Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Bạn đọc » Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Bà Trương Thị Liên, sinh năm 1933, ngụ quận 12, suốt 5 năm trời luôn ở trong căn nhà lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, không tiếp xúc với bà con láng giềng và cuộc sống bênh ngoài. Hậu quả, làm bà Liên từ một người đàn bà bình thường trở thành một người có suy nghĩ như đứa trẻ lên ba, tâm thần bấn loạn, lúc tỉnh lúc mê. Ngay cả những người thân của mình cũng không nhận ra, thậm chí bà còn biết được mình là ai?

Ai nhốt mẹ?

Tôi được gia đình dẫn tới gặp bà Liên vào buổi sáng tiết trời se se lạnh, một mình bà Liên ngồi giữa góc nhà như một người vô hồn, hai tay thỉnh thoảng lại phe phảy cái quạt giấy đuổi lũ muỗi đang bay vo ve dưới chân. Thấy có người lạ đến bà Liên vội chạy ra cửa vẻ mặt mừng rỡ như một đứa trẻ con được cho quà bánh. Tôi vội hỏi: “Bà ở nhà có một mình à? Mà sao cửa nhà mình lại bị khóa vậy? Bà mở cửa cho cháu vào nhà nói chuyện một lát được không?” Lúc này bà Liên hai tay cứ vò vò mảnh giấy nhỏ, mắt nhìn chăm chăm xuống cánh cửa khóa im ỉm nói: “chìa khóa đây nhưng không mở được, tôi không biết”… “Thế ai nhốt bà trong nhà vậy? Bà có muốn được tự do đi ra ngoài cho khuây khỏa không?” Nghe hỏi vậy bà liền nói, “ai nhốt tôi vậy tôi cũng không biết, mà tự do là cái gì vậy”?

Bà Liên với cánh cửa khóa im ỉm

Bà Liên với cánh cửa khóa im ỉm

Thấy cứ hỏi mãi như vậy cũng chẳng mang lại kết quả  gì, tôi đưa tay chỉ về phía ông Trinh chồng bà với hy vọng bà sẽ nhận ra người thân của mình. Nhưng bà Liên nhìn ông Trinh một hồi lâu như suy nghĩ rồi nói một câu tỉnh bơ “ông ấy là bố của tôi đây mà”. Chỉ với 10 phút nói chuyện với bà, nhưng thật không thể ngờ một người đàn bà với vẻ bề ngoài nhìn có nhanh nhẹn, cặp mắt sắc sảo lại có thể bị ra nông nổi như một đứa trẻ lên ba không biết gì như thế này. Nếu người ngoài nhìn vào không thôi thì rất khó có thể nhận ra được. Vì theo thông tin từ gia đình thì trước đây bà Liên vốn là một người phụ nữ sắc sảo trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và là nguồn kinh tế chính trong nhà. Nhưng không ai biết được lý do vì sao mà từ ngày bà ly dị ông Trinh chồng mình và về ở với người con thứ ba tên Trụ, thì lại trở thành nguời như thế này?

Chồng bất lực

Căn nhà của ông Nguyễn Quốc Trinh chồng bà Liên nằm cách đó mấy căn. Dù khoảng cách địa lý giữa hai nhà ở không cách xa là mấy nhưng ông Trinh cũng đành bất lực trước tình cảnh trớ trêu của gia đình mình. Thương vợ, tuổi già sức yếu, nhưng suốt ngày bị nhốt trong căn nhà quạnh quẽ cô đơn. Nhưng giận vợ vì đã đồng tình với việc cho phép con trai được phép vào ngủ chung với bà dù cho ông đã hết sức cấm cản. Một năm ròng rã với những đấu tranh và làm sức ép đối với vợ và con trai về việc ông không bao giờ đồng ý chuyện con trai ngủ chung giường với mẹ ruột của mình nhưng không được. Qúa bức xúc và vì sĩ diện của cá nhân mình ông Trinh đã viết đơn ly dị bà Liên dù hai ông bà lúc này tuổi đã xế chiều. Khuôn mặt buồn buồn, cặp mắt sâu, thâm quầng, dù có khéo léo che giấu như thế nào cũng không thể nào giấu được nỗi buồn bã và những u uất trong lòng, tâm sự với chúng tôi ông nói: “từ ngày đứa con bất trị của tôi gây nên hoàn cảnh trớ trêu này của gia đình tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bức xúc. Đứng trên cương vị một người chồng, một người cha mà giờ tuổi đã cao, sức khỏe yếu lại thêm căn bệnh tai biến mạch máu não cứ hành hạ suốt nên khiến tôi đành phải bất lực trước nó. Lúc đầu cứ nghĩ sự việc cũng chẳng có gì, phần vì sĩ diện gia đình tôi không muốn làm lớn chuyện sợ bà con chòm xóm cười chê. Nó cứ nhốt bà ấy ở trong căn nhà một mình, tôi đã nhiều lần yêu cầu Trụ cho phép chị gái mình được hàng ngày tới chăm sóc, lo cơm nước, tắm giặt và ngủ chung với mẹ nhưng Trụ nhất quyết không đồng ý. Thậm chí khi Hạnh chị gái của Trụ mang cơm tới cho mẹ, gặp lúc Trụ ở nhà, nó liền không nói không rằng mà xông thẳng vào chị Hạnh, đấm điên cuồng vào ngực, may mà được cô Mỹ hàng xóm qua nên chị may mắn chạy thoát về nhà bố mình. Biết chuyện ông Trinh chạy qua gọi cửa nhưng Trụ không mở mà trái lại còn xông ra xịt nước vào mặt bố đẻ trước sự chứng kiến của đông đảo của người dân xung quanh”. Hậu quả làm chị Hạnh phải nhập viện vì bị chấn thương phần mềm. Buổi tối cách đây không lâu, đã gần 1 giờ, nhìn từ bên dãy nhà mình thấy căn nhà của Trụ vẫn còn sang điện, lo có chuyện chẳng lành chị liền chạy sang thì thấy mẹ chị với vẻ ngoài trần như nhộng không một mảnh vải che thân bước ra từ phòng ngủ của Trụ. Điều đó càng tăng thêm những lo lắng cho những người trong nhà ông Trinh, nếu trước đây thay vì sĩ diện ông không muốn cho ai biết chuyện buồn của gia đình thì bây giờ ông nói cho tất cả mọi người cùng biết về hành vi bất nhân của con trai mình và ông muốn chính quyền địa phương có thể vào cuộc giúp đỡ gia đình ông, với một tâm nguyện duy nhất là cho con gái Hạnh của ông được quyền nuôi dưỡng mẹ già.

Nhiều mâu thuẫn trái chiều nhau

Ngay cả những người sống gần như sát vách nhà bà Liên cũng không hề biết chuyện của gia đình. Chỉ thấy có một chị tên Tâm hàng ngày vẫn thường lo việc chăm nom và mang cơm nước cho bà Liên. nhà chị Tâm chỉ cách nhà bà Liên ba căn nên việc chăm sóc bà Liên nghe có vẻ thuận tiện hơn. Hàng ngày ngoài công việc chăm lo giữ trẻ ở nhà mình, chị Tâm được anh Trụ thuê trông giùm mẹ già những khi anh vắng nhà. Trao đổi với chúng tôi chị Tâm cho biết, khoảng 10 ngày trước anh Trụ có qua nhà nhờ chị coi giùm mẹ già một thời gian vì chị Mỹ người giúp việc cũ bỗng dưng nghỉ việc không lý do anh đang cố gắng thuyết phục chị Mỹ quay trở lại làm. Chị Tâm gật đầu đồng ý với công việc hàng ngày lo cơm nước và tắm giặt cho bà Liên. Hai ngày đầu, chị Tâm chỉ đưa cơm qua song cửa cho bà Liên vì lý do không có chìa khóa vào bên trong nhà. Nhưng vài bữa sau có vẻ như tin tưởng hơn anh Trụ giao chìa khóa nhà cho chị Tâm vào trong nhà dọn dẹp và tiện chăm sóc hơn cho bà. Ngoài ra còn dặn thêm chị Tâm nếu người nhà anh Trụ muốn vào gặp bà Liên thì cứ mở cửa cho họ vào không cấm cản. Theo chị Tâm thì anh Trụ trước giờ sống với hàng xóm láng giềng rất tốt, chưa từng xảy ra xích mích gì, và dù là con trai nhưng anh Trụ hàng ngày vẫn chăm sóc mẹ mình rất cẩn thận, buổi sáng trước khi đi làm anh Trụ thường ghé nhà nhờ chị nấu những món ngon mà ba Liên vẫn thường hay thích ăn nhất.

Theo quan sát của một số người dân sống gần đó cho biết bà Liên bị tình trạng này từ lâu lắm rồi nhưng không thấy các con quan tâm gì nhưng thời gian gần một tháng nay thì lại đến chăm nom rất chu đáo, chẳng biết có phải vì gia sản mà bà Liên có được, nên các con của bà cứ tranh chấp quyền nuôi mẹ. Thế nhưng trên thực tế, họ chỉ vì những vụ lợi tài sản cho riêng mình mà đã biến người mẹ ruột của mình ra nông nổi như thế này? Không biết có bao giờ họ chạnh lòng, hối hận khi đọc những dòng này:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phù kín công Cha
Tần tảo sớm hôm nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân Cha che chở đời con
Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?

Phú Vinh


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa