• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar | 31/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary | 31/10/2012
  • Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tại Lào | 31/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Trung Quốc “rung cây dọa khỉ”, Nhật- Mỹ giám sát Senkaku

Ngày 22-9, hàng trăm người Nhật đã biểu tình tại thủ đô Tokyo để phản đối Trung Quốc về tranh chấp quần đảo Senkaku.

Người Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc tại Tokyo - Ảnh: AFP

Người Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc tại Tokyo - Ảnh: AFP

Theo AFP, hơn 800 người Nhật đã cầm cờ tuần hành hòa bình qua các con phố trung tâm ở thủ đô Tokyo, hô các khẩu hiệu lên án Trung Quốc. Người biểu tình đã đi ngang qua quận Roppongi gần Đại sứ quán Trung Quốc, hô vang: “Chúng ta sẽ không bao giờ nhượng bộ mối đe dọa quân sự của Trung Quốc” và “Nước Nhật hãy tiến lên”.

Người Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc một cách hòa bình" title=

Người Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc một cách hòa bình - Ảnh: Reuters

Người biểu tình chỉ trích kịch liệt các cuộc biểu tình bạo lực ở Trung Quốc hồi tuần trước khiến nhiều công ty và nhà máy do Nhật đầu tư phải ngưng hoạt động. Một người biểu tình tên Shuhei Takagi, 21 tuổi, nói: “Đôi khi chúng tôi cũng bị kích động nhưng chúng tôi không hôi của, đập phá như những gì người Trung Quốc đã làm”. Cuộc biểu tình diễn ra trật tự dưới sự giám sát của cảnh sát Nhật.

Giám sát Senkaku

Báo Asahi đưa tin hôm qua Lực lượng tuần duyên Nhật vẫn đang theo dõi bảy tàu Trung Quốc lởn vởn ở vùng biển gần quần đảo Senkaku. Phía Trung Quốc tiếp tục các động thái leo thang căng thẳng. Tân Hoa xã đưa tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc và Bộ Dân chính đã công bố danh sách tên gọi cho các địa điểm ở quần đảo Senkaku cùng một bản đồ cho các địa danh này.

Theo Hãng tin Kyodo, hôm qua Lực lượng phòng vệ đất liền Nhật (GSDF) và thủy quân lục chiến Mỹ đã diễn tập chung tại đảo Guam nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các hòn đảo trước nguy cơ tấn công từ bên ngoài. GSDF nhấn mạnh cuộc tập trận chung không ám chỉ rõ là đảo nào và nước ngoài là nước nào. Đây là một phần của cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật, bắt đầu hôm 21-8 và kéo dài 37 ngày.

Mỹ - Nhật tập trận tái chiếm biển đảo

Mỹ - Nhật tập trận tái chiếm biển đảo

Căng thẳng vì quần đảo Senkaku đã ảnh hưởng đến các hãng hàng không của cả Nhật và Trung Quốc. Hãng China Eastern Airlines, một trong ba hãng hàng không hàng đầu Trung Quốc, tuyên bố có thể hoãn khai trương đường bay Thượng Hải – Sendai vào ngày 18-10 vì không đủ khách. Hãng Japan Airlines (JAL) cho biết sẽ cắt giảm tần suất bay đến Trung Quốc (trừ Hong Kong) đến ngày 27-10.

Báo Nikkei đưa tin khoảng 12.000 người đăng ký đặt chỗ trên các chuyến bay của JAL giữa Nhật và Trung Quốc từ tháng 9 đến tháng 11 đã bị hủy. Sau một tuần đóng cửa vì bạo lực, một số công ty Nhật như Nissan, Mazda, Mitsubishi, Sony, Hitachi… đã hoạt động trở lại ở Trung Quốc. Tuy nhiên các tập đoàn Toyota, Honda vẫn chưa hoạt động trở lại với lý do “đảm bảo an toàn cho người lao động”. Một nhà máy của Canon ở tỉnh Quảng Đông vẫn đóng cửa.

Rung cây dọa khỉ

Báo Yomiuri dẫn lời chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Nhật Yasuyoshi Karasawa dự báo số tiền bảo hiểm chi trả cho các công ty Nhật bị thiệt hại sau các cuộc biểu tình có thể lên đến 10 tỉ yen (khoảng 128 triệu USD). Theo khảo sát của Reuters, 41% doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Trung Quốc cho biết tình trạng bạo lực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch làm ăn. Một số công ty tính toán khả năng rút khỏi Trung Quốc và đầu tư vào nước khác. Truyền thông Trung Quốc cho biết cảnh sát tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu bắt giữ những kẻ phá hoại và hôi của trong làn sóng biểu tình chống Nhật hồi tuần trước.

Xã luận của báo Washington Post nhận định biểu tình bùng phát ở Trung Quốc và các tuyên bố cứng rắn của chính quyền Bắc Kinh có thể chỉ là đòn “rung cây dọa khỉ”. Bởi Bắc Kinh không hề muốn xảy ra chiến tranh trên biển Hoa Đông. Các cuộc biểu tình chỉ có tác dụng giúp nâng cao hình ảnh của thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc trong năm chuyển giao quyền lực và đánh lạc hướng dư luận về những vấn đề kinh tế đang tồn tại ở nước này.

Theo Washington Post, căng thẳng vừa qua xuất phát từ những tính toán chính trị trong nội bộ Bắc Kinh. Điều này cho thấy căng thẳng ít nghiêm trọng hơn những gì đang thể hiện. Reuters dẫn lời một số chuyên gia hàng hải cho rằng việc hai nước chỉ triển khai tàu bán quân sự và dân sự trên biển Hoa Đông đã làm giảm thiểu nguy cơ đụng độ quân sự.

Chuyên gia Úc Ross Babbage nhận định nếu Trung Quốc nổ súng trước sẽ gặp khó khăn trước lực lượng hải quân tinh nhuệ, hiện đại và thiện chiến của Nhật. Hơn nữa, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp và hỗ trợ Nhật. Đó là điều Bắc Kinh không hề muốn. Trước đó, các quan chức Washington đã nhiều lần nhấn mạnh Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trong tranh chấp quần đảo Senkaku theo hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật.

VIỆT PHƯƠNG (TTO)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa