Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 14) – Phần 12: Án tử hình cho Hành tinh lớn: Bạn có muốn bị chiên công sự Khải huyền?

DEATH BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC

“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus

PHẦN 12: ÁN TỬ HÌNH CHO HÀNH TINH LỚN: BẠN CÓ MUỐN BỊ CHIÊN CÔNG SỰ KHẢI HUYỀN?

Tài liệu hướng dẫn người quá giang đến trại tù cưỡng bức lao động Trung Quốc

Các vấn đề môi trường của Trung Quốc đang gia tăng. Nước ô nhiễm và khan hiếm là gánh nặng của nền kinh tế, mức độ ô nhiễm không khí gia tăng đe dọa sức khỏe của hàng triệu người Trung Quốc, và nhiều vùng đất đang biến thành hoang mạc khá nhanh chóng — Foreign Affairs

So với thành phố xám tro Lâm Phần (Linfen) thuộc tỉnh Sơn Tây (Shanxi) nội địa Trung Quốc, Luân Đôn u tối trong truyện của Dicken trông tinh khôi như một công viên thiên nhiên. Sơn Tây là trung tâm của vành đai than đá nước này, những ngọn đồi xung quanh Lâm Phần lỗ chỗ các mỏ than – cả mỏ lậu lẫn hợp pháp, không khí đầy muội than. Đừng lo phơi đồ giặt của bạn – chúng sẽ được nhuộm đen trước khi kịp khô.—Times

Linfen (Trung Quốc) là thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Không ai cho là người dân Trung Quốc ngu ngốc. Nhưng những gì các nhà lãnh đạo chính phủ và giới kinh doanh Trung Quốc đang làm với bầu không khí, nước và đất đai của đất nước họ – với sự chấp nhận ngầm của đa số dân chúng – hẳn phải là hành vi gây hại diện rộng xuẩn ngốc nhất, thiển cận nhất, và dẫn đến tự hủy diệt đối với Mẹ Thiên Nhiên mà thế giới từng chứng kiến. Đó là đau nhức mắt, ngứa họng với thứ không khí nhiễm độc đến xé phổi phun ra ở các khu nhà máy của Trung Quốc, hay ồ ạt các hóa chất gây ung thư, phân và chất thải chưa xử lý tràn ngập các dòng sông lớn nhất như Hoàng Hà (Yellow) và Trường Giang (Yangtze/Dương Tử), hay ô nhiễm lượng lớn các kim loại nặng, thuốc trừ sâu dư lượng và các chất thải điện tử chết người đầy trong đất nông nghiệp hay là cuộc Đại Trường chinh (Long March) phá rừng và sa mạc hóa từ vùng cực tây Tân Cương (Xinjiang) đến tận cửa ngõ Bắc Kinh, tất cả hơn bao giờ hết vẫn đang hình thành một “Mùa xuân thầm lặng” cùng năm tháng.

Tất nhiên, thói thường của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc biện hộ cho tội ác chống Mẹ Thiên Nhiên rằng đế chế non trẻ của họ vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Họ nhấn mạnh rằng ít nhất vẫn lường được một số tổn hại về môi trường trước khi Trung Hoa Đỏ (Red China) tạo nên một quá trình chuyển đổi “không thể tránh khỏi” thành Trung Quốc Xanh.

Mục lục
[ẩn]

Và một số vị lãnh đạo đảng theo thuyết “việc làm cho bây giờ, môi trường để sau này” hẳn nhanh chóng chỉ ra rằng khi nước Mỹ công nghiệp lần đầu tiên phát triển từ hơn một thế kỷ trước, Pittsburgh đã bị bọc trong tấm vải liệm nạm than và Cleveland là thành phố mà ở đó nếu bạn không thể đi bộ trên mặt nước vì quá tù đọng thì ít nhất có thể đốt cháy nước trên ngọn lửa.

Và một số vị lãnh đạo đảng theo thuyết “việc làm cho bây giờ, môi trường để sau này” hẳn nhanh chóng chỉ ra rằng khi nước Mỹ công nghiệp lần đầu tiên phát triển từ hơn một thế kỷ trước, Pittsburgh đã bị bọc trong tấm vải liệm nạm than và Cleveland là thành phố mà ở đó nếu bạn không thể đi bộ trên mặt nước vì quá tù đọng thì ít nhất có thể đốt cháy nước trên ngọn lửa.

Vâng, thưa Trung Quốc, chúng tôi biết thế. Nhưng Trung Quốc xin hãy nghe điều này: Bất kỳ điều gì Mỹ đã từng làm trong lịch sử môi trường của nó hay việc nước Anh triều đại Victoria đã làm trong suốt cuộc Cách mạng Công nghiệp hay Brazil hoặc Indonesia, Mexico hoặc thậm chí bất kỳ các nước lớn nào khác hôm nay đang làm tại bất kể đâu là không đáng kể gì so với sự báng bổ môi trường hàng loạt từ nhỏ đến lớn đang diễn ra ở Trung Quốc. Và ta không cần phải là Al Gore để hiểu cái sự thật tệ hại này: Phần lớn các thiệt hại môi trường đang gây ra là không thể sửa chữa; hiệu ứng “đốn và đốt” công nghiệp của Trung Quốc đang lan tỏa như một căn bệnh ung thư ra khắp thế giới.

Chính bởi điều đó tất cả chúng ta ở bên ngoài Trung Quốc rốt cục phải băn khoăn về sự sốt sắng thiển cận của chính phủ China ngang nhiên đánh đổi không khí, nước và đất trồng lấy 30 đồng bạc và mảnh thị phần lớn hơn trên thị trường toàn cầu. Không giống như ở Las Vegas, “Cái gì xảy ra ở Trung Quốc không ở lại Trung Quốc”. Hãy mang khẩu hiệu này đến ngay trước thềm nhà chúng ta, hãy cân nhắc việc khí độc hại gia tăng như châu chấu từ các nhà máy Trung Quốc nay đang làm bẩn bầu không khí không chỉ của Nhật Bản, Đài Loan và bán đảo Triều Tiên mà còn của Los Angeles, San Francisco và Denver.

Như trong Chương 2 “Chết vì chất độc Trung Quốc” minh họa khá sinh động, các vi khuẩn, chất độc dioxin, kim loại nặng, thuốc trừ sâu dư lượng độc hại làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai Trung Quốc tất cả đang luẩn quẩn đâu đó trong sản phẩm nước táo, thịt gà, cá, tỏi, mật ong, vitamin, và các loại thực-dược phẩm khác Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Và nhìn vào tương lai con cháu chúng ta, khi sự ô nhiễm nước và không khí, sa mạc hóa, phát triển thái quá, nhiễm độc đất gia tăng và sự biến đổi khí hậu đang dần làm eo hẹp và phá hoại vụ thu hoạch những loại cây lương thực chính như lúa mì, gạo và đậu nành nước này, Trung Quốc sẽ gia tăng cạnh tranh tìm nguồn cung cấp thực phẩm từ khắp thế giới – và hệ quả giá cả sẽ tăng đột biến suốt từ các làng tận Châu Phi cho đến các siêu thị ở Châu Âu hay tận các lối đi khu thực phẩm của Walmart trên đất Mỹ.

Vì tất cả các lý do đó và nhiều lý do khác nữa – bao gồm cả vai trò nghiêm trọng nhất của Trung Quốc trong sự nóng lên toàn cầu – tất cả chúng ta trên khắp thế giới cần hiểu rõ cái “Thảm kịch của Bàn ăn chung Toàn cầu” đang dần bộc lộ và cần đương đầu với Trung Quốc một cách tương xứng.

Đừng để họ phủ Nâu bầu trời xanh của ta

Ở Mỹ, chúng ta đưa lũ trẻ đến các nông trại để chỉ cho chúng xem bò và biết sữa lấy từ đâu. Ở Trung Quốc, theo cùng một cách dã ngoại như vậy, những người lớn lên ở các thành phố công nghiệp như Bắc Kinh, Trùng Khánh và Thành Đô (Chongqing & Chengdu) đi để nhận ra bầu trời thực sự có màu xanh vào ban ngày và có các ngôi sao lúc ban đêm.

Tôi đã trực tiếp nhận được bài học này trong một sứ mệnh nhân đạo khi giúp các bác sĩ Trung Quốc ở thành phố đi kiểm tra bệnh khuyết tật tim bẩm sinh ở trẻ em và bệnh cao huyết áp ở người trưởng thành vùng nông thôn. Khi những chú chuột thành thị này ra vùng thôn quê, họ nhìn thấy các ngôi sao và tỏ ra kinh ngạc thực sự.

Thứ khôi hài là việc bầu không khí ô nhiễm lan đến tận vùng núi Vân Nam (Yunnan), thay vì lẽ ra được chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời của hai nghìn ngôi sao lấp lánh thường làm choáng ngợp bọn trẻ Mỹ trong chuyến cắm trại đến Joshua Tree hay Mỏm Washington, tất cả thứ mà chúng tôi thấy là chỉ những dấu mờ lấp lánh mà bạn có thể thấy vào bất kỳ đêm nào ở Los Angeles.—Greg Autry

Ai đã từng đến Trung Quốc để xem Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thành hay nghĩa trang tuyệt vời của nền dân chủ với cái tên Quảng Trường Thiên An Môn đều biết chính xác vấn đề là: Bạn có lẽ không nên thấy, nếm thử-hay bị nghẹt thở-trong bầu không khí bạn đang phải hít thở. Nhưng nó đầy rẫy trong cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu dân Trung Quốc với bệnh ho đã thành mãn tính, hầu hết trong số họ hẳn là không biết rằng bầu trời có lúc xanh thẳm vào ban ngày và lấp lánh hàng tỷ ngôi sao vào ban đêm.
Tuy nhiên, điều đó không phải chỉ là việc một bầu trời màu nhờ nhờ, người Trung Quốc cần lo ngại về biểu hiện tác động gây bệnh của ô nhiễm không khí. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm như vậy hằng năm giết chết tới 700,000 người Trung Quốc. Nó ước chừng tương đương với việc làm ngạt thở toàn bộ dân số thành phố San Francisco, các bang của Wyoming hay Delaware, vùng dân cư Canada của New Brunswick, hay thậm chí toàn bộ quốc gia Bahrain mỗi năm.

Đừng để họ phủ Nâu bầu trời xanh của ta.

Giờ hãy phân tích việc này: Theo phong cách tinh hoa kiểu nhà nước độc tài toàn trị của Orwell [1], khi nghiên cứu đó của Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên xuất hiện, bộ phận cảm biến kiểm duyệt yêu cầu con số thống kê 700,000 xác chết phải bị cắt bỏ trong ấn bản in cuối cùng của báo cáo này, những kẻ săm soi thuê của Đảng Cộng Sản đã không cao giọng nói điều đó không đúng sự thật, đơn giản là e sợ con số chết chóc này có thể dẫn đến bất ổn xã hội. Thật vậy – và liệu vấn đề có thật chỉ là thời điểm tránh công bố?

Và đây nữa, một thống kê lạnh gáy khác dù không phải là một bí mật quốc gia gì cả. Đất nước đông dân nhất thế giới này nổi bật với hơn 100 thành phố có hơn 100 triệu dân; và thực tế là mỗi cộng đồng đông đúc này của nhân loại đều được bao phủ dưới một đám mây mù độc hại lưu huỳnh hai ôxít (SO2 / sulfur dioxide) và các hạt bụi thấu phổi. Hơn nữa, trong số 20 thành phố lớn nhất thế giới bị ô nhiễm không khí tồi tệ nhất – dù cái tên Mexico City (thủ đô Mexico) và Jakarta xuất hiện ngay trong đầu chúng ta – thì có tới 16 đô thị “kiểu cần đeo mặt nạ dưỡng khí” đó ở Trung Quốc.

Vậy tại sao không khí ở Trung Quốc dơ bẩn thế? Đơn giản, vì than đá đáp ứng đến 75% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc – mà nỗ lực quản lý khai thác sử dụng than sạch thật ít ỏi. Thực vậy, hàng ngày trên khắp đất nước này, than được vận chuyển, đốt cháy, xử lý chỉ với công nghệ kiểm soát ô nhiễm sơ sài và chẳng ai buồn quan tâm đến tác động của các quy trình đó đến đời sống con người hay động vật. (Một trong số chúng tôi thậm chí đã tận mắt chứng kiến các công trường nơi hàng tấn hàng tấn than trôi xuống sông Trường Giang từ các vựa chứa được xây dựng cẩu thả – rồi sau lại được vá víu qua loa và thờ ơ.)

Than không chỉ là lựa chọn của các nhà máy điện. Ở nhiều gia đình nông thôn Trung Quốc, than thô nguyên liệu được dùng để nấu ăn và sưởi ấm – mà hệ thống thông gió trong nhà dân lại hầu như không có. Than hiện diện khắp nơi trong nền kinh tế Trung Quốc gây ra tới 90% khí thải SO2 – thành phần chính trong lớp mây mù nước này. Sự lệ thuộc vào than đá cũng là lý do không khí Trung Quốc đọng đầy các hạt bụi chất thải chết người, chúng có thể xâm nhập sâu và xé rách mô phổi.

Vậy tại sao mỗi người chúng ta phải quan tâm việc người dân Trung Quốc cứ muốn chết ngạt như thế, hãy nhớ rằng: cứ với 100 tấn SO2 hay khí thải dạng hạt hoặc có chứa thủy ngân chết người từ các nhà máy của Con Rồng này phun lên bầu trời Trung Quốc, hàng ngàn pound [2] chất thải ô nhiễm cuối cùng sẽ gây tổn thương mắt, phổi, họng và hệ thần kinh dân cư ở Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và sau đó cả ở Bắc Mỹ. Với điều đó, bạn chẳng thể thức dậy ở Carson, California hay Seattle, Washington rồi kêu lên: “tôi thật ghét thấy cái mùi Trung Quốc này vào buổi sáng.”

Nước, Nước ở mọi nơi mà chẳng có giọt nào để uống

Ba con sông lớn nhất nước Mỹ – Colorado, Mississippi và Ohio cũng là dơ bẩn theo nghĩa con người sẽ gặp nguy hiểm nếu bơi lội hay ăn tôm cá đánh bắt ở đó. Những đoạn sông Ohio chảy qua Pittsburgh cũng tù đọng, đen ngòm sền sệt như thể người ta có thể bước đi trên đó.—FactsandDetails.com

Ta cũng không chẳng cần phải là người có thẻ thành viên Câu lạc bộ Sierra [3] để biết đoạn trích dẫn trên là thiếu căn cứ. Nhưng ngay khi ta thay thế các từ “Mỹ” bằng “Trung Quốc”, “Trường Giang, Châu Giang và Hoàng Hà” thay cho “Colorado, Mississippi và Ohio”, “Quảng Châu” đổi thành “Pittsburgh”, bức tranh môi trường mà trang web FactsandDetails.com đó mô tả thật trung thực.

Cũng chẳng cần phải là thành viên Hiệp hội Súng trường quốc gia [4] để biết nếu các con sông và đường thủy ở Mỹ nhiễm bẩn dù chỉ bằng một phần mười sông ngòi Trung Quốc, những người có trách nhiệm nâng cao nhân quyền hay nhà môi trường yêu nước đã cùng sát cánh phản đối.

Dòng sông bị ô nhiễm của Trung Quốc.

Thực lòng mà nói, tình trạng thiếu quản lý môi trường ở Trung Quốc làm chúng tôi ngạc nhiên nhất. Chiếm tới 20% dân số thế giới, Trung Quốc chỉ có 7% nước ngọt thế giới; nhiều vùng đất rộng lớn ở nước này – bao gồm hơn 100 thành phố – phải chịu hạn hán triền miên. Bất chấp thực tế thiếu nước, các khối óc và chỗ đặt niềm tin của Chính phủ và giới kinh doanh Trung Quốc vẫn cho phép 70% toàn bộ sông suối, ao hồ và 90% nước ngầm nước họ trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.

Thậm chí, ở các thành trì công nghiệp như Sơn Tây, phần lớn nước sông ngòi độc hại tới mức không thể nhúng tay xuống. Jeffrey Hayes cung cấp một vài cảnh tóm tắt bộ phim thực tế đang diễn ra trên các sông hồ ở khắp Trung Quốc:

Dòng nước đáng lẽ đầy cá tôm và thân thiện với những người thích bơi lội thì nay là mặt nước đen phản chiếu và ngầu bọt, bốc mùi hôi thối. Các con kênh lớp lớp rác rưởi lềnh bềnh, rác cứ ken dày hai bờ kênh. Đa số là các loại rác thải nhựa đủ màu đang phai nhạt với mức độ khác nhau dưới nắng mặt trời.

Sự nguy hại ấy gây ra bởi lũ lượt hàng tỷ tấn chất thải công nghiệp chưa xử lý, phân hóa học, nước thải tươi của người và động vật thải ra từ các nhà máy hóa chất, sản xuất thuốc và sản xuất phân bón, từ nhà máy thuộc da, sản xuất giấy hay những trang trại nuôi lợn. Chính vì cái đập xả chất thải chưa xử lý đó, hàng tỷ dân Trung Quốc phải uống nước ô nhiễm hàng ngày, ít nhất 700 triệu người trong số đó cũng phải quen với loại nước uống chứa gia vị chất thải người và động vật.

Trong khi đó, sông Liao lớn miền nam Mãn Châu là biểu trưng cho câu châm ngôn Trung Quốc càng phát triển nhanh, việc bảo vệ môi trường càng bị tảng lờ. Ngay cả khi hai bờ con sông này được trang bị nhiều cơ sở xử lý nước kiểu mới, những cơ sở này hoàn toàn bị các mức độ ô nhiễm liên tục gia tăng lấn át.

Giải thích tại sao các lưu vực ở Trung Quốc lại ô nhiễm quá mức, hãy lấy một trường hợp “đi đêm” điển hình của “Vua sơ mi” ở Tỉnh Quảng Đông – Công ty dệt may Fuan. Bị cáo giác trong phóng sự của tờ Washington Post, nhà máy của Fuan đã phải đóng cửa vì đổ trái phép 20,000 tấn chất thải nhuộm đỏ dòng sông địa phương. Thế nhưng, trước nạn thất nghiệp gia tăng, các viên chức Cộng sản của chính quyền địa phương âm thầm khuyến khích Fuan chỉ cần đổi tên và chuyển đến địa điểm mới.

Thực tế, ô nhiễm nước hãi hùng của Trung Quốc đã thêm vào kho từ vựng về các thảm họa môi trường một thuật ngữ mới – “làng ung thư”. Chỉ tính dọc theo sông Hoài (Huai) đã có hơn 100 làng ung thư; các nông dân ở khu làng dòng nước con sông này bao quanh dần dần mắc bệnh ung thư thực quản, ruột và dạ dày với tỷ lệ cao như tỷ lệ tử vong của đám lính bộ binh Mỹ đổ bộ xuống bờ biển Normandy.

Xem nào, gần đây nhất vào thời Mao Trạch Đông, người Trung Quốc rất gắn bó với các nguồn nước. Tuy nhiên, ngày nay, thậm chí cả một Mao chủ tịch tái sinh – người luôn yêu thích bơi dọc sông Trường Giang – có lẽ cũng không thể bị lừa chết trong đó được. Với cùng kiểu thích nước màu mè như thế, cho dù dễ dàng đến với nhiều sông suối vùng núi, các cư dân thành thị như Thành Đô và Trùng Khánh cũng không lựa chọn những nơi đó để câu cá giải trí thay việc tìm đến các ao đào nằm trong các khu “công viên câu cá”. Trong khi ấy, hàng triệu người dân Thượng Hải sinh sống ngay vùng bờ biển và cửa sông, chẳng ai dám liều tắm mình hoặc bơi lội trong các vùng nước chết quanh thành phố đó.

Để thấy nỗi hổ thẹn môi trường này từ quan điểm Mỹ, hãy xét cảnh ngộ Thái Hồ (Lake Tai). Tương đương Hồ Placid tuyệt đẹp ở Adirondacks, Mỹ, hồ này lớn thứ ba ở Trung Quốc và là nhà chung cho hơn 90 hòn đảo, nổi tiếng với các tuyệt tác đá vôi hình thành tự nhiên. Nhưng ngày nay, quần thể Thái Hồ lại nổi danh do đang đổi sang màu xanh sáng vì tảo sinh sôi mạnh đang làm cạn kiệt ô xi, giết chết tôm cá trong hồ, làm cho nước hồ hoàn toàn không thể xử lý thành nước uống sinh hoạt.

Trước nguy cơ hủy diệt tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc như trường hợp Thái Hồ, có hay không bất kỳ một nhà hoạt động môi trường từng bị đàn áp vì bảo vệ nó? Wu Lihong đã cố giữ niềm tin trong 5 ngày trước khi bị cảnh sát buộc “thú nhận tội lỗi” và ném vào tù – một nơi đúng là trại giam ở Trung Quốc.

(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Death by China.

Chú thích:

[1] Nguyên gốc “Orwellian fashion” = liên quan, gợi nhiều liên tưởng của các tác phẩm của George Orwell, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết trào phúng 1984, mô tả một nhà nước độc tài toàn trị của tương lai.

[2] 1 pound ~ 450gram

[3] Sierra Club: Tổ chức môi trường lớn nhất, lâu đời nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất ở Mỹ, được thành lập tư năm 1892 ở San Francisco

[4] the National Rifle Association – NRA tổ chức ủng hộ cho việc bảo và thúc đẩy quyền sở hữu súng, an toàn vũ khí, bảo vệ săn bắn và tự vệ tại Mỹ. Theo một tạp chí Fortune khảo sát năm 1999, các nhà lập pháp và nhân viên quốc hội xem xét NRA nhóm vận động hành lang có ảnh hưởng nhất. Hoạt động chính trị của nó là dựa trên nguyên tắc rằng quyền sở hữu súng là một quyền tự do dân sự được bảo vệ bởi Điều bổ sung sửa đổi thứ hai của Tuyên ngôn Nhân quyền, và nó vẫn là tổ chức hoạt động dân quyền lâu đời nhất tại Mỹ. NRA đã có gần bốn triệu thành viên.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Death by China,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa