Để trả lời Nguyễn Tấn Dũng là ai?, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải trình trước Quốc hội

Tags:
Mạng chia sẻ: Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Digg it! Add to Delicious! Share on Reddit! Stumble it Add to Technorati Favorites

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa