• Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
  • ASEM 9: “Bạn bè vì hòa bình, Đối tác vì thịnh vượng” | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội, Đời sống » Từ cánh đồng mẫu đến xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Quy trình sản xuất liên kết “4 nhà” trong cánh đồng mẫu sẽ là quy trình khép kín. Các doanh nghiệp thực hiện cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Cánh đồng mẫu

Thương hiệu hạt gạo đồng bằng sông Cửu Long gắn với tên doanh nghiệp, nhưng lại là chất xám của nhà khoa học và mồ hôi của người nông dân. Để có thương hiệu gạo, phải giải quyết đồng bộ từ khâu giống, canh tác, công nghệ sau thu hoạch, tồn trữ và phải tăng cường liên kết 4 nhà thực sự hiệu quả.

Kỹ sư Lê Văn Xiêm – cán bộ kỹ thuật ở cánh đồng mẫu (CĐM) xã Phú Cần (thuộc Công ty Bảo vệ thực vật An Giang) cho biết, trước đây khi chưa thực hiện việc liên kết 4 nhà, nông dân tốn rất nhiều lúa giống do sạ với mật độ dày. Khi được hướng dẫn kỹ thuật thì nông dân biết được cách sạ hàng nên giảm lượng giống và hạn chế được sâu bệnh, từ đó chi phí giảm hơn 1 triệu đồng/ha. Đồng thời chất lượng hạt lúa làm ra cũng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Cánh đồng mẫu

Vụ hè thu này chuẩn bị bắt đầu xuống giống, nhưng Sở NNPTNT Trà Vinh đã chủ động liên hệ với Công ty Lương thực Trà Vinh bàn kế hoạch triển khai việc ký hợp đồng tiêu thụ lúa nên nông dân rất an tâm sản xuất. Sở sẽ là đơn vị trung gian, giám sát hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân.

Ông Trần Trung Hiền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh cho biết ngành Nông nghiệp và các đơn vị tham gia đầu tư hỗ trợ, hướng dẫn nông dân trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Công ty CP Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang cung ứng thuốc BVTV và 30 tấn giống lúa OM 6976, đến cuối vụ lúa mới thanh toán. Còn Công ty Phân bón Bình Điền cung ứng toàn bộ phân bón. Công ty Lương thực Trà Vinh ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ngay từ đầu vụ, đảm bảo có lãi từ 30% trở lên.

Ngoài ra, 2 cánh đồng khác ở huyện Cầu Kè và Trà Cú cũng được xây dựng theo mô hình CĐM với diện tích khoảng 700ha.

Ông Trần Trung Hiền cho rằng mô hình CĐM đang thực hiện thí điểm sẽ hướng nông dân đến nền sản xuất hiện đại, theo tiêu chuẩn VietGAP để đáp ứng nhu cầu gạo xuất khẩu. Từ mô hình này sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh với diện tích khoảng 50.000ha lúa chất lượng cao trong thời gian tới.

Cánh đồng mẫu

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao từ các CĐM đang được các tỉnh ĐBSCL là An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu đồng thuận triển khai. Vùng lúa chất lượng cao với quy mô khoảng 200.000 ha ở 7/13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long cần được đầu tư xây dựng tốt là những bước đi đầu tiên trong hành trình xây dựng thương hiệu gạo đồng bằng.

Các năm qua nhiều địa phương trong vùng như Cần Thơ, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang… dành hàng tỉ đồng hỗ trợ giống lúa, cơ giới hoá và công nghệ thu hoạch.

Tỉnh An Giang cũng đang triển khai đầu tư 3,4 tỉ đồng trong 3 năm (2008 – 2011) để thực hiện chương trình xây dựng chất lượng thương hiệu gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) trên 3 dòng lúa gạo đặc sản của địa phương là Nàng Nhen Bảy Núi, gạo thơm Châu Phú và nếp Phú Tân.

Đây là những việc làm cần thiết, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của sản xuất và xuất khẩu gạo cũng như việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.

Công Trí


Tags:
Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa