Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 13): Mein Kampf (Tập 1) – Chương 9: Đảng công nhân Đức

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI (ADOLF HITLER)

CHƯƠNG 9: ĐẢNG CÔNG NHÂN ĐỨC

Một ngày kia từ cấp trên, tôi nhận được lệnh đi xem xét tình hình của một hiệp hội có vẻ như là chính trị mang tên gọi “Đảng công nhân Đức” đang dự định trong những ngày tới tổ chức một cuộc họp mà ở đó Gottfried Feder cũng sẽ nói; tôi phải đến và quan sát cái hội này để lập báo cáo tường trình.

Dĩ nhiên quá dễ hiểu về cái hiếu kỳ mà khi đó quân đội dành cho các đảng phái chính trị. Cách mạng đã mang lại cho người lính quyền hoạt động chính trị và nay chính những kẻ ít kinh nghiệm nhất lại là những kẻ thích dùng nó nhất. Chỉ đến khi cả Trung tâm lẫn nền xã hội dân chủ phải đau lòng nhận thức ra rằng, những người lính đang bắt đầu lấy lại cảm tình vốn có lúc đã đem cho các đảng cách mạng đế giờ đây dành nó cho phong trào quốc gia và tái thiết, thì người ta mới tìm cái cớ để rút lại quyền bầu cử của quân đội và cấm nó hoạt động chính trị.

tôi chính thức gia nhập Đảng công nhân Đức và được trao cho tấm thẻ đảng tạm thời với con số: bảy.

Việc Trung tâm và chủ nghĩa Mác dùng đến biện pháp này là rõ ràng, bởi lẽ nếu như người ta đã sớm cắt bỏ các “quyền công dân nhà nước” – như người ta vẫn gọi quyền bình đẳng của binh sĩ sau cách mạng – thì sau đó ít năm đã không sinh ra nhà nước tháng mười một, và qua đó cũng không có nốt cả sự phỉ báng và nỗi ô nhục cho quốc gia. Khi đó quân đội đang trên con đường thuận lợi nhất để ngay từ bên trong bứt ra khỏi cổ của quốc gia lũ đĩa hút máu và bọn tiếp tay cho chính sách liên minh. Nhưng việc cả những đảng vốn gọi là “quốc gia” cũng hào hứng ủng hộ sự điều chỉnh những quan điểm cho đến nay của lũ tội phạm tháng mười một và qua đó trợ giúp vô hiệu hoá cái công cụ để thực hiện một cuộc nổi dậy toàn quốc, lại cho thấy những quan niệm luôn cứng nhắc của những kẻ hồn nhiên nhất trong những kẻ hồn nhiên lại có thể đưa đến đâu. Cái giới tiểu tư sản thực sự lâm bệnh thần kinh của tuổi già này bằng sự nghiêm túc tột đỉnh lại cho rằng quân đội sẽ phải trở lại là cái nó vốn là vậy, nghĩa là cái đám quân sự Đức, trong khi Trung tâm và chủ nghĩa Mác chỉ nghĩ đến việc bẻ chiếc răng độc quốc gia nguy hiểm ra khỏi chúng, thế nhưng nếu không có chiếc răng này thì một quân đội sẽ mãi mãi chỉ là cảnh sát mà thôi, chứ chẳng là quân đội có thể chiến đấu chống quân thù; chính là cái điều mà thời gian sau này được chứng minh quá đủ.

Hay các “nhà chính trị quốc gia” của chúng ta tin rằng quân đội cũng có thể phát triển cách khác, không cứ phải là một quân đội quốc gia chăng? Khốn nạn là điều đó giống hệt với các quý ông này và chỉ xảy ra do trong chiến tranh người ta chẳng phải là lính chiến mà lại là những thẳng bẻm mép, nghĩa là nghị viên và lãnh tụ chẳng biết chút gì về những gì xảy ra trong trái tim những người luôn nhớ tới quá khứ hào hùng nhất, vì có thời họ đã là những người lính số một trên thế giới.

Mục lục
[ẩn]

Vậy là tôi quyết định đi đến cuộc họp đã nói của cái đảng mà cho đến khi đó tôi hoàn toàn chẳng biết gì về nó.

Buổi tối khi tôi đến cái “Leiberzimmer” (“phòng bụng bự”, ND) – sau này với chúng tôi đã trở nên lịch sử của căn nhà vốn là Sterneckerbrăue (quán bia ngắm sao ở góc đường, hai địa điểm nổi tiếng của Munich, ND), ở Munich, tôi gặp ở đó khoảng 20-25 người, chủ yếu là từ giới hạ lưu.

Bài giảng của Feder thì tôi đã biết từ những buổi học cho nên tôi có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc quan sát hiệp hội.

Ấn tượng với tôi chẳng xấu mà cũng chẳng tốt; một tổ chức mới thành lập hệt như nhiều tổ chức khác. Khi đó chính là thời điểm mà mỗi người đều cảm thấy mình có khả năng để lập ra một đảng mới nếu không hài lòng với sự phát triển hiện tại và chẳng còn tin gì vào những đảng đã có. Vậy là đâu đâu những hiệp hội cũng mọc lên như nấm để sau một thời gian lại biến đi không kèn không trống. Những sáng lập viên hầu hết chẳng hề có chút khái niệm gì về việc từ một hiệp hội phải làm sao để dựng nên một đảng hay một phong trào. Bởi vậy nên những tổ chức mới lập này hầu như luôn tự chết ngạt trong sự thiển cận nực cười của chính mình.

Tôi chẳng hề đánh giá gì khác hơn sau khoảng hai giờ lắng nghe cái “Đảng công nhân Đức”. Khi cuối cùng rồi Feder cũng kết thúc, tôi mừng quá. Tôi thấy quá đủ rồi và đang muốn bỏ đi thì cuộc thảo luận tự do vừa được thông báo lại làm tôi phải cân nhắc xem có nên ở lại không. Nhưng đáng tiếc ngay ở đây tất cả mọi việc cũng diễn ra hầu như vô nghĩa, cho đến khi một “giáo sư” lên tiếng, ông này nghi ngờ tính đúng đắn của các lý do mà Feder nêu, nhưng rồi – sau khi Feder đã trả lời rất khéo – bỗng dưng ông ta đi vào “nền tảng của các sự kiện” mà không bỏ qua việc khuyên cái đảng non trẻ này phải nhấn vào điểm sâu nhất, đó là nêu lên cuộc đấu tranh để “tách” Bavaria khỏi “Phổ” làm điểm nghị sự đặc biệt quan trọng. Bằng giọng hỗn hào người đàn ông này khẳng định, rằng trong trường hợp này thì đặc biệt là phần Áo quốc của người Đức sẽ lập tức sáp nhập vào Bavaria, rằng nền hoà bình sẽ được củng cố tốt hơn nhiều và những điều vô nghĩa tương tự. Khi đó tôi chẳng thể làm khác hơn là cũng lên tiếng và nói cho quý ông Gelahrten (học giả, tác giả chơi chữ để nhạo báng, ND) này ý kiến của tôi về điểm này – với thành công tới mức là ngay cả khi tôi chưa kết thúc, vị thuyết trình nọ đã phải lủi đi như một con chó bị dội gáo nước lạnh. Lúc tôi nói, mọi người lắng nghe bằng bộ mặt kinh ngạc; và khi tôi chuẩn bị chào tạm biệt cuộc họp và đi xuống thì bỗng có một vị lao về phía tôi, tự giới thiệu (tôi chẳng nghe rõ tên là gì) và nhét một cuốn sổ nhỏ, chắc là một cương lĩnh chính trị, vào tay tôi cùng lời đề nghị phải đọc nó.

Tôi rất hài lòng về điều đó, bởi lẽ tôi có thể hy vọng giờ đây bằng cách đơn giản hơn để hiểu biết về cái hiệp hội ngán ngẩm này mà chẳng phải tiếp tục dự những cuộc họp hấp dẫn đến thế nữa. Chốt lại, cái người chắc là công nhân này lại gây một ấn tượng tốt cho tôi. Và thế là tôi bỏ đi.

Vào thời đó tôi đang ở doanh trại trung đoàn bộ binh số 2, trong một căn phòng nhỏ còn mang đậm hơi hướng cuộc cách mạng. Ban ngày tôi ở ngoài, thường tại trung đoàn bảo vệ 41 hay ở những cuộc họp, các buổi thuyết trình tại một đơn vị nào đó v.v… Chỉ có đêm tôi mới về phòng để ngủ. Bởi lẽ tôi có tập quán dậy từ trước 5 giờ, nên tôi dần quen được với trò chơi cho đám chuột nhắt vốn chạy tứ tung trong căn phòng nhỏ vài mẩu bánh vụn rồi đánh trần trên sàn mà ngắm lũ chuột ngộ nghĩnh tranh giành nhau cái món ngon ngọt này. Trong cuộc đời mình tôi đã trải đủ đắng cay để hình dung ra quá rõ cái đói và bởi thế cả niềm hân hoan của những sinh linh nhỏ bé này.

Cũng vậy, khoảng 5 giờ sáng hôm sau cuộc họp đó tôi đã nằm ì trong cái giường gấp quân đội mà ngắm nhìn cuộc cấu chí hỗn loạn. Bởi lẽ chẳng thể ngủ được nữa, nên tôi bỗng nghĩ lại tối qua, và chợt nhớ tới cuốn sổ mà người công nhân đã trao cho tôi. Đó là một cuốn sách nhỏ mà tác giả, chính là anh công nhân kia, mô tả anh ta đã vượt qua được mớ hỗn tạp của những sáo ngữ mác xít và công đoàn để quay về với tư duy dân tộc như thế nào; chính vì vậy mà cũng có tựa đề “Thức tỉnh chính trị của tôi”. Mới bắt đầu đã thấy thích thú nên tôi đọc một mạch cả cuốn sách; trong đó phản ánh một quá trình tương tự, mà mười hai năm trước chính tôi cũng đã từng trải qua. Bất giác tôi thấy lại toàn bộ bước đường phát triển của chính mình hiện ra sống động. Trong cả ngày, tôi nhiều lần ngẫm lại chuyện này. Cuối cùng cũng đã muốn quên nó đi, thì chưa đầy một tuần trôi qua, bỗng ngạc nhiên nhận được một tấm bưu thiếp với nội dung là tôi đã được kết nạp vào Đảng công nhân Đức: tôi phải phát biểu ý kiến vê vấn đề đó và bởi vậy thứ tư tới phải đến dự một cuộc họp ban của đảng này.

Tôi còn hơn cả ngạc nhiên về cái cách “thu nạp” đảng viên như thế này mà chẳng hiểu nên cười hay khóc về việc đó. Tôi đã chẳng hề nghĩ tới việc vào một cái đảng đã thành lập, mà tôi muốn tự lập nên đảng mới của chính mình. Với tôi, một đề xuất như thế là hoàn toàn không chấp nhận được.

Lẽ ra tôi đã muốn trả lời các vị này bằng văn bản, nhưng rồi tính hiếu kỳ thẳng thế và tôi quyết định vào ngày đã định phải xuất hiện trước cuộc họp để giải thích miệng các lý do của mình.

Ngày thứ tư đã đến. Nhà hàng nơi diễn ra cuộc họp đã báo, là “Alte Rosenbad” ở phố Herrnstraβe; một cái tiệm ăn tồi tàn mà có vẻ như chỉ vào những thời điểm thánh thần nhất mới có người lạc vào. Chẳng có gì đáng lạ, vì trong năm 1919, thực đơn của ngay cả các nhà hàng lớn cũng rất khiêm tốn và khó mời được khách tới. Dĩ nhiên cho đến giờ phút đó, tôi hoàn toàn chẳng biết có một tiệm ăn như vậy.

Phòng Leiberzimmer.

Tôi đi qua phòng khách đèn đóm tù mù chẳng có ma nào ngồi, tìm cửa sang phòng bên và đã thấy “hội nghị” ngay trước mặt. Trong ánh tranh tối tranh sáng của một cái đèn khí nén sắp hỏng, bên bàn có bốn thanh niên ngồi, trong số đó có cả tác giả cuốn sách nhỏ và anh ta chào đón tôi nồng nhiệt nhất rồi chúc mừng tôi đã là đảng viên mới của Đảng công nhân Đức.

Tôi hơi bị bất ngờ. Bởi lẽ tôi được thông báo, “chủ tịch toàn quốc” thực ra chưa đến nên tôi tạm chờ chưa công bố vội. Cuối cùng thì vị trên cũng đến. ông ta cũng là chủ tịch cuộc họp nhân buổi Feder thuyết trình bữa trước.

Khi đó tôi lại trở nên hiếu kỳ hơn và chờ xem sự thể rồi ra sao. ít nhất là giờ đây tôi biết được tên từng vị một. Chủ tịch “tổ chức toàn quốc” là một ngài Harrer, còn chủ tịch của thành phố Munich là Anton Drexler.

Bấy giờ người ta đọc biên bản cuộc họp hôm trước và bày tỏ tín nhiệm thư ký. Rồi đến bản báo cáo tài chính – trong quyền sở hữu của hiệp hội tổng cộng có 7 mác 50 pfennig (tiền xu Đức bằng một phần trăm mác, ND) – mà về số tiền đó thủ quỹ nhận được sự tin cậy hoàn toàn. Điều này cũng lại được ghi vào biên bản. Rồi những thư trả lời của chủ tịch thứ nhất cho một bức thư đến từ Kiel, một từ Düsseldorf (các thành phố lớn của Đức, tương ứng là thủ đô các bang Schleswig-Holstein và Nordrhein-Westfalen, ND) và một từ Berlin, được đọc to lên, tất cả mọi người đều đồng ý. Rồi lại công bố bưu phẩm đến: một bức thư đến từ Berlin, một từ Düsseldorf và một từ Kiel, mà có vẻ như chúng gây nên niềm thoả mãn vô biên. Người ta giải thích sự gia tăng trao đổi thư tín này như là dấu hiệu tuyệt nhất và hiển hiện tầm quan trọng lan toả của “Đảng công nhân Đức”; rồi sau đó – là một cuộc thảo luận lê thê về những thư trả lời mới sẽ phải viết.

Đáng sợ, đáng sợ thật. Thực là một trò hiệp hội hàng xén theo cách đáng sợ nhất hạng. Tôi phải nhập vào cái câu lạc bộ này ư?

Sau đó đến phần kết nạp đảng viên mới, nghĩa là: thảo luận việc kết nạp tôi.

Tôi bắt đầu hỏi – tuy nhiên ngoài vài câu mào đầu thì chẳng có gì cả, chẳng có chương trình, chẳng có truyền đơn, hoàn toàn chẳng có giấy tờ in ấn gì hết, chẳng có thể đảng, thậm chí đến một con dấu nghèo kiết xác cũng không, độc nhất chỉ là niềm tin và ý chí tích cực.

Nụ cười trên môi tôi biến mất ngay, bởi lẽ đây là cái gì nếu không phải là dấu hiệu của sự lúng túng và bất lực hoàn toàn của tất cả các đảng phái cho đến nay, các chương trình của họ, các dự kiến và hoạt động của họ? Cái mà vài chàng trai trẻ này hội tụ để đi đến một hoạt động nhìn từ ngoài đáng nực cười đến thế, thì đó lại là lối ra cho tiếng nói nội tâm của họ, chắc là xuất phát từ cảm xúc nhiều hơn là chủ tâm, cho thấy cách hoạt động cho đến nay của các đảng phái là không còn thích hợp cho một cuộc nổi dậy của dân tộc Đức cũng như sự hàn gắn các vết thương nội tâm. Tôi đọc nhanh các câu khẩu hiệu được viết trên máy chữ, và từ đó tôi cũng nhận ra chỉ mới là một cuộc tìm kiếm chứ không phải là một kiến thức biết chắc. Nhiều thứ trong đó mờ ảo không rõ, lắm cái thiếu và hầu như tất cả lại là dấu hiệu của nhận thức trống rỗng.

Điều mà những con người này cảm nhận thì tôi cũng đã biết: đó là ước vọng có một phong trào mới, về ý nghĩa vượt tầm các đảng đã có cho đến nay.

Đêm đó khi về lại doanh trại, tôi đã tự phác ra bản phán xét của mình về cái hiệp hội này.

Có lẽ tôi đang đứng trước câu hỏi quan trọng nhất đời mình: tôi phải gia nhập đàng này hay tôi phải cự tuyệt?

Lý trí bảo cự tuyệt, nhưng tình cảm lại chẳng để tôi được yên; và càng cố nghĩ đến tất cả cái vô lý của cái câu lạc bộ này thì tôi lại càng có nhiều cảm tình hơn với nó.

Những ngày sau tôi chẳng được yên.

Tôi bắt đầu suy đi nghĩ lại. Từ lâu tôi đã đi đến quyết định phải hoạt động chính trị; tôi cũng hoàn toàn rõ rằng điều đó phải xảy ra trong một phong trào mới, duy nhất chỉ còn thiếu cú hích cho hành động. Tôi chẳng thuộc loại người hôm nay bắt đầu cái gì đó, đến mai lại bỏ để chuyển sang một việc khác. Nhưng chính nó lại là một trong những lý do chính yếu nhất, tại sao tôi lại khó đi đến một quyết định cho việc thành lập một tổ chức mới như thế, cái tổ chức mà hoặc phải là tất cả hoặc tốt nhất là thôi đừng làm. Tôi biết rằng, đối với tôi nó sẽ phải là một quyết định cho mãi mãi mà ở đó không bao giờ biết đến từ “rút lui”. Với tôi sau đó sẽ không phải là một trò chơi thoảng qua mà là một việc nghiêm trọng sống còn. Ngay thời đó, từ bản năng tôi đã luôn ghét những kẻ bắt đầu với mọi thứ nhưng chẳng biết tiến hành một việc gì. Tôi ghét cay ghét đắng cái loại người hay xía vào mọi nơi mọi chỗ như thế. Tôi coi hoạt động của loại người này thậm chí còn tồi tệ hơn là ngồi không.

Đảng Công nhân Đức: Đảng kỳ, sau này là quốc kỳ Đức Quốc xã.

Nhưng chính lúc này số phận lại có vẻ muốn vẫy gọi tôi. Tôi chẳng bao giờ gia nhập một trong những đảng lớn đang tồn tại và sẽ giải thích cặn kẽ hơn vì sao. Với tôi, cái sinh linh nhỏ nhoi đáng cười này với vài ba thành viên có vẻ như có ưu thế ở chỗ chưa xơ cứng thành một “tổ chức” mà vẫn còn tạo ra khả năng cho từng cá nhân thực sự tự do hành động. Ở đây người ta còn có thể làm việc, và khi tổ chức càng nhỏ, càng có nhiều cơ hội đưa nó vào quỹ đạo đúng. Ở đây còn có thể quyết định về nội dung, mục đích và con đường đi, điều mà ở những đảng lớn đang tồn tại ngay từ đầu đã là không thể. Càng cố suy ngẫm lâu, tôi càng củng cố niềm tin rằng chính từ một cái phong trào nhỏ nhoi này mới có thể chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy toàn quốc được – còn chẳng bao giờ từ những đảng chính trị đang tham gia nghị viện cố bám giữ vào những quan niệm cũ hay thậm chí hưởng lợi từ chế độ mới. Bởi lẽ cái cần tuyên bố nơi đây phải là một thế giới quan mới chứ chẳng phải là một câu khẩu hiệu bầu cử mới.

Tuy nhiên đó là một quyết định vô cùng khó khăn để chuyển dự định này thành hiện thực.

Tự mình tôi mang đến được bao nhiêu điều kiện ban đầu cho nhiệm vụ này?

Việc tôi nghèo và chẳng có chút tài sản gì, với tôi vẫn còn có vẻ là điều dễ chịu nhất, nhưng điều khó hơn là tôi vẫn thuộc loại những kẻ vô danh tiểu tốt, một trong số hàng triệu mà dẫu cơ may tình cờ cho sống hay chết thì thế hệ sau cũng chẳng hề mảy may quan tâm. Thêm vào đó còn là những khó khăn nảy sinh từ việc tôi theo đuổi quá ít trường lớp.

Cái gọi là giới trí thức dẫu sao vẫn luôn thực sự vô cùng ngạo mạn nhìn xuống bất cứ kẻ nào chưa trải qua những trường lớp bắt buộc để qua đó tự bơm cho mình cái kiến thức cần có. Câu hỏi chưa bao giờ đặt ra là: người đó có thể làm được gì, chứ không phải là anh ta đã học cái gì? Cái đầu bã đậu của những “người có học” nháy nháy, được bao bọc bới đủ loại chứng chỉ hơn sao được bất cứ chàng trai sáng láng nhất nào dù có thiếu mấy cái giấy lót quý giá kia. Vậy là tôi dễ tưởng tượng rằng, cái thế giới “được học hành” này sẽ chống tôi thế nào, và nếu có khi tôi cũng đã lầm chút đỉnh, thì duy nhất chỉ vì tôi coi những người này tốt hơn là trên thực tế nghiệt ngã mà phần lớn họ vốn vậy. Tất nhiên, như ở bất kỳ đâu khác, vẫn có những cá biệt toả sáng và khi ấy lại càng sáng hơn. Nhờ thế mà tôi đã học được cách phân biệt giữa những học trò muôn thuở với các chuyên gia thực thụ.

Sau hai ngày suy ngẫm đến đau đớn, cuối cùng tôi đi đến niềm tin là phải đặt bước.

Đó là quyết định mang tính hệ trọng nhất trong đời tôi.

Không thể và không được phép rút lui nữa.

Vậy là tôi chính thức gia nhập Đảng công nhân Đức và được trao cho tấm thẻ đảng tạm thời với con số: bảy.

(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: hitler, Mein kampf
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa