Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Bạn đọc » Biểu tình – một góc nhìn

Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, truy cập mạng, gõ “ Biểu tình tại Việt Nam” sẽ hiện ra rất nhiều địa điểm, hình ảnh đám đông biểu tình chống Trung Quóc xoay quanh vấn đề Biên Đông cũng như những vấn đề khác của đời sống xã hội.

  • >> “Đã dốt toán thì đừng bàn chuyện chính trị”

  • >> “Kẻ thù của Internet năm 2013” và những trò lố của RSF đối với Việt Nam

  • >> Đọc và suy ngẫm: Cừu, dê và chó sói

  • >> Đám kền kền vẫn còn bay lượn trên Cống Rộc

  • >> Cái gọi là “Kiến nghị 72” – kẻ giấu mặt là ai?

     Biểu tình là đấu tranh bằng cách tự họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Hiểu rộng ra, biểu tình là 1 hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, nảy tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đấy ( Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung Tấm từ điển học do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1988). Trong những năm gần đây, có nhiều cuộc biểu tình để lại tiếng vang lớn như: biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc năm 1989, “ Mùa xuân Ả – Rập” năm 2010…

Tại Việt Nam, manh nha từ thời Pháp thuộc , khi xã hội ta có sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ của nước bị thực dân đô hộ các cuộc biểu tình đã diễn ra, điển hình là cuộc biểu tình của công nhan Vịnh Bến Thủy hưởng ứng ngày quốc tế lao động 1/5/1930; có ánh sáng của Đang soi đường nhân dân thủ đô và các tỉnh lân cận cũng xuống đường trong tháng Tám năm 1945 để giành chính quyền nhanh chóng, ít đổ máu, đánh dấu bằng sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ngày 2/9/1945 tại quản trường Ba Đình- Hà Nội.

Sau khi hiệp định Giơ- ne –vơ về Việt Nam được kí kết ( Năm 1954) 2 miền Nam – Bắc bị chia cắt ở miền Nam những cuộc biểu tình phản đối chính quyền Mĩ Ngụy diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo tầng lớp tham gia như cuộc biểu tình năm 1963 của hàng nghìn tăng ni phật tử và giới tri thức.

Tôi không cố ý đi sâu và lịch sử, nhưng những cuộc biểu tình đó đều là có tổ chức rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ lòng yêu nước chân chính, họ đi biểu tình vì độc lập dân tộc, không e ngại sự đàn áp của kẻ thù như hơn 100 người dân hi sinh trong cuộc biểu  tình năm 1930 tại Hưng Nguyên ( Nghệ An) lịch sử ta ghi nhận nhiều tấm gương sáng điển hình là hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chiến tranh.

Đất nước về một mối ( năm 1975) những cuộc biểu tình gần như không diễn ra. Tuy nhiên, gần 10 năm trở lại đây, những căn thẳng trong quan hệ với Trung Quốc xoay quanh vấn để Biển Đông đã làm xuất hiện nhiều cuộc biểu tình tự phát chủ yếu tại Hà Nội , Sài Gòn. Đám đông tụ tập  tại những vị trí then chốt như: Hồ Gương, Tòa nhà Đại sứ quán ( Hà Nội ), Nhà thờ Đức Bà ( Sài Gòn)… Mang theo những băng rôn, khẩu hiệu như: “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam “, “Phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa”… gây mất trật tự công cộng, tắc nghẽn giao thông đặc biệt làm nóng thêm vấn đề Biển Đông. Vâng, điều 68 – Chương V Hiến pháp nước CHXHCN VN đã nêu:” Công Dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của Pháp luật” nhưng trong điều kiện luật biểu tình chưa được thông qua thì những cuộc biểu tình tự phát như vậy rất dễ bị quy vào tội tụ tập đông người gây rối theo Nghị định 38 của Chính phủ ban hành năm 2008.

"Biểu tình"

Được biết trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9/12/2012, những người phát động đã cho rằng họ đạt được thành công ở 4 điểm chính:

Thứ nhất: Đã cất lên được tiếng nói của mình, tiếng nói ấy có âm vang, thể hiện nhân dân quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền.

Nếu chịu khó tìm hiểu Pháp luật và cập nhật tin tức thời sự trong nước, thì tôi tin chắc những người yêu nước chân chính sẽ hiểu trong Hiến pháp, nghĩa vụ và quyền lợi công dân được đặt lên hàng đầu. Từ lý thuyết ra hành động thiết thực như việc sửa đổi Hiến pháp được phổ biến ở các ngành các cấp, mọi ý kiến đóng góp đều được ghi nhận, xem xét; chương trình thời sự hàng tuần với chuyên mục “dân hỏi Bộ trưởng trả lời” là sự giải đáp thắc mắc, bất cập của nhân dân, của các ngành, những chương trình như. Tiếng nói người dân, phóng sự thực tế.. tới các trang báo: Pháp luật, An ninh thủ đô, Hoa học trò,… từ lâu đã là địa chỉ cho mọi tầng lớp nhân dân phản ánh những bất cập  và bày tỏ ý kiến các nhân về những vấn đề của đời sống xã hội. Tôi rất trân trọng những diêm dân Việt Nam, mặc dù quan hệ trên Biển Đông chưa ổn định nhưng họ càng gắn bó cùng quyết tâm bám biển. Những gia phả dòng học, bản đồ xưa ghi nợ chủ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, họ sẵn sàng trao cho nhà chức trách. Đó cũng là tiếng nói của nhân dân, rất có trọng lượng và luôn được ghi nhận. Xoay quanh vấn đề biển Đông nhức nhối thì những tấm lòng yêu nước sâu kín như vậy đáng quý biết bao.

Thứ hai: Chính quyền Việt Nam càng ngăn chặn và khủng bố dân chúng bao nhiêu thì càng bộc lộ sự suy yếu , nhu nhược.

Tôi rất không đồng tình với ý kiến này. Bởi lẽ xuất phát từ chính bản thân nó, những cuộc chiến biểu tình yêu nước theo kiểu tự phát này liệu đã phù hợp với tôn ti trật tự của 1 đất nước ưa chuộng hòa bình ? Liệu có thật sự là yêu nước, vậy khi tổ quốc cần họ dám lên đường không? Dám hi sinh không? Chưa thể tìm câu trả lời thỏa đáng nhưng tôi tin chắc nó chỉ làm căng thẳng thêm kho phía Trung Quốc liên tục kêu gọi Việt Nam bình tĩnh, tránh biểu hiện quá khích. Vì vậy, chính quyền ta kiểm soát đám đông là hành động thiết thực, không phải bàn cãi.

Công cụ đắc lực là lực lượng vũ trang, chủ yếu là CAND đảm đương nhiệm vụ gian lao này. Trái với hình ảnh những chiến xe tăng  ngăn chặn đoàn người tại Trung Quốc hơn 10 năm về trước, cũng không thấy thông tin hàng chục người chết như những cuộc biểu tình hiện nay ở nhiều nước Trung Đông, lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ với những công cụ đơn giản nhất, gần như không có thương tích thì sao lại coi là “ Khủng bố”? Sẽ chẳng phải lý giải gì nhiều nữa, chúng ta đang sông trong hòa bình, đất nước vẫn đứng vững sau bao thử thách đặc biệt là khủng hoảng kinh tế năm 2008, làm tốt vai trò trong Liên hiệp quốc, ASEAN… đơn giản là chất lượng cuộc sống, phúc lợi xã hội ngày 1 tốt là minh chứng cho sự phát triển của Việt Nam, có lẽ những người đuối lý đã bất lực, nên đành cho rằng chính quyền ta suy yếu, nhu nhược.

Thứ ba: Là phiên tòa xét xử NHà nước và Đảng cầm quyền Việt Nam trước dư luận quốc tế.

Có lẽ đây là nghịch lý ngu xuẩn nhất của bè lũ phản động. Thắng lợi vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến trường kì chống Thực dân Pháp và đế quốc xâm lược cũng như những thành tựu kinh tế, văn hóa đạt được, Việt Nam luôn là đất nước hòa bình là điểm đến tin cậy cảu bè bạn 5 châu và nhiều nhà lãnh đạo cao cấp các nước Oxtraylia, Mỹ,… đã khẳng định con đường Đảng ta đang đi là đúng, uy tín của đất nước ta ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

Thứ tư: Là 1 đợt “tập huấn” của tiến trình dân chủ

Một lập điểm lộ rõ bộ mặt phản động, đi ngược lại với lịch sử dân tộc. Luận điểm này là hồi chuông thức tỉnh cho những người yêu nước chân chính lựa chọn cách thể hiện tình yêu nước đúng đắn nhất. Thiết nghĩ chẳng có gì khó, chỉ cần tin tưởng vào Đảng, đi theo Đảng như thế hệ cha anh đã tâm niệm”Đảng làm nên bài ca chiến thắng cho đất nước và tình yêu”.

Vậy, thiết nghĩ trong điều kiện Luật biểu tình chưa được thông qua chúng ta những người yêu nước chân chính hãy bằng khối não và trí óc tìm cho mình cách thức phù hợp nhất để tỏ rõ lòng yêu nước chứ không phải những cuộc biểu tình tự phát như hiện nay.

Hương Lan

Tin liên quan
Bút chiến trên mạng
  • Tính nguy hiểm của luận điểm đòi Việt Nam đa đảng đối lập

    - 03/04/2013

  • Wikipedia và những hiểm họa tiềm ẩn

    - 03/04/2013

  • “Đừng bắt anh Vươn phải … bất khuất”

    - 02/04/2013

  • Nguyễn Đắc Kiên – Kẻ đốt đền

    - 27/03/2013

  • Sự tha hóa của nhà báo phản động

    - 27/03/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa