• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao Đông Á | 20/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Thủ tướng New Zealand | 20/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Đối thoại toàn cầu ASEAN | 20/11/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Lấy phiếu tín nhiệm cán bộ: Công khai kết quả, phát huy văn hóa từ chức

Dự thảo Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (QH, HĐND) bầu hoặc phê chuẩn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận sôi nổi, thẳng thắn trong phiên họp ngày 14-9.

Xác định diện bỏ phiếu phù hợp

Bản dự thảo đề án được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày tại phiên họp đưa ra những phương án khác nhau về diện cán bộ thực hiện, tần suất tiến hành, việc công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm và phương án xử lý nếu lấy phiếu tín nhiệm không đạt quá bán… để xin ý kiến UBTVQH. Về diện cán bộ thực hiện, phương án 1 bao gồm những người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn ở Trung ương với tổng số lượng 49 người. Ở phạm vi HĐND, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, số lượng lấy phiếu tối đa 20 người đối với HĐND cấp tỉnh, 12 người đối với HĐND cấp huyện và 7 người đối với HĐND cấp xã. Phương án 2, sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với toàn bộ những người giữ các chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, với tổng số lên tới 430 người. Số người giữ các chức vụ do HĐND bầu ở HĐND cấp tỉnh được lấy phiếu tín nhiệm khoảng 50 – 65 người, ở HĐND cấp huyện khoảng 20 – 30 người, ở HĐND cấp xã là khoảng 5 – 7 người.

Sáng 14-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tục phiên họp thứ 11 để cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Trong ảnh: Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. Ảnh: TTXVN

Sáng 14-9, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII tiếp tục phiên họp thứ 11 để cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Trong ảnh: Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. Ảnh: TTXVN

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết đa số ý kiến trong Ban chỉ đạo và ý kiến của các cơ quan được tham khảo ý kiến tán thành phương án 1 của đề án. Nếu theo phương án này, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm sẽ do QH và HĐND thực hiện tại phiên họp toàn thể của các cơ quan này.

Góp ý về vấn đề này, đa số ý kiến trong UBTVQH cũng tán thành phương án 1. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm có thể tiến hành ở các cấp độ khác nhau, các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực của các ủy ban chỉ nên lấy ý kiến trong hội đồng/ủy ban nơi họ công tác là đủ. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với cả các ĐBQH chuyên trách để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ này…

Phát huy văn hóa từ chức

Đáng lưu ý, nhiều thành viên UBTVQH đề nghị dành cơ hội cho các cán bộ không đạt được tỷ lệ tín nhiệm cần thiết (thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm) phát huy văn hóa từ chức trước khi các vị này được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại QH.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng, phiếu tín nhiệm nên thiết kế thêm câu hỏi: Có nên bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ đó hay không? Khi người cho ý kiến trả lời câu hỏi này, QH sẽ có được tỷ lệ đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm do Hiến pháp quy định (khi có từ 20% đại biểu Quốc hội đề nghị trở lên đề nghị thì tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm – PV). Như vậy vừa phù hợp với pháp luật vừa đảm bảo yêu cầu kịp thời xử lý những cán bộ mất uy tín nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các thành viên UBTVQH đều cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cần được công bố công khai, minh bạch. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dứt khoát: “Lấy phiếu rồi phải công khai kết quả. Nhưng đề nghị giữ nhiệm vụ 2 năm liên tục hãy lấy phiếu tín nhiệm, bởi hiệu quả của công việc quản lý điều hành cần có thời gian mới thể hiện chính xác”. Đây cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện. Ông Hiện cho rằng việc đánh giá mức độ tín nhiệm nên thực hiện vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kỳ mới chính xác và hiệu quả. Vì năm đầu tiên cán bộ chưa thể hiện hết năng lực, còn năm cuối có thể lại sắp nghỉ hưu, không còn nhiều động cơ phấn đấu…

Đồng ý tần suất lấy phiếu tín nhiệm nên 2 năm một lần, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển lưu ý đến một lý do khác: “Có nên năm nào cũng lấy phiếu không? Lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên quá, nhiều khi làm cán bộ chùn tay, mất tính quyết đoán”. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ nên tiến hành hàng năm…

Sau phiên họp UBTVQH, đề án sẽ được tiếp thu hoàn thiện một bước, trình Bộ Chính trị cho ý kiến, sau đó tiếp tục được chỉnh lý và trình QH thảo luận tại kỳ họp thứ 4.

ANH THƯ (SGGP)


Mạng chia sẻ: Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This! Digg it! Add to Delicious! Share on Reddit! Stumble it Add to Technorati Favorites

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa