Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 13): Mein Kampf (Tập 1) – Chương 7: Cuộc cách mạng

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI (ADOLF HITLER)

CHƯƠNG 7: CUỘC CÁCH MẠNG

Năm 1915 tuyên truyền của kẻ thù bắt đầu vào trong nước, từ 1916 càng ngày nó càng mãnh liệt hơn, để rồi cuối cùng đến đầu năm 1918 nó cuồn cuộn lên thành một cơn lũ thật sự. Vậy là ở mọi nơi cũng đã nhận ra các tác động của cách tóm bắt tâm hồn này. Dần dà quân đội học cách nghĩ theo cách mà kè thù muốn thế.

Nhưng tác động ngược từ phía Đức lại hoàn toàn thất bại.

Ở người chỉ huy thời ấy về tinh thần và ý chí, quân đội chắc có ý định và quyết tâm, cũng tiến hành cuộc chiến cả trên mặt trận này, duy nhất ở đây họ lại thiếu cái công cụ cần thiết cho việc đó. Cả về mặt tâm lý cũng sai khi phó mặc cho quân đội tự tiến hành sự khai sáng này. Lẽ ra để thật sự có hiệu quả, nó phải từ trong nước đến. Chỉ khi đó người ta mới hòng tính đến thành công ở những người vì quê hương mà đã từ gần bốn năm nay, trong thiếu thốn vô cùng, hoàn thành những hành động bất tử của người anh hùng.

Adolf Hitler.

Tuy nhiên, cái gì đến đây từ quê hương?

Thất bại này là ngu dốt hay tội phạm?

Giữa hè 1918, sau khi phải rút lui khỏi bờ nam sông Marne (nhánh sông Seine, ND), trước hết là báo chí Đức đã ứng xử vụng về đẹn khốn nạn, thậm chí ngu si gần như tội phạm, tới mức càng ngày tôi càng giận dữ tự hỏi, liệu thật sự chẳng có ai đứng ra để kết thúc cái sự phung phí tinh thần về lòng dũng cảm của quân đội như thế này chăng?

Cái gì đã xảy ra ở Pháp khi vào năm 1914, trong cơn lốc chiến thắng chưa từng có, chúng ta ào ạt lao vào đất nước này? Vào những ngày mặt trận Isonzo (tên Italia, tên Slovenia là Soca; là khu giáp ranh hai nước, lấy gốc là sông Soca bắt nguồn từ chân núi Travnik (2379 m) thuộc dãy Anpợ, có chiều dài 140 km kéo đến thành phố Triest để đổ vào vịnh Adriatic. Mười hai trận đánh ở Isonzo trong thế chiến I bắt đầu ngày 23.5.1915 khi Italia tấn công quân Áo Hung, chiến trận kéo đến tận Isonzo. Rồi tiếp bốn trận Isonzo năm đó, năm sau 6 trận, 1917 hai trận nữa nhưng đều vô ích. Italia nướng hàng chục vạn quân mà không đánh tới được Triest. Chi trận cuối cùng tháng sáu 1918 ở Piave quân Áo Hung mới thua để kết thúc thế chiến I, ND) vỡ, Italia đã làm cái gì? Còn Pháp sẽ có động thái gì, vào mùa xuân 1918 khi cuộc tấn công của các sư đoàn Đức có vẻ như muốn cất vó các trận địa và cánh tay dài ngoằng của các đại đội đại pháo tầm xa bắt đầu gõ cửa Paris?

Mục lục
[ẩn]

Ở đó, cơn say sôi sục lòng nồng nàn yêu nước của chiến sĩ các trung đoàn đang phải vội vã rút lui bị dội gáo nước lạnh vào mặt tê tái đến thế nào! Khi đó ngành tuyên truyền làm gì và cách ảnh hưởng tài tình lên quần chúng lúc này càng phải làm gì để bơm niềm tin vào chiến tháng cuối cùng vào lại trái tim khối óc ở các mặt trận đã bị vỡ!

Thay vào đó, cái gì đã xảy ra tại nước ta?

Chẳng một chút gì hay thậm chí còn tệ hơn thế.

Thời đó trong tôi thường bùng lên nỗi bực dọc và căm hận khi tôi cầm lên tay những số báo mới nhất và trước mắt tôi hiện lên tội diệt chủng tâm lý.

Nhiều lần tôi quân quại với ý nghĩ, nếu như mệnh trời đã đặt tôi ngồi vào vị trí này của ngành tuyên truyền nước ta thay cho những tên bất tài và vô dụng, thậm chí là tội phạm này, thì lẽ ra cuộc đấu tranh đã mang số phận khác.
Ở những tháng này, lần đầu tiên tôi cảm nhận tất cả mọi nham hiểm của cái tai ách đang giam giữ tôi tại mặt trận và ở cái vị trí mà phát đạn tình cờ của bất cứ một tên mọi đen nào cũng có thể bắn nát tôi, trong khi tổ quốc lẽ ra cần tôi phục vụ ở nơi khác với cương vị khác!

Bởi lẽ ngay khi đó tôi đã đủ táo tợn để tin rằng tôi sẽ hoàn thành việc này.

Điều duy nhất cản trở là tôi đang là kẻ vô danh, một trong số tám triệu!

Thế nên tốt nhất là im miệng và làm tốt, tới mức có thể, trách nhiệm ở cái vị trí này.

Hè 1915, những lá truyền đơn đầu tiên của kẻ thù bay đến tay chúng tôi.

Nội dung của chúng hầu như luôn hệt giống nhau, dẫu cho có ít nhiều thay đổi về hình thức trình bày, đó là: nước Đức càng ngày càng khốn khổ hơn, chiến tranh sẽ kéo dài bất tận trong khi khả năng chiến thắng càng ngày càng tan biến, bởi vậy nhân dân quê nhà ao ước hoà bình, duy chỉ “chủ nghĩa quân phiệt” cũng như “hoàng đế” không cho phép điều này xảy ra; bởi vậy toàn thế giới – ở đó ai cũng biết điều trên – cũng không tiến hành chiến tranh chống lại nhân dân Đức mà trái lại chỉ chống tên tội phạm duy nhất chính là hoàng đế; bởi vậy cuộc chiến chưa kết thúc chừng nào kẻ thù của nhân loại yêu hoà bình này chưa bị loại; sau khi chiến tranh kết thúc, các quốc gia dân chủ yêu tự do sẽ kết nạp dân tộc Đức vào liên minh vĩnh viễn của hoà bình thế giới mà nó sẽ được bảo đảm một khi “chủ nghĩa quân phiệt Phổ” bị tiêu diệt.

Sau đó để minh hoạ tốt hơn cho những điều vừa trình bày, không hiếm các bản in “thư từ quê hương” mà nội dung của chúng có vẻ như muốn chứng thực cho những khẳng định trên.

Khi đó nói chung người ta chỉ cười trước tất cả những nỗ lực này. Những tờ truyền đơn được đọc rồi gửi về các bộ tư lệnh cấp cao hơn và thường bị lãng quên ngay, cho tới khi cơn gió lại mang từ trên trời xuống chiến hào một đợt mới; đó thường là từ máy bay để chuyển tải những tờ truyền đơn này.

Ở thể loại tuyên truyền này nổi bật lên ngay một điều, đó là ở mỗi vùng hành quân mà có người Bavaria thì đều luôn xảy ra trận chiến rất quyết liệt với người Phổ, với điều khẳng định rằng không chi một mặt thì đứng ra người Phổ mới là kẻ phạm tội và kẻ chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ cuộc chiến tranh, còn mặt khác thì riêng với người Bavaria vốn chẳng có một chút xíu hận thù gì; tất nhiên người ta cũng chẳng thể giúp ích gì anh ta được, chừng nào anh ta còn đang tham gia phục vụ chủ nghĩa quân phiệt Phổ để giơ đầu chịu báng cho nó.

Cái cách gây ảnh hưởng này thật ra đã bắt đầu đạt được những tác động nhất định ngay từ năm 1915. Không khí chống Phổ trong quân đội tăng lên trông thấy – mà không hề có bước động đậy nào từ trên, dù chỉ một lần. Điều đó cũng đã hơn chỉ là một tội sơ suất đơn giản mà sớm muộn rồi cũng phải được quả báo ở mức khủng khiếp nhất, dĩ nhiên không phải với “người Phổ”, mà với dân tộc Đức, và tất nhiên cũng chẳng phải cuối cùng mới kể đến chính người Bavaria.

Theo hướng này, ngay từ năm 1916 ngành tuyên truyền của kẻ thù đã đạt những kết quả vô song.

Cũng vậy, từ lâu những lá thư ca thán từ quê nhà đã gây tác động. Hoàn toàn chẳng cần kẻ thù phải đặc biệt truyền tới mặt trận qua những tờ truyền đơn, v.v… Để chống lại, ở đây cũng chẳng hề có chút gì ngoại trừ một số “khuyến cáo” từ “phía chính phủ” mà về mặt tâm lý là cực kỳ ngu xuẩn. Trước sau thì mặt trận vẫn choáng ngập bởi chất độc này, thứ mà các mụ già vô thức (các vợ lính, ND) ở nhà đun nấu nên mà chẳng lường trước rằng, đó chính là phương tiện để ủng hộ đến mức tối đa niềm tin chiến thắng cho kè thù, nghĩa là qua đó kéo đài và gia tăng đau khổ cho người thân ngoài mặt trận. Những lá thư vô nghĩa của các bà vợ Đức vào thời gian sau đó đã gây nên cái chết cho hàng vạn ông chồng.

Vậy là vào năm 1916 đã xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo. Mặt trận chửi rủa vì “điềm may bất ngờ”, bởi lẽ đã bất bình từ nhiều điều và đôi lúc có lý để căm giận. Trong khi họ đói khát và để gia quyến ở hậu phương phải chịu cùng cực, thì ở chỗ khác lại thừa mứa cùng lũ ăn chơi trác táng. Thậm chí ngay chính ở mặt trận thì theo hướng này, mọi sự cũng chẳng êm đẹp.

Như vậy ngay từ thời đó đã nổi lên khủng hoảng, dù nhẹ – đó chỉ mới là những vấn đề “nội bộ”. Vẫn con người đó, trước thì còn gầm gừ nguyền rủa, nhưng ít phút sau vẫn im lặng làm nghĩa vụ của mình như là điều tất yếu. Cùng đại đội đó, lúc đầu còn bất bình, nhưng ngay sau vẫn cố giữ đoạn hào mà họ phải cố thủ, cứ như số phận nước Đức chỉ phụ thuộc số trăm mét những hố bùn này. Đó vẫn còn là mặt trận của đội quân anh hùng tuyệt diệu thời xưa!

Nhưng rồi tôi sẽ phải học để biết sự khác biệt giữa cái đó và quê hương.

Cuối tháng chín 1916 sư đoàn tôi chuyển sang chiến dịch hè. Với chúng tôi đó là trận chiến vật lộn ghê gớm lần đầu tiên mới xuất hiện và ấn tượng bởi vậy cũng rất khó tả – địa ngục chứ không còn là chiến tranh đơn thuần nữa.

Trong cơn lốc kéo dài nhiều tuần của bắn phá cấp tập trận tuyến Đức vẫn vững vàng, đôi lúc hơi bị đẩy lùi lại, nhưng rồi vẫn tiến lên, và không bao giờ lui bước.

Ngày mồng 7.10.1916 tôi bị thương.

Ngày mồng 7.10.1916 Hitler bị thương. (Ảnh minh họa).

Tôi may mẳn được gửi về hậu phương và theo một đoàn vận tải về Đức.

Vậy là đã hai năm trôi qua kể từ khi tôi không còn thấy quê nhà, trong những hoàn cảnh như thế này, đó gần như là một thời gian dài vô tận. Tôi hầu như hoàn toàn chẳng thể hình dung ra nổi một người Đức mà không mặc quân phục sẽ trông như thế nào. Khi tôi nằm ở bệnh viện dã chiến quân đoàn ở Hermies (một làng ở tỉnh Pas-de-Calais thuộc biệt khu Nord-Pas-de-Calais, nước Pháp, ND), tôi rùng mình sợ hãi đến gần như bất tinh khi chợt nghe tiếng một người phụ nữ Đức, một cô ý tá, dặn dò người nằm cạnh.

Sau hai năm lần đầu tiên nghe một tiếng nói như vậy!

Nhưng khi tàu hoả đưa chúng tôi về quê nhà càng gần đến biên giới thì trong nội tâm mỗi người càng bồn chồn hơn.

Tất cả các địa điểm khi còn là anh lính trẻ hai năm trước chúng tôi đã qua, nay lại lướt trôi: Bruxelles, Lowen, Liège (các thành phố thuộc Bỉ, ND), rồi cuối cùng chúng tôi tin là đã nhận ra ngôi nhà Đức đầu tiên nhờ vào cái hồi nhà cao và những cánh bịt cửa xinh đẹp của nó.

Ôi tổ quốc!

Tháng mười 1914 trong chúng tôi trào dâng nỗi hân hoan đến nghẹt thở khi chúng tôi vượt qua biên giới, còn giờ đây (1916, ND) chi là yên ẳng và cảm động. Mỗi người đều sung sướng rằng số phận đã lại cho phép anh ta được nhìn thấy những gì mà anh ta vốn hằng bảo vệ mạng sống mình nhằm vươn tới; và ai ai cũng đều gần như ngượng ngùng khi phải nhìn vào mắt nhau.

Tôi đến quân y viện Beelitz gần Berlin gần trùng ngày tôi lên đường nhập ngũ.

Đổi thay biết bao! Từ bùn rây của chiến dịch hè đến ngay những chiếc giường đệm trắng phau của ngôi nhà kỳ diệu này! Lúc đâu người ta thậm chí còn chẳng dám đường hoàng đặt mình vào đó. Chỉ từ từ, người ta mới lại làm quen được với cái tân thế giới này.

Tuy nhiên đáng tiếc là thế giới này cũng còn mới theo một nghĩa khác.

Tinh thần quân đội ngoài chiến trường có vẻ như chẳng còn là vị khách quý ở đây nữa. Có cái gì đó mà ngoài chiến trường còn lạ lẫm thì nay ở đây lần đâu tiên tôi được nghe: bài ngợi ca sự hèn nhát của chính mình. Bởi lẽ ngay những gì ở đấy người ta có thể nghe thấy chửi rủa vì “điềm may bất ngờ” thì đó cũng chẳng bao giờ là yêu cầu bất tuân lệnh hay thậm chí tán tụng gã thỏ đế. Không! Kẻ hèn nhát vẫn luôn là kẻ hèn nhát và chẳng thể là cái gì khác; và sự khinh bi dành cho hắn nhìn chung vẫn luôn lớn ngang với sự kính trọng người ta dành cho vị anh hùng đích thực. Nhưng ở đây, trong quân y viện thì phần nào gần như ngược lại: những tên xúi bẩy vô lương nhất lại to tiếng nhất và cố gắng bằng mọi phương tiện của cái tài lộng ngôn thảm hại của mình để trưng bày các khái niệm của người lính chân chính như là đáng nực cười, còn sự thiếu tư cách của kẻ hèn nhát lại là gương sáng. Vài kẻ đáng tởm lại chủ trì trước tiên.

Một kẻ tự khoe đã dùng tay trần kéo dây thép gai để qua đó mà được về nằm quân y; dù bị thương đến tức cười như vậy mà có vẻ như hắn đã ở đây lâu đến vô tận, cũng như hoàn toàn chỉ bằng dối trá thì hắn mới lọt vào đoàn quân vận về Đức. Nhưng cái thẳng rắn độc này còn đi xa tới mức giơ cái trán giô hỗn hào để trưng diện cho sự hèn nhát của mình như là khởi nguồn cho sự dũng cảm còn hơn cả cái chết oanh liệt của người anh hùng chân chính. Nhiều người im lặng nghe, kẻ khác bỏ đi, nhưng lại cũng có kẻ đồng tình.

Trong tôi nỗi ghê tởm trào lên tận cổ, thế nhưng cái tên xúi bẩy vẫn được dung thứ ở lại trại. Liệu người ta phải làm gì đây? Hẳn là ai thì ban lãnh đạo phải biết kỹ và cũng đã biết kỹ. Dẫu sao vẫn chẳng có gì xảy ra.

Khi tôi có thể đi lại bình thường thì tôi được đi phép về Berlin.

Đâu đâu cũng thấy rõ nỗi khổ đến cùng cực. Thành phố triệu dân này đang đói. Nỗi bất bình rất lớn. Trong các trại có chứa lính, giọng điệu cũng giống như ở quân y viện. Có cảm tuởng như những tên này có chủ ý đến chính nhũng nơi này để truyền bá quan điểm của chúng.

Thế nhưng tình trạng ở chính Munich còn đáng giận hơn rất nhiều!

Khi tôi đã lành, được ra viện và thuyên chuyển về tiểu đoàn dự bị, tôi chẳng tin là mình còn nhận ra cái thành phố xưa nữa. Tức tối, bất mãn và chửi bới, dù người ta có đến đâu chăng nữa! Ở chính tiểu đoàn dự bị thì tâm trạng thậm chí còn dưới mức phê phán. Ở đây vẫn còn tác động của cái cách vụng về vô biên khi những sĩ quan huấn luyện thời xưa, chưa hề có một giờ nào tham gia trận mạc và ngay vì lý do này thì chi có một phần còn có thể lập mối quan hệ đúng mực với đám lính cũ, phải đối xử với lính ngoài mặt trận. Những người này, do đã phục vụ ngoài mặt trận, giờ có những tính cách hoàn toàn chẳng hiểu nổi đối với các vị lãnh đạo các đơn vị quân dự bị, trong khi vị sĩ quan vừa ở mặt trận về ít nhất cũng giải thích được. Dĩ nhiên anh này cũng được các đơn vị trọng nể hoàn toàn khác vị tư lệnh lớp huấn luyện. Nhưng bỏ qua mọi chuyện, tâm trạng chung là rất dở; sự hèn nhát lại hầu như được coi là dấu hiệu cho thông minh hơn, còn tính kiên trì trung thành lại bị coi là đặc trưng cho yếu đuối nội tâm và tính cứng cổ. Các văn phòng đều do người Do Thái nắm giữ. Hầu như mỗi thư ký đều là người Do Thái và mỗi tên Do Thái lại là một viên thư ký. Tôi kinh ngạc về cái đám đầy những chiến sĩ của cái dân tộc đã được tuyển lọc này và chẳng còn cách nào khác là phải so sánh chúng với con số đại diện ít ỏi ngoài mặt trận.

Với kinh tế vấn đề còn trầm trọng hơn. Ở đây dân Do Thái thực sự trở nên “không thể thiếu được”. Con nhện bắt đầu dần dần hút hết máu nhân dân. Bằng đường vòng qua những công ty chiến tranh người ta đã tìm ra công cụ để giết chết nên kinh tế quốc dân tự do.

Được nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có tập trung hoá vô độ. Vậy nên thực sự là ngay từ năm 1916/17 hầu như toàn bộ nền sản xuất đã nằm dưới sự kiếm soát của giới tài phiệt Do Thái.

Nhưng nỗi căm hờn của nhân dân hướng vào ai?

Ở thời này tôi kinh ngạc thấy nỗi bất hạnh đang đến gần, mà nó, nếu không được lái ngoặt đi kịp thời, nhất định phải dẫn tới sự phá sản.

Trong lúc người Do Thái bóc lột và đè nén toàn thể dân tộc thì người ta lại kích động chống “Phổ”. Hệt như ngoài mặt trận, ở nhà cũng chẳng thấy bên trên chống lại thứ tuyên truyền dầu độc ấy. Có vẻ như ta chẳng hề cảm thấy nước Phổ sập chắc gì xứ Bavaria đã lên và, ngược lại, bên này đổ tất bên kia phải tụt hố, không thể chứ.

Thấy sự thể ấy tôi đau lòng vô cùng. Chỉ có thể thấy người Do Thái thật mưu mẹo tài tình, họ lại được sự quan tâm chung từ chính mình qua những kẻ khác. Giữa lúc Bavaria tranh chấp với Phổ thì họ dắt mũi cả hai, trong khi Bavaria chửi bới Phổ thì người Do Thái tổ chức cách mạng để cùng lúc đập tan cả Bavaria và Phổ.

Không chịu nổi mối tỵ hiềm quá đáng ấy giữa tộc người Đức với nhau, tôi mong lại sớm được ra mặt trận, cho nên đã tái đăng ký ngay sau hôm đến Munich.

Đầu tháng ba 1917, thế là tôi đã lại có mặt ở trung đoàn của tôi.

(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: hitler, Mein kampf
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa