Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 14) – Phần 11.2: Nữ anh hùng Trung Quốc đi lên mặt trăng cùng con thỏ

DEATH BY CHINA – CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC

“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”
Albert Camus

PHẦN 11.2: NỮ ANH HÙNG TRUNG QUỐC ĐI LÊN MẶT TRĂNG CÙNG CON THỎ

Mù trong ánh sáng — Các vệ tinh của chúng ta cần bóng tối trong một tương lai đầy ánh sáng.

Họ cho chúng ta thấy laser của họ. Dường như họ đang dọa chúng ta.—Gary Payton, Phó bí thư Không lực Hoa Kỳ phụ trách các chương trình không gian

Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải phá hủy hay bắt cóc một vệ tinh của Mỹ để vô hiệu hóa nó. Có một cách khác vừa lịch sự hơn và vừa bớt khiêu khích hơn là tạm thời “làm chói mắt” hay đơn giản là làm mù vệ tinh. Trên đấu trường này, dường như Trung Quốc đang phát triển những năng lực khủng khiếp của mình.

Thực tế, cuộc trình diễn mang tính khiêu khích kiểu này của đã bắt đầu vào mùa thu năm 2006. Như được thông báo trong tạp chí Jane’s Defence Weekly, trong thời gian này, các vệ tinh gián điệp của Mỹ đã “bất ngờ bị suy giảm hiệu quả” khi chúng “bay ngang qua Trung Quốc”. Cũng vào thời điểm đó, các kính viễn vọng đặt tại bãi thử Reagan tại Kwajelein Atoll, vùng Nam Thái bình Dương, đã phát hiện được các tia sáng laser để xác nhận nguyên nhân và nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ở mức độ rộng hơn, tạp chí The Economist đã viết, “Trung Quốc thường xuyên chiếu tia laser cường độ mạnh lên trời để trình diễn khả năng làm lóa mắt hay làm mù vĩnh viễn các vệ tinh gián điệp”. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ lại là im lặng – chủ yếu là do những hạn hẹp về ngân sách do lực lượng quân sự Mỹ đang đang vướng vào các cuộc chiến tranh trên các chiến trường khác.

Chuyến bay lên mặt trăng của Trung Quốc với thỏ theo truyện nhân gian. Ảnh minh họa.

Tất nhiên, đối với những nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật và Đài Loan thì khả năng tiềm tàng bị mất cơ sở hạ tầng không gian để hỗ trợ cho hải quân Mỹ được tiếp cận tự do tại vùng Tây Thái Bình Dương sẽ là rất đáng quan ngại.

Từ Buck Rogers đến hệ thống hạt nhân quỹ đạo của Bắc Kinh

Trung Quốc tìm cách vượt lên trong cuộc chạy đua không gian tại châu Á hướng tới mặt trăng, đưa 1 tàu không gian vào quỹ đạo mặt trăng vào ngày 6/10 với mục tiêu chuẩn bị cho một cuộc hạ cánh xuống mặt trăng trong vòng 2-3 năm tới … Sứ mệnh được gọi là Chang’e 2 này đánh dấu sự dũng cảm phát triển nhanh chóng của công nghệ vũ trụ Trung Quốc như theo truyện dân gian Trung Quốc nữ anh hùng đã đi lên mặt trăng cùng với một con thỏ…. Chuyến bay lên mặt trăng của Trung Quốc, giống như mọi chương trình không gian khác, có tiềm ẩn những ý đồ quân sự. Chương trình không gian của Trung Quốc được kiểm soát bởi Quân đội, vẫn liên tục tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm về viễn thông và đo đạc tầm xa, công nghệ tên lửa, và vũ khí chống vệ tinh thông qua các sứ mệnh như Chang’e 2.—The Christian Science Monitor.

Mục lục
[ẩn]

Trong khi sử dụng không gian vũ trụ làm điểm quan sát các hoạt động quân sự của Mỹ và vô hiệu hóa các hệ thống vệ tinh của Mỹ là những mục tiêu phòng vệ quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc, thì giá trị thực tế có thể lại là sử dụng không gian làm căn cứ tấn công quân sự. Các phương án bao gồm toàn bộ những thứ có thể, từ việc ném những hòn đá lăn từ mặt trăng với sức đủ mạnh để tiêu hủy cả một trung tâm đô thị trên trái đất, các loại bom xung điện từ trường được thiết kế để vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng điện tử của chúng ta, và các loại vũ khí năng lượng được định hướng bắn từ không gian, cho tới những quả bom H được đặt trên quỹ đạo và những con tàu vũ trụ có khả năng rải thảm hạt nhân xuống bất kỳ thành phố nào trên trái đất.

Thực tế, nếu Trung Quốc có thể ném một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo thì điều đó chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc phóng một đầu đạn giống như vậy từ sa mạc Gôbi. Đó là vì những tên lửa phóng từ mặt đất phát ra những dấu hiệu về nhiệt rõ ràng để có thể phát hiện sớm và do hành trình dài nên có thể theo dõi và đánh chặn được. Mặt khác, một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo chỉ cần một động cơ dùng không khí nén không thể phát hiện được để phóng xuống từ không gian yên lặng. Sau đó, nhờ trọng lực nó có thể dễ dàng vượt qua khoảng cách khoảng 200 dặm để rơi xuống tới bề mặt trái đất trong khi đường đi của nó hầu như không thể phát hiện được – cho tới khi biết thì đã quá muộn.

Để hỗ trợ cho các năng lực phòng vệ trong chương trình không gian của mình, Trung Quốc đang xây dựng một cơ sở hạ tầng không gian khổng lồ. Cơ sở này bao gồm: một phi đội với số lượng ngày càng tăng các con tàu vũ trụ lớn có nhiệm vụ theo dõi; những bãi phóng vũ trụ mới; hàng chục vệ tinh mới làm nhiệm vụ thông tin, tiếp âm, và giám sát; và cuối cùng, nhưng chắc chưa phải là hết, là một hệ thống GPS cực kỳ đắt tiền của riêng họ.

Hệ thống GPS của Trung Quốc có tên gọi là Beidou, được đặt theo tên gọi của chòm sao Đại Hùng Tinh (chòm sao gấu lớn) có đuôi kéo dài để làm dấu cho các thủy thủ biết hướng đi tới phương Bắc. Việc Trung Quốc tung ra hệ thống GPS của riêng mình đối chọi lại với hệ thống của Mỹ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những ý định quân sự của Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang cung cấp việc sử dụng GPS miễn phí cho toàn thế giới và không có lý do gì để một quốc gia bất kỳ tiêu một khoản tiền lớn khủng khiếp xây dựng một hệ thống cho riêng mình – trừ phi nước đó có ý định phá hủy hệ thống GPS của Mỹ hay nói cách khác có hành động quân sự chống lại Mỹ.

Dường như không phải là chúng ta đã không được báo trước về các mối đe dọa của các vũ khí phòng từ vũ trụ của Trung Quốc. Vào tháng 1/2001, Ủy ban an ninh không gian được chỉ định bởi House and Senate Armed Services Committees đã kết luận rằng nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng của một trận “Trân Châu cảng không gian” và rằng cần phải có hoạch định chiến lược gấp để cân bằng lại với sự phát triển các năng lực tấn công của Trung Quốc (và cả nước Nga). Với nhiều lời cảnh báo như vậy, các kiến nghị của báo cáo này đã không được xem xét đến một cách đầy đủ do sự kiện 11/9 do lực lượng quân sự Mỹ và các hoạt động tìinh báo đã phải chuyển hướng các hoạt động quân sự và tình báo vào những nguy cơ cấp chiến thuật với những kẻ thù thô sơ.

Cuộc chiến kết liễu Đài Loan: Ngăn chặn tiếp cận/Chống xâm nhập

“Mục đích của đòn đánh bất ngờ và kinh sợ từ vũ trụ là nhằm ngăn chặn kẻ thù chứ không phải khiêu khích kẻ thù lao vào các trận chiến. Vì lý do này, những mục tiêu được lựa chọn của một đòn đánh cần phải ít và chính xác . Điều này sẽ làm đảo lộn cơ cấu hệ thống tổ chức vận hành của đối thủ và sẽ tạo ra tác động tâm lý lớn trong số những người ra quyết định của đối thủ”.—Đại tá Yuan Zelu, Quân giải phóng nhân dân.

Đại tá Yuan đã hùng hổ vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc về một trận Trân châu cảng vũ trụ đối với chúng ta. Ông ta và nhiều nhà lãnh đạo diều hâu của Trung Quốc coi những loại vũ khí chống vệ tinh, hệ thống laser làm mù GPS và các hệ thống bom hạt nhân trong quỹ đạo cùng hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm, một đội tàu ngầm lớn, các vũ khí tin học công nghệ cao, cũng như các dạng thức khác nhau của vũ khí kinh tế sẽ là những quân cờ linh hoạt trong ván cờ được sắp đặt để giành được nước chiếu hết bất ngờ về chính trị đối với Mỹ trong khi tránh được sự trả đũa do ưu thế vượt trội về chất lượng lực lượng quân đội và vũ khí của Mỹ.

Về tổng thể, Trung Quốc phát triển 5 lĩnh vực vũ khí: đối đất, đối không, đối biển, tin học, và không gian để hỗ trợ cho chiến lược đã được Lầu Năm góc để cập tới trong các thông báo của mình như những giải pháp ngăn chặn tiếp cận/chống xâm nhập, hay còn gọi là A2/AD (anti-access/area denial). Mục đích này là nhằm ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận tới các vùng gần bở biển Trung Quốc để từ đó Trung Quốc có thể lan tỏa sức mạnh của mình ra khu vực.

Tất nhiên, nếu cỗ máy chiến tranh 5 chiều của Trung Quốc có thể đẩy lực lượng hải quân Mỹ ra ngoài vùng được gọi là “chuỗi đảo thứ hai”, là 1 đường được tưởng tượng chạy từ Nhật Bản qua Guam xuống tới Indonesia, thì chính phủ dân sự của Trung Quốc có thể sẽ dễ dàng nói với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam rằng các vấn đề đã được giải quyết thế nào và các nguồn tài nguyên sẽ phải được chia ra sao. Đây là một sự phát triển lạnh gáy, đặc biệt là đối với Đài Loan, vì một khi chiến lược A2/AD của Trung Quốc được triển khai đầy đủ, hòn đảo nhỏ của những người Trung Quốc tự do khi đó sẽ chỉ còn rất ít hy vọng được tồn tại độc lập trước đại lục.

Vì sao ư? Vì chiến lược hiện nay của Mỹ là chỉ là sẽ ngăn ngừa quân đội Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng cách sử dụng những hàng không mẫu hạm của chúng ta (Mỹ). Nếu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thực tế bị đẩy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng nhấn chìm sức phòng ngự của Đài Loan bằng hàng ngàn tên lửa và đội quân với sức mạnh vượt trội. Sau đó, Mỹ thực tế sẽ không thể có kế hoạch nào hay một giải pháp có tính thuyết phục nào để tái chiếm lại hòn đảo từ một đội quân của Trung Quốc đã nấp kỹ trong những dân thường. Đây là loại tình huống mà thuyền trưởng James T. Kirk từng mô tả trong câu chuyện hài hước nổi tiếng về những kẻ bị treo cổ với câu nói: “Chúng ta tóm được họ ở chính tại nơi họ truy nã chúng ta!”.
Những quan sát này đưa chúng ta quay lại với câu hỏi: Liệu sự vươn ra vũ trụ của Trung Quốc có thực sự vì mục đích hòa bình? Xem xét chi tiết hơn những gì Trung Quốc thực sự đưa lên vũ trụ sẽ cho thấy thậm chí còn nhiều hơn cả thuốc súng cho ngọn lửa quân sự.

Hãy đóng cửa Trạm Vũ trụ! Người Trung Quốc đang đến

Ngày 27 tháng 9, tàu vũ trụ Shenzhou [Thần Châu] của Trung Quốc đã tiến đến khoảng cách 45 km gần Trạm Vũ trụ Quốc tế, và 2 trong số 3 phi hành gia đã thực hiện cuộc đi bộ ra ngoài vũ trụ lần đầu tiên của Trung Quốc (bước ra ngoài tàu vũ trụ trong bộ quần áo bảo vệ). Sau đó, một vệ tinh nhỏ nặng 88-pound (BX-1) đã được phóng từ tàu Shenzhou. Có vẻ đây là một thí nghiệm khoa học, nhưng vấn đề là tàu Shenzhou đã tiến đến quá gần Trạm Vũ trụ Quốc tế, và sau đó phóng ra một vệ tinh cơ động nhỏ BX-1 (qua một ống phóng nhỏ bằng khí nén), đã cho thấy một bài tập phá hủy vệ tinh khác. Vệ tinh BX-1 có thể dễ dàng được dẫn đến gần Trạm không gian và phá hủy nó.—James Dunnigan, StrategyPage.com

Mỗi lần Trung Quốc phóng một tầu Thần Châu có người điều khiển của mình, họ cũng đều đặt vào quỹ đạo một môđun hình trụ lớn hoạt động tự động. Các môđun có kích thước khoảng 8 x 9 ft [đường kính x chiều dài hình trụ]; và do hoàn toàn không có sự minh bạch trong chương trình không gian của Trung Quốc nên phần còn lại của thế giới tuyệt đối không có được chút ý tưởng nào về những gì được chứa trong các môđun đó. Liệu đó có phải là bom hạt nhân? Thiết bị gián điệp? Hay có khi chỉ là loại khoai tây đỏ vũ trụ hay một thí nghiệm trồng nhân sâm vô hại? Ai biết được?

Còn đây là những gì chúng ta biết, ít nhất là về 1 trong số những chuyến bay Thần Châu này. Sự cố này một lần nữa cho chúng ta thấy tận mắt những chiến thuật của một quốc gia có thể dùng xe tăng để đè lên những người biểu tình không bạo động – tới 2 lần để đạt mục đích của mình. Chuyến bay Thần Châu 7 không chỉ đưa lên vũ trụ 3 phi hành gia; nó cũng còn mang theo một “vệ tinh siêu nhỏ” (“microsatellite”) có tên gọi BX-1. Theo kế hoạch được lập cẩn thận nhưng vô cùng nguy hiểm, tầu Thần châu 7 – Thần châu được dịch là “con tàu thần kỳ” – kéo theo một thiết bị do thám (war hawk) loại cực nhỏ không được công bố của Trung Quốc. Đây là con bọ “bay ngang qua” Trạm Vũ trụ Quốc tế cùng con tàu vũ trụ trên quỹ đạo.

Chương trình vệ tinh của Trung Quốc (mang tên Beidou).

Táo tợn hơn nữa, các phi hành gia Trung Quốc cũng phóng vệ tinh siêu nhỏ BX-1 trước khi nó bay ngang qua Trạm Vũ trụ, có thể nó muốn thử làm một cuộc do thám nhỏ – hay có thể, như nhà phân tích James Dunnigan đã giả định, tiến hành mô phỏng một cuộc thử vũ khí chống vệ tinh. Trong quá trình này, Trung Quốc đã vi phạm khoảng cách gọi là “hộp giao hội” (“conjunction box” range) mà theo đó những người điều khiển các chuyến bay của NASA có thể cần phải xem xét dịch chuyển trạm vũ trụ – nếu họ biết có vật lạ đang tiến đến.

Để hiểu được sự kinh ngạc mà điều này gây ra tại NASA, bạn cần biết rằng các phi hành gia Trung Quốc đi qua ngay phía dưới Trạm Vũ trụ với khoảng cách chỉ 25 dặm, và vệ tinh bí mật tí hon BX-1 có thể đã tiến tới gần đến khoảng cách chỉ 15 dặm. Khi bạn ở trong quỹ đạo với chiều dài hơn 26.000 dặm và bay với tốc độ 18.000 dặm/h, thì đây là khoảng cách rất gần và cực kỳ nguy hiểm.

Để lên tiếng than phiền về sự nguy hiểm có thể xảy ra, đài truyền hình Trung Quốc thậm chí đã đưa ra thông báo trong chuyến bay của vệ tinh siêu nhỏ 40 kg rằng “nó đã phải thay đổi đường đi so với quỹ đạo định trước”. Điều này khó có thể làm hài lòng các nhà du hành vũ trụ châu Âu và Mỹ đang ngồi trong chiếc thùng nhôm trị giá 100 tỷ đô-la quan sát vệ tinh gián điệp của Trung Quốc và một đám phi hành gia Tàu đang ỏm tỏi tiến lại gần.

Đương đầu bất đối xứng với sức mạnh quân sự Mỹ

Một kẻ thù mạnh với ưu thế tuyệt đối không hẳn là không có những điểm yếu …. Những sự chuẩn bị quân sự của chúng ta cần nhằm trực tiếp vào tìm kiếm những chiến thuật để khai thác những điểm yếu của một kẻ thù mạnh.— Nhật báo Quân giải phóng nhân dân

Trước khi để cho Trung Quốc nổi lên trở thành mối nguy cơ trong vũ trụ, cũng cần đặt các năng lực vũ khí phòng thủ và tấn công đang lớn mạnh của họ vào xem xét trong một bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn. Thực tế, hòn ngọc vương miện của quá trình hoạch định quân sự tỷ mỷ của Trung Quốc chính là sự tập trung vào cái gọi là “chiến tranh bất đối xứng.”

Các kỹ thuật chiến tranh bất đối xứng điển hình là sự đóng vai chàng David nhỏ bé yếu hơn nhưng thông minh hơn so với gã khổng lồ về sức mạnh hay công nghệ là Goliath. Trong trường hợp của Trung Quốc, khi phải đối mặt với sự yếu thế rõ ràng về công nghệ – trái ngược với ưu thế một đội quân hùng hậu – các nhà chiến lược Trung Quốc thường xuyên tìm kiếm những phương thức bất ngờ và không tốn kém để vô hiệu hóa, phá hủy, hay đánh bại bằng cách nào đó những sức mạnh công nghệ lớn nhất của Mỹ.

Ví dụ, chúng ta đã thấy một loại vũ khí chiến tranh bất đối xứng điển hình trong chương 8, “Death by Blue Water Navy.” Đây là một loại tên lửa đạn đạo không đắt tiền lắm có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ – hay ít nhất làm cho nó phải khiếp sợ và chạy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai.

Tàu sân bay Mỹ.

Một ví dụ khác trong chương này là các loại vũ khí chống vệ tinh có khả năng tháo dỡ dần mạng lưới vệ tinh GPS và viễn thông của Mỹ. Như nhà chiến lược quân sự lớn của Phổ Clausewitz đã từng nói, “Nếu các ngươi dùng những thành trì vững chắc để che chở cho mình, các người đã buộc kẻ thù phải tìm ra giải phảp ở một chỗ nào đó.”

Để hiểu được ý tưởng bằng cách nào mà các vũ khí rẻ tiền của Trung Quốc lại có thể đương đầu trong tương lai với các công nghệ đắt tiền hơn nhiều của Mỹ, hãy xem xét thế cờ thí quân (gambit) sau được nêu ra trong Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc với tiêu đề “Những phương pháp đánh bại GPS”:

Một tên lửa thời tiết thông thường không đắt tiền lắm có thể mang lên một quỹ đạo dự định trước một quả bom chứa một lượng lớn các viên đạn chì nhỏ. Khi bom nổ, những viên đạn chì nhỏ sẽ bay ra với tốc độ tới 6,4 km/s và phá hủy bất cứ thứ gì nó gặp. Khi vài kg sỏi được ném vào quỹ đạo, chúng sẽ tấn công các vệ tinh giống như những trận mưa sao băng và vô hiệu hóa những chòm sao GPS đắt tiền.

Đây chính xác là những loại vũ khí và kịch bản mà Trung Quốc đang phát triển thể hiện sự dối trá trong các tuyên bố của mình về bay lên [vũ trụ] vì hòa bình. Tất cả chúng ta đang sống ở bên ngoài Trung Quốc cần luôn nhớ rằng sự “bay lên vì hòa bình” nghe rất hùng biện này được thiết kế có chủ ý nhằm che đậy những ý định quân sự thực sự của Trung Quốc. Đại tá Jia Junming đã làm rõ hơn những điều này khi viết ra rằng:

Trong tương lai chương trình vũ khí không gian của chúng ta cần phải [công bố] chỉ ở mức thấp và ‘mạnh mẽ ở bên trong’ nhưng thể hiện ra ngoài thì không có gì để duy trì hình ảnh và vị thế quốc tế tốt đẹp.

Vào năm 2001 Ủy ban Không gian Mỹ đã cảnh báo: “Chúng ta đang được thông báo – nhưng chúng ta đã không lưu ý”.

(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Death by China.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Death by China,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa