• Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 | 28/10/2012
  • Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » “Cuộc xâm lăng” của tàu cá Trung Quốc

Khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc dự kiến sẽ tới vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trong ngày hôm nay. Thông tin được Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc loan báo cuối ngày 17-9 như một biện pháp mới đáp trả kế hoạch mua đảo của Nhật Bản.

Nếu như một lượng lớn tàu cá của phía Trung Quốc xâm nhập vào khu vực lãnh hải của Nhật trên biển Hoa Đông thì khả năng xảy ra các cuộc chạm trán với tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển Nhật là rất cao, càng làm tăng thêm căng thẳng giữa hai bên.

Đài Phát thanh quốc gia Trung Quốc hôm 17-9 cho biết, hoạt động đánh bắt của các tàu cá gần khu vực các đảo không người – thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư – sẽ được các cơ quan quản lý ngư nghiệp kiểm soát chặt chẽ qua vệ tinh quan sát hải quân.

Lực lượng tàu cá hùng hậu gồm 1.000 chiếc đã xuất phát từ 2 tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến và dự kiến sẽ hội ngộ cùng 6 tàu hải giám của Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực đảo tranh chấp.

Tàu hải giám Trung Quốc sẽ hộ tống các tàu cá tại khu vực đảo tranh chấp, phía xa là tàu Cảnh sát biển Nhật Bản

Tàu hải giám Trung Quốc sẽ hộ tống các tàu cá tại khu vực đảo tranh chấp, phía xa là tàu Cảnh sát biển Nhật Bản

Cục Nghề cá và Hải dương tỉnh Chiết Giang cho biết sẽ áp dụng những biện pháp hiệu quả để “tăng cường chủ quyền và duy trì luật pháp ở Điếu Ngư/Senkaku”, qua đó đảm bảo an toàn cho các ngư dân đánh bắt, tận dụng hợp lý các nguồn cá trên biển Hoa Đông.

Chính phủ Nhật trong thời gian qua tỏ ra hết sức kiềm chế trong việc đưa ra hành động đối phó với làn sóng biểu tình của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước thông tin 1.000 tàu cá Trung Quốc tiến tới quần đảo tranh chấp đã khiến chính quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda lo ngại.

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch xua tàu cá tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư – sau khi lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Hoa Đông hết hiệu lực, nhưng do thời tiết không thuận lợi, kế hoạch này đã được lùi lại tới ngày hôm nay.

Hôm 16-9, khi được hỏi về sự chuẩn bị về khả năng ứng phó với các biến cố có thể xảy ra, ông Noda đã nói rằng sẽ “xử lý các tình huống dựa trên luật pháp của Nhật Bản”. Ông cũng thêm rằng, hiện Chính phủ Nhật đang theo tiếp cận tình hình bằng cách chờ đợi và quan sát. Tuy nhiên, Tokyo sẽ không chịu ngồi yên nếu như một lượng lớn tàu cá Trung Quốc tới khu vực quần đảo tranh chấp.

Giới quan chức Chính phủ Nhật lo ngại rằng Nhật Bản có thể buộc phải bắt giữ các chủ tàu cá nếu như họ cố gắng tiếp cận vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản. Nếu như lực lượng cảnh sát biển nước này – đang chịu trách nhiệm tuần tra khu vực này – không thể kiểm soát tình hình xung quanh chuỗi đảo không người, Chính phủ Nhật sẽ buộc phải triển khai lực lượng tự vệ.

Cùng lúc với cuộc đổ bộ của lực lượng tàu cá khổng lồ và các lo ngại về xung đột trên biển diễn ra giữa hai bên Trung-Nhật, các cuộc biểu tình phản đối Nhật vẫn tiếp diễn ở Bắc Kinh từ hôm đầu tuần. Khoảng 200 người đã tổ chức tuần hành xuống các con đường xung quanh Đại sứ quán Nhật, phản đối kế hoạch mua đảo tranh chấp mà Tokyo tuyên bố tuần trước.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ đang cố gắng làm dịu tình hình bằng cách yêu cầu các công dân “thể hiện chính kiến một cách hợp pháp và chừng mực”. Các chuyên gia Trung Quốc về quan hệ Nhật Bản nói rằng những cuộc biểu tình bạo lực đó sẽ không có tác động tích cực đến tranh chấp lãnh thổ trên Senkaku/Điếu Ngư mà thậm chí còn có thể phản tác dụng.

Khánh Duy (Báo Đại Đoàn Kết)

 


Mạng chia sẻ:

Một phản hồi đến ““Cuộc xâm lăng” của tàu cá Trung Quốc”

  1. Dại Gái Dại Gái
    19/09/2012 - 1:31 am

    Trên đời này kẻ lãnh đạo tồi tệ nhất là đem người dân không vũ khí ra làm bia chắn cho các hành động
    đó là hành động thử thách nước bạn bởi họ sẽ phân vân giữa việc có nên làm hành động trái nhân văn là bắn người dân vô tội không?
    NB sẽ hành động thế nào? Nếu sau vụ này NB thành công ta có thể tham khảo

Gửi phản hồi đến Dại Gái

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa