Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Bạn đọc » Lại trò lố mới của blogger Nguyễn Xuân Diện

Lời dẫn: GTL vốn đã không muốn nhắc đến ông Tiến sỹ Hán- Nôm này nữa kẻo có người cho rằng chúng tôi có tư thù gì chăng? Thế nhưng…

**********

Tiếc cho cái học vị tiến sĩ!

Đọc tựa đề “KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM?” bên blog Tễu, ngẫm nghĩ hoài mà vẫn thấy buồn cười, xin chép lại entry:

“Hình ảnh dưới đây là hòn đá có chiều cao khoảng 1m (một ảnh mặt trước, một ảnh mặt sau), được cho là một đạo bùa trấn yểm hiện đang đặt tại ĐỀN THƯỢNG, thuộc khu Di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Nhiều khách hành hương về Đất Tổ đã rất hoang mang lo lắng về hai đạo bùa này. Họ cho rằng đây là đạo bùa do người Tàu trấn yểm nhằm triệt hạ long mạch của Đất Tổ và qua đó triệt hạ cả dân tộc ta.

Khẩn cấp đề nghị: Ban Tuyên giáo, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý Di tích Đền Hùng nhanh chóng vào cuộc và sớm trả lời cho nhân dân được biết:

- Ai là người sai đặt đạo bùa này vào Đền Hùng? Từ bao giờ?

- Đạo bùa này có liên quan gì đến một thế lực nào từ Trung Nam Hải không?

Đồng thời đề nghị khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này và di dời nó khỏi khu vực di tích Đền Hùng trước lễ hội Giỗ Tổ năm nay.

Và huy động các phương tiện thông tin đại chúng giải thích rõ để đồng bào yên lòng hành hương về chiêm bái Đất Tổ.

Xin cũng đồng thời thỉnh các bậc cao sĩ tương trợ giải mã về đạo bùa này!”

Buồn cười vì sao?

Bản tin mà tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đưa ra chẳng có một tí cở sở nào để thuyết phục bạn đọc, ngoài những cụm từ gây sốc “kinh hoàng”, “đã bị Tàu trấn yểm” .., theo kiểu báo lá cải nhằm mục đích câu view. Hoài nghi là quyền của tất cả mọi người và vô cùng cần thiết đối với những người làm nghiên cứu, nhưng khi “cái tôi” cũng không biết rõ là gì, dùng một số đông vô hình nào đó để “cho là”, “cho rằng” … là một điều đáng tiếc, không đáng có của bậc trí thức.

Ít ra, với tư cách tối thiểu của người đưa tin cũng cần cho người đọc biết được nội dung những dòng chữ, những hình vẽ trên cục đá đó thể hiện điều gì? Đằng này không có, hoàn toàn không có, dù quá hiểu người đời thì tam sao thất bản, công luận thì tri túc cao thấp khác nhau .., có phải dẫn đến sự ồn ào thị phị không cần thiết. Báo lá cải có thể tung tin quả táo hiện hình ông Phật Di Lặc, bông hoa 3000 năm mới nở một lần .., chẳng lẻ blog Tễu cũng như vậy?

Phẫn nộ, căm giận sự ngang ngược bành trướng bá quyền của lãnh đạo Trung Hoa là điều chính đáng. Lên án, phản ứng vụ cờ lục tinh, vụ cờ “lạ” trong sách giáo khoa trẻ em, vụ Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa, vụ tàu cá “bạn” xâm phạm ngư trường Việt Nam, vụ ngư dân mình bị bức bách tại Hoàng Sa, bỡi những tàu Hải giám Hoa lục … là điều chính đáng, vì những dữ liệu đó hoàn toàn có cơ sở, có thật. Thế nhưng, có nên nuôi dưỡng tinh thần đó … bằng cách tung tin chưa được kiểm chứng, bản thân người dẫn lời lại không hiểu đầu đuôi ngọn ngành thế nào, ý nghĩa gốc gác ra sao? Một  sự suy diễn, phán đoán, mơ hồ .., nhằm đánh động dư luận theo mục đích “chủ ý cá nhân” của mình. Tiến sĩ, nhà khoa học nghiêm túc khác với một người làm truyền thông đơn thuần, thực dụng.

Đã thế, lại lời lẽ “đao to búa lớn” khẩn cấp đề nghị các cơ quan công quyền như Ban Tuyên giáo, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông … nhanh chóng vào cuộc với hòn đá mà Lâm Khang chủ nhân phán đoán là đạo bùa của người Tàu. Lục xem thử các văn bản hành chính, các văn bản pháp luật nào có từ “đạo bùa” để các quan chức năng căn cứ mà thực thi công vụ?. Sao không đứng bằng tư cách cá nhân của mình mà yêu cầu, lại lôi cụm từ “nhân dân” vào đó? Phê phán các quan chính phủ hay lồng ghép từ “dân”, “nhân dân” để biện bạch cho những chủ trương chính sách thì bây chừ chính mình lại phạm vào điều đó.

Có quyền nghi vấn, khi nghi vấn, bằng uy tín và sự chính danh của mình hay thông qua tổ chức nghiệp đoàn của mình, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có thể làm văn bản hoặc trực tiếp đề xuất, góp ý, tham gia nghiên cứu…  cùng chính quyền để làm rõ ý nghĩa, nguồn gốc hòn đá trên. Thổi một thông tin mù mờ lên mạng trong lúc sức nóng của dân tình cả nước đối với láng giềng đang lên cao độ để làm gì vậy hả ông Diện?

Chưa biết chính xác hòn đá đó là ‘thiện ý’ hay ‘ác ý’ đã vội “đề nghị khẩn cấp vô hiệu hóa và di dời nó”, “huy động các phương tiện thông tin đại chúng giải thích rõ để đồng bào yên lòng”. Phải chăng tiên sinh đang nghiêm trọng hóa một hòn đá và phù phiếm cái khái niệm đồng bào bao la rộng lớn kia nhờ truy cập blog Tễu mà trở nên hoang mang, lo sợ.
Đây là một entry hoài nghi học vị tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (chưa cần bàn đến chuyên ngành Hán Nôm, chưa cần bàn đến khái niệm mê tín dị đoan), nó bắt đầu bằng chữ “kinh hoàng” và kết thúc “đồng thời thỉnh các bậc cao sĩ tương trợ giải mã về đạo bùa này”. Vậy thì kinh hoàng cái điều gì đây? Chợt nhớ đến một bài viết của nhà báo Hồ Trung Tú mà trong đó, chủ nhân blog Tễu đã quảng cáo “blog Nguyễn Xuân Diện – tức cuốn sổ tay mở của tôi, được mọi người xem là một blog giàu hàm lượng tri thức”. Thử hỏi trong bản tin ở trên, hàm lượng tri thức nằm ở đâu?

Bùa đạo, phong thủy … là phạm trù cổ học vi diệu bát ngát mênh mông. Nhưng chính vì sự vi diệu bát ngát mênh mông đó mà người xưa đã đúc kết truyền dạy: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”, thái độ lạc quan minh triết đó mới đáng hàn lâm trân trọng.

Có câu đối Tết:

“Tối ba mươi, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa

Sáng mồng một, dang tay đón ông Phúc vào nhà”

Làm khoa học hay làm truyền thông cũng vậy, điều kị nhất là thái độ thân quen cả nể để rồi lăng xê quá đáng về nhau, khó mà đổi thay, tiến bộ được. Nếu cảm thấy có cái gì mới mới, khang khác một tí chẳng qua nhờ một trận mưa kì diệu bất chợt nào đó khiến bầy cá theo dòng nước mà thoát ra được cái ao cũ, trôi  dạt đến một cái ao khác lạ hơn. Chung quy vẫn không thể thoát ra được cái ao của chính mình.

MP
——-

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Nguyễn Xuân Diện, ,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa