Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 13): Mein Kampf (Tập 2) – Chương 2: Phân biệt 3 quan điểm của Nhà nước

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI (ADOLF HITLER)

CHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT 3 QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC

Từ những năm 1920/1921 phong trào thanh niên của chúng tôi từ tầng lớp tư sàn còn sót lại luôn bị chi trích là quan điểm của chúng tôi ngày nay đối với nhà nước là loại bị từ chối, từ tinh thần hiệp sĩ rừng xanh kiểu chính trị đa đảng đòi quyền lợi, được phép tiến hành cuộc chiến đấu chèn ép, chống lại một đảng trẻ mới đang tuyên bố một cách không dễ chịu chút nào về một thế giới quan mới bằng mọi phương tiện. Trong việc này người ta cố tình quên rằng giới tư sản ngày nay tự thấy không hình dung nổi cái gì thống nhất dưới khái niệm nhà nước, rằng chẳng hề có một định nghĩa thống nhất nào và cũng không thể có được. Dù những người khai sáng trong các trường đại học của nước ta thường ngồi khoác áo các thầy giáo giảng về Luật nhà nước, mà nhiệm vụ cao nhất của họ phải là việc tìm ra những lý giải và làm sáng tỏ của sự tồn tại may mắn ít hay nhiều cái nguồn nuôi dưỡng cung cấp bánh mì cho họ. Một nhà nước càng khó thiết lập bao nhiêu thì những định nghĩa về mục đích tồn tại của nó càng mù mờ không rõ ràng, giả tạo và khó hiểu bấy nhiêu. Ví dụ trước đây một giáo sư đại học tổng hợp hoàng gia nên viết gì về ý nghĩa và mục đích của nhà nước, trong một đất nước mà sự tồn tại của nhà nước thật sự thể hiện cái quái thai lớn nhất của thế kỷ 20. Đó là một nhiệm vụ nặng nề khi người ta nghĩ tới những công việc theo luật nhà nước đối với các thầy giáo ngày nay thực là ít trách nhiệm đối với sự thật mà nhiều hơn là sự gắn kết vào một mục đích nhất định nào đó. Mục đích đó là: việc duy trì bằng bất cứ giá nào cái con quái vật tàn bạo được chú ý tới từ bộ máy của con người, giờ được gọi là nhà nước. Sau đó người ta không ngạc nhiên, nếu như người ta tránh nói tới những quan điểm, cách nhìn thực tế khi đề cập tới vấn đề này nếu có thể, để thay vào đó là chôn mình vào một mớ hỗn hợp các loại “đạo lý”, “phong tục”, “đạo đức” và những giá trị, nhiệm vụ, mục tiêu lý tưởng khác.

Adolf Hitler.

Nói chung người ta có thể phân biệt ba quan điểm như sau:

a/ Nhóm nhìn nhận trong nhà nước đơn giản là một tập hợp những người ít nhiều tự nguyện dưới quyền lực Chính phủ.

Nhóm này có số lượng nhiều nhất. Trong hàng ngũ của họ đặc biệt có những người ủng hộ nguyên tắc hợp pháp hóa ngày nay của chúng tôi, trong mắt họ nguyện vọng của con người chẳng có vai trò gì trong toàn bộ công việc này. Thực tế trong sự đứng vững của một nhà nước đã có lý do của sự bất khả xâm phạm được quyết định. Để bảo vệ cái điên rồ của trí não con người, người ta cần phải có sự thần phục nịnh bợ cái gọi là uy tín của nhà nước. Trong đầu những người này chỉ trong nháy mắt từ một phương tiện người ta biến thành mục đích cuối cùng. Nhà nước không còn để phục vụ con người mà con người có ở đó để tôn thờ uy tín của nhà nước, nơi mà còn ôm ấp tinh thần công sở cuối cùng. Để tình trạng kính nể thầm lặng hấp dẫn không chuyển sang thành sự mất bình tĩnh, nổi loạn, thì uy tín nhà nước có ở đây để giữ gìn sự yên tĩnh và trật tự. Giờ thì nó chằng phải phương tiện cũng chẳng phải là mục đích nữa. Uy tín của nhà nước phải dùng để lo giữ trật tự và yên tĩnh, ngược lại những cái này lại tạo điều kiện cho sự tồn tại của nhà nước. Cuộc sống xoay quanh hai cái cực đó.

Mục lục
[ẩn]

Tại Bayern một quan điểm như vậy đầu tiên do những nghệ sĩ nhà nước của trung tâm Bayern, đại diện là “Đảng nhân dân Bayern”; Tại Áo là các nhà hợp pháp hóa đen-vàng, tại Đức đáng tiếc là có những yếu tố thủ cựu luôn xuất hiện làm cho sự hình dung về nhà nước xê dịch trên những con đường đó.

b/ Nhóm thứ hai bao gồm những người với số lượng ít hơn một chút

vì trong nhóm này người ta phải tính đến những người mà ít nhất cũng liên hệ được với vài điều kiện khi nghĩ tới sự tồn tại của một nhà nước. Họ không những mong có cùng hệ thống hành chính mà còn muốn, nếu có điều kiện thì có cùng một ngôn ngữ- dù đó chi là xuất phát từ quan điểm về mặt kỹ thuật quản lý chung.

Uy tín của nhà nước không chỉ còn là mục đích riêng và chỉ của nhà nước, mà còn thêm sự khuyến khích đời sống cao cho cấp dưới. Những tư tưởng “Tự do”, dù hay bị hiểu sai, vẫn gài vào quan điểm nhà nước của tầng lớp đó. Hình thức của chính phủ không còn thể hiện là bất khả xâm phạm qua sự thực về sự tồn tại của nó, mà được kiểm tra về tính hướng tới mục đích của nó. Sự thiêng liêng về tuổi tác không bảo vệ được dư luận phê phán thời hiện tại. Ngoài ra đó là một quan điếm mà nhà nước trông đợi trước hết là sự tổ chức thuận lợi của đời sống kinh tế từng cá nhân hay tổ chức, điều mà được đánh giá từ những phương diện thực tế và theo những quan điểm về hiệu quả kinh tế chung. Những đại diện chính của những quan điểm này chúng ta sẽ gặp lại trong tầng lớp công dân bình thường của nước Đức, đặc biệt là trong nền dân chù phổ biến của chúng tôi.

c/ Nhóm thứ ba là nhóm yếu nhất về mặt số lượng

Nhóm này nhận ra trong nhà nước đã có một phương tiện để biến thành hiện thực những xu hướng thường là còn được hình dung mù mờ về quyền lực chính trị của một dân tộc thống nhất và nổi bật về ngôn ngữ. Mong muốn có một tiếng nói thống nhất trong nhà nước thể hiện ở đây không chỉ trong niềm hy vọng tạo cho nhà nước này một nền tảng vững chắc cho sự phát triển quyền lực bên ngoài, mà còn thế hiện trong không ít ý kiến – cơ bản là sai- rằng qua đó để có thể thực hiện việc quốc gia hóa theo một hướng nhất định.

Trong thế kỷ vừa qua có một điều đau khổ thực sự là phải nhìn thấy trong tầng lớp dân chúng nhóm này, thỉnh thoảng với niềm tin tốt đẹp, cái cụm từ “Đức hóa” lại được đem dùng. Bản thân tôi còn nhớ lại thời thanh niên của tôi cái cụm từ này đã dẫn tới những sự hình dung sai tới mức khó tin. Ngay cả trong những giới toàn người Đức người ta có thế nghe được ý kiến là người Đức tại Áo dưới sự hỗ trợ khuyến khích của chính phủ có thể làm được việc Đức hóa người Xlavơ tại Áo, ở đây người ta chẳng hiểu rõ một tí nào về việc Đức hóa chỉ có thể tiến hành với đất đai chứ không phải với con người. Vì điều mà người ta hiểu nói chung dưới cái cụm từ này chỉ là việc tiếp nhận bắt buộc bên ngoài của ngôn ngữ Đức. Đó là một sai lầm tư duy hầu như không tưởng tượng được nếu tin rằng từ một người da đen hay người Trung Quốc lại có thể trở thành một người Đức được chỉ vì anh ta học tiếng Đức và sẵn sàng nói tiếng Đức trong tương lai và bỏ phiếu cho một đảng phái chính trị của Đức. Việc Đức hóa như vậy trong thực tế lại là phản Đức hóa, điều mà giới tư sản dân tộc chúng tôi chẳng bao giờ hiểu được cả. Vì ngày nay nếu qua sự ép buộc phải có một ngôn ngữ chung mà người ta có thể vượt qua những sự khác biệt mắt thường thấy rõ giữa các dân tộc khác nhau và xóa bỏ chúng đi, thì điều này có nghĩa là bắt đầu việc ngoại lai hóa và trong trường hợp của ta này không phải là Đức hoá mà là sự hủy bỏ yếu tố Đức đi. Trong lịch sử chỉ thường xuất hiện việc những phương tiện quyền lực của một dân tộc chiến thắng dù đạt được việc ép những người bị thống trị phải sử dụng ngôn ngữ của mình nhưng một ngàn năm sau ngốn ngữ của họ lại được một dân tộc khác nói và những người từng chiến thắng lại trở thành người bị chiến thẳng thực sự.

Vì tính dân tộc, nói đúng hơn là chủng tộc, lại không nầm trong ngôn ngữ mà nằm trong máu của họ, nên người ta chỉ có thể nói tới việc Đức hóa nếu đổi được máu của những người bị thống trị qua một quá trình như thế. Điều này lại không thể làm được. Trừ phi có sự pha trộn dòng máu tạo nên một sự thay đổi, điêu này cũng có nghĩa là giảm trình độ của chủng tộc cao cấp hơn. Kết quả cuối cùng của quá trình đó là sự huỷ diệt ngay những tính chất đã tăng khả năng cho dân tộc cao cấp đó chiến thắng ngày nào. Đặc biệt là các lực lượng văn hóa sẽ biến mất nếu kết hợp với chủng tộc thấp hơn, dù cái sản phẩm pha trộn từ họ có nói hàng ngàn rân cái ngôn ngữ của chùng tộc cao hơn. Trong một thời gian dài sẽ nẩy sinh một cuộc vật lộn nào đó của các thần thánh khác nhau, và có thể xảy ra việc là dân tộc đang chìm dần xuống ấy trong giờ phút cố gắng cuối cùng lại thúc đẩy được những giá trị văn hóa nổi lên. Nhưng chúng chỉ là những yếu tố riêng lẻ của chủng tộc cao hơn hoặc của chủng tộc lai mà dòng máu cao cấp hơn ở thế trội khi gặp nhau lần đầu và đã cố chiến thắng, chứ không bao giờ là những sản phẩm cuối cùng của sự pha trộn. Ở loại này sẽ cho thấy sự vận động văn hóa thụt lùi.

Ngày nay ta phải coi là một sự may mắn khi việc Đức hóa theo ý nghĩa như dưới triều hoàng đế Joseph đệ nhị của Áo không xảy ra. Thành tựu của nó có thể sẽ là sự duy trì nhà nước Áo, riêng trong đó còn có sự giảm trình độ của chủng tộc Đức qua việc áp dụng chung ngôn ngữ trong cộng đồng. Trong thời gian suốt thế kỷ dường như có một sự vận động bầy đàn nào đó đã nổi lên, nhưng đám đông thì trở nên giảm giá trị. Có thể có một dân tộc của nhà nước được sinh ra nhưng một dân tộc văn hóa thì bị mất đi.

Đối với dân tộc Đức thì có khá hơn vì quá trình pha trộn này không diễn ra, kể cả khi không do tầm nhìn cao mà do việc giới hạn trong thời gian tôn tại ngắn của dòng họ Habsburger (Đế chế Áo đã thống trị 500 năm tới 1916 N.D). Nếu sự việc khác đi thì ngày nay dân tộc Đức hầu như chỉ có thể được nói tới như một yếu tố văn hóa.

Nhưng không chỉ ở Áo mà còn ở Đức có những tầng lớp theo chủ nghĩa quốc gia đã được và đang bị vận động bởi những đường lối tư duy sai lầm tương tự. Chính sách Ba Lan được nhiều người yêu cầu làm theo ý nghĩa Đức hóa phương Đông đáng tiếc là đã dựa trên cơ sở sự nguỵ biện như vậy: Kể cả trong việc này người ta cũng tin vào sự Đức hóa yếu tố Ba Lan qua việc có thể đưa tiếng Đức vào ngôn ngữ của họ. Ở đây kết quả có thể chẳng hay ho gì cả: một tộc người xa lạ dùng tiếng Đức khi thể hiện tư duy xa lạ của họ, sự cao quí và phẩm giá của dân tộc tôi đã thỏa hiệp nhờ giá trị thấp của chính dân tộc họ.

Sự thiệt hại ngày nay mà đã được gián tiếp đem tới cho dân tộc Đức của chúng tôi thật là khủng khiếp, qua việc người Do Thái lẩm bẩm tiếng Đức khi đặt chân lên đất Mỹ do sự thiếu hiểu biết của nhiều người Mỹ nên đã gây ra như vậy, điều này được ghi vào tài khoản của người Đức. Nhưng chẳng ai nhận ra rằng cái dòng người đầy chấy rận đang di cư từ phương Đông kia thường nói tiếng Đức, bằng chứng cho thấy nguồn gốc Đức và quốc tịch Đức của họ.

Cái mà lịch sử đem lại có lợi khi được Đức hóa chính là đất đai mà tổ tiên chúng tôi dùng kiếm để chiếm lĩnh và cho nông dân Đức sinh sống ở đó. Khi họ để cho dòng máu lạ chảy vào cơ thể dân tộc mình thì họ đã tác động vào sự không may phá huỷ bản chất bên trong của chúng tôi, cái lại tạo ra chủ nghĩa cá nhân quá khích Đức – đáng tiếc là có khi còn được khen thưởng nhiều lần.

Theo cái nhóm thứ ba này về ý nghĩa nào đó nhà nước luôn là mục đích của tự bản thân nó, việc duy trì nhà nước là nhiệm vụ cao nhất của loài người.

Tổng kết lại ta có thể xác định rằng: mọi quan điểm này đều không có nguồn gốc sâu xa trong kiến thức là: những lực lượng văn hóa và tạo ra giá trị văn hóa về mặt cơ bản là dựa trên các yếu tố chủng tộc và nhà nước như vậy phải coi nhiệm vụ cao nhất là sự duy trì và tăng cường chủng tộc vì đó là điều kiện cơ sở cho tất cả sự phát triển văn hóa loài người.

Dãy núi Himalaya.

Kết luận bên ngoài của quan điểm và quan niệm sai lầm đó vê bản chất và mục đích của nhà nước có thể do ông Do Thái Các Mác rút ra: khi thế giới tư sản giải phóng khái niệm nhà nước ra khỏi những trách nhiệm về chủng tộc mà không thể diễn đạt bằng cách khác đều đặn đã quen thuộc, thì họ đã san phẳng con đường cho một học thuyết phủ nhận nhà nước.

Ngay trên lĩnh vực này vì vậy cuộc chiến đấu của giới tư sản chống lại chủ nghĩa Mác quốc tế phải bị thất bại trắng tay. Họ đã tự hy sinh nền tảng của mình từ lâu rồi, đó là chỗ dựa cần thiết không thể thiếu cho thế giới tư tưởng của riêng họ. Đối thủ bị thu hút đã nhận ra những yếu kém trong cơ cấu riêng của họ và tấn công với vũ khí đã được chính họ cung cấp cho, dù không muốn.

Vì vậy trách nhiệm đầu tiên cho một phong trào dựa trên nền tảng một thế giới quan quần chúng là lo sao cho quan điểm về bản chất và mục đích tồn tại của nhà nước có được một hình thức thống nhất rõ ràng.

Điều nhận biết cơ bản chính là việc nhà nước không phải là mục đích mà thể hiện một phương tiện. Nó là tiền đề để tạo nên nền văn hóa cao hơn của nhân loại, chứ không phải là nguyên nhân của nó. Điều này nằm trong sự tồn tại của một tộc người có khả năng cho văn hóa. Trên trái đất có thể có hàng trăm nhà nước kiểu mẫu, nhưng trong trường hợp nơi có nền văn hóa Arian bị huỷ diệt thì không còn nền văn hóa nào có trình độ tinh thần cao phù hợp với các dân tộc cao quý nhất ngày nay mà còn tồn tại. Người ta có thể đi tiếp và nói rằng thực tế về sự thành lập các nhà nước của nhân loại sẽ không loại trừ khả năng huỷ diệt giới tính của con người một chút nào, trừ phi khả năng tinh thần và sự dẻo dai vượt trội hơn bị mất đi do việc thiếu người trụ cột của chùng tộc đó.

Nếu bề mặt trái đất ví dụ ngày nay qua sự kiện kiến tạo địa chất mà rơi vào thế bất ổn và trong dòng chảy của Thái Bình Dương lại có một dãy núi Himalaya mới nổi lên, thì tai họa khủng khiếp duy nhất đó của loài người sẽ phá huỷ văn hóa. Không còn nhà nước nào tồn tại nữa, mọi cơ chế liên hiệp bị giải thể, tất cả hồ sơ tài liệu, sách vở qua hàng ngàn năm phát triển bị phá nát, chỉ còn một cánh đồng lớn duy nhất ngập nước và bùn đất đầy xác chết mà thôi. Riêng chi có một tộc người có khả năng về văn hóa nhất định là còn có thể tồn tại từ cái đống hỗn độn đổ nát kinh khủng ấy, và, dù thời gian có kéo dài hàng ngàn năm thì trái đất sau khi tĩnh lặng trở lại sẽ nhận được những sản phẩm từ sức sáng tạo của con người. Chỉ có sự hủy diệt tộc người có văn hóa cuối cùng và từng người trong số họ thì trái đất mới bị bỏ hoang hóa mà thôi. Ngược lại chúng tôi xem xét những ví dụ của hiện tại thì thấy rằng những nhà nước do những tộc người kém thiên tài hơn thành lập ban đầu thì không thể cảnh báo cũng như giữ cho chúng khỏi chìm xuống đại dương được. Giống như những loài thú lớn thời hồng hoang phải tránh xa các loài khác và bị hủy diệt hoàn toàn, con người cũng phải tránh như vậy, nếu con người thiếu nguồn lực tinh thần nhất định để chi giúp họ tìm ra loại vũ khí cần thiết cho sự tự bảo tồn nòi giống của mình.

(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: hitler, Mein kampf
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa