• Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
  • ASEM 9: “Bạn bè vì hòa bình, Đối tác vì thịnh vượng” | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Trung Quốc kêu gọi làm mất giá đồng yên Nhật

Một cố vấn cấp cao của chính quyền Trung Quốc vừa kêu gọi bán tháo trái phiếu Nhật Bản, tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế Nhật suy sụp nếu Tokyo không thay đổi quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Giới lãnh đạo Trung Quốc liên tiếp đưa ra những lời đe dọa Nhật Bản trong lúc các cuộc biểu tình chống Nhật lan rộng tại nước này.

Ông Jin Baisong thuộc Học viện ngoại thương Trung Quốc – trực thuộc Bộ thương mại – cho rằng Trung Quốc nên sử dụng quyền lực của mình với tư cách là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Nhật Bản, sở hữu lượng trái phiếu trị giá 230 tỷ USD để “áp đặt các lệnh cấm vận lên Nhật Bản theo cách thức hiệu quả nhất” và đẩy cuộc khủng hoảng tài khóa kéo dài dai dẳng của Tokyo lên tới đỉnh điểm.

Đồng Yên Nhật

Đồng Yên Nhật

Phát biểu trên tờ Trung Quốc Nhật báo (China Daily), ông Jin kêu gọi Trung Quốc trừng phạt Nhật Bản đồng thời bác bỏ các luận điểm cho rằng một cuộc chiến thương mại giữa hai người khổng lồ châu Á Thái Bình Dương sẽ gây hại cho cả hai bên.

Trong khi đó, tờ nhật báo kinh tế Hồng Kông đưa tin Trung Quốc đang thảo kế hoạch cắt đứt nguồn cung kim loại đất hiếm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, cho Nhật Bản.

Lời cảnh cáo của ông Jin được đưa ra trong lúc các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan rộng tới 85 thành phố, buộc các công ty Nhật phải đóng cửa nhà máy và ngừng hoạt động.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đe dọa sẽ hạ bậc tín nhiệm của một loạt các nhà xuất khẩu Nhật Bản nếu các tình hình căng thẳng hiện nay tiếp diễn.
Hãng này cảnh báo rằng Nissan là hãng xe chịu rủi ro cao nhất do 26% doanh số của hãng này là từ thị trường Trung Quốc, tiếp theo là Honda với 20%. Ngoài ra, hai hãng Sharp và Panasonic cunar là các nhà xuất khẩu lớn vào thị trường Trung Quốc. Trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc đạt 74 tỷ USD. Năm ngoái, tổng kim ngạch ngoại thương giữa hai nước đạt 345 tỷ USD.

Ông Jin cho rằng Trung Quốc có thể hy sinh kim ngạch xuất khẩu dựa vào các mặt hàng “có giá trị gia tăng thấp” của nước này sang Nhật với một chi phí thấp. Trái lại, Nhật Bản lệ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc để duy trì sự sống cho nền kinh tế của mình cũng như ngăn chặn chiều hướng suy giảm “không thể đảo ngược”. “Rõ ràng là Trung Quốc có thể giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản mà không làm bản thân mình quá đau”, ông Jin tuyên bố.

Theo Telegraph, hiện chưa rõ liệu ông Jin phát biểu như vậy là do nhận được sự hậu thuẫn của Bộ chính trị hay không và việc Trung Quốc bán nợ công Nhật Bản có gây hại khủng khiếp như vậy không. Nếu điều đó xảy ra, Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ có động thái đáp trả bằng cách mua lại trái phiếu. Nước Nhật sẽ hoan nghênh bất kỳ động thái nào giúp làm hạ giá đồng yên.

Một báo cáo gần đây của Bộ quốc phòng Mỹ kết luận rằng nguy cơ Trung Quốc bán tháo nợ công của Mỹ không phải là mối đe dọa nghiêm trọng lắm đến nền kinh tế Hoa Kỳ.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang ở thăm Bắc Kinh đã kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc kiềm chế.

Trước đó ông cảnh báo rằng các hành động “khiêu khích” về quần đảo tranh chấp có thể tạo ra vòng xoáy, vượt ra khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến xung đột.

Nhà phân tích Christian Le Miere thuộc Học viện quốc tế về nghiên cứu chiến lược cho rằng cuộc khủng hoảng Nhật – Trung đã trở nên nguy hiểm.

Ông cho rằng khu vực Đông Bắc Á “đang ngập tràn tư tưởng thù địch và sô vanh (tư tưởng nước lớn)” do Tokyo “tỏ ra không ăn năn về những tội ác trong thời kỳ chiến tranh” còn Trung Quốc thì luôn lo sợ bị nước ngoài làm cho bẽ mặt.

Tư tưởng chống Nhật được chính quyền Trung Quốc khơi dậy bằng “Chiến dịch giáo dục lòng yêu nước” của Giang Trạch Dân vào những năm 1990 với mục tiêu đánh lạc hướng dư luận Trung Quốc khỏi các vụ tham nhũng của đảng viên và chênh lệch giàu nghèo.

Tuy nhiên, chính sách này có thể là con dao hai lưỡi đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

“Với sức mạnh lớn lao của mình, tư tưởng đó rất khó kiểm soát. Tinh thần dân tộc có thể chuyển thành tư tưởng chống chính quyền”, ông Le Miere nhận xét.

LÊ DUNG
(Infonet)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa