• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội | 25/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu của Liên hợp quốc | 24/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc | 23/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lại vướng bê bối

Một báo cáo mới đây của Tổng cục Kiểm toán Ấn Độ (CAG) về sự gian dối trong việc phân phối các quặng mỏ lại đưa Thủ tướng Manmohan Singh ra làm đích ngắm cho dân chúng. Ông bị cáo buộc đã làm thiệt hại cho quốc gia gần 27 tỉ euro. Báo cáo cho biết rằng, từ năm 2004 đến 2009 chính phủ đã cấp giấy phép khai thác các mỏ quặng cho những tập đoàn tư nhân thay vì đưa ra bán đấu giá.

“Thời gian đó Manmohan Singh là Bộ trưởng Than đá trong 3 năm rưỡi” – tuần báo Tehelka nhắc lại và cáo buộc ông đã nhượng bộ quyền lợi dân tộc cho các cá nhân đang vơ vét tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Từ năm 2011. Chính phủ Ấn Độ đã bị hoen ố hình ảnh bởi một scandal về sự cấp phát gian dối các giấy phép lập mạng điện thoại di động 2G khiến cho ngân khố bị mất một khoản lợi nhuận gần 30 tỉ euro. Ngày 23/8 mới đây, trong 3 ngày liên tiếp, phe đối lập đã cô lập phiên họp Quốc hội để buộc Thủ tướng phải từ chức.

Ông Manmohan Singh

Ông Manmohan Singh

“Báo cáo của CAG cho thấy rằng Ấn Độ là một chế độ thời Trung cổ đang suy thoái. Những thẩm cấp quyền lực cao nhất, bắt đầu từ Thủ tướng, phải chịu trách nhiệm về tình trạng đó. Tất nhiên Manmohan Singh là một con người đáng kính và trung thực. Nhưng liệu ông có cho phép chính phủ phạm phải một tội lỗi còn nặng nề hơn là sự tha hóa: tội thiếu năng lực trầm trọng khiến cho tương lai của đất nước đang gặp nguy hiểm?” – nhà phân tích Pratap Bhanu Mehta nhận định trên tờ Indian Express.

Manmohan Singh sinh năm 1932 tại một ngôi làng cách Islamabad 60km về phía nam. Xuất thân trong một gia đình tiểu thương tại Pendjab, mẹ mất từ lúc 5 tháng tuổi và được bà nội nuôi dưỡng. Cha ông thường vắng nhà nhưng tính trung thực của ông đã có ảnh hưởng rất lớn đến con trai. “Đối với một ổ bánh mì có được một cách chính đáng còn hơn là 2 ổ lấy cắp” – người láng giềng Kumar kể lại.

Gia đình Singh dời đến Amritsar vào mùa hè năm 1947. Sau đó ông tốt nghiệp Đại học Cambridge và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Oxford, trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất của Đại học Pendjab ở Chandigarh. Singh không bao giờ nghỉ hè đúng như lời của cô con gái  “Cha tôi nghiện công việc”. Sau khi bước vào chính quyền năm 1971, Manmohan Singh làm cố vấn cho Bộ trưởng Kinh tế và dần dần leo lên thang danh vọng qua các chức vụ: Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương rồi Phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch. Đến năm 1985 ông từ chức Phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch vì cho rằng, Thủ tướng Rajiv Gandhi có quan niệm quá “thị thành” về kinh tế mà không quan tâm đến tầng lớp nghèo khổ ở thôn quê.

Hai năm sau, ông rời Delhi để sang Genève đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký Ủy ban miền Nam, một dẫn xuất của phong trào không liên kết. Báo cáo của ông công bố năm 1990 thừa nhận một số ưu điểm của khuynh hướng tự do nhưng chỉ trích gay gắt các định chế tài chính thế giới.

Sau năm 1999, Manmohan Singh ngày càng gần gũi với bà Sonia Gandhi đến mức trở thành cố vấn trung thành của bà. Đến tháng 5/2004, sau khi đảng Quốc đại chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Quốc hội, bà Sonia Gandhi tuyên bố không muốn tranh cử thủ tướng và đề cử Manmohan Singh. “Ông ấy không bao giờ lợi dụng để kiếm lợi riêng. Ông vẫn giữ những thói quen rất giản dị” – một cộng sự cũ nói về ông. Thế là Manmohan Singh trở thành Thủ tướng ngoài dự tính.

Việc chỉ định một người Sikh làm thủ lĩnh đảng phái đã từng gây ra cuộc tàn sát người Sikh năm 1984 chỉ là một trong các nghịch lý của sự đề cử đó. Thật vậy, sau khi chỉ trích các nhược điểm của chính sách tự do kinh tế, đảng Quốc đại lại chọn thủ lĩnh là người đã từng bảo vệ mạnh mẽ chính sách đó. 5 năm sau, Manmohan Singh lại tái đắc cử nhờ 2 biện pháp trợ giúp người nghèo: đạo luật đảm bảo việc làm ở nông thôn và sự bãi bỏ gần 870 triệu euro tiền nợ của các nông dân nghèo khổ.

Vấn đề cấp giấy phép lập mạng điện thoại di động 2G có lẽ là scandal lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ. Theo số liệu của chính phủ, việc cấp giấy phép với giá của năm 2001 thay vì 2008 đã làm chính phủ mất một khoản tiền khổng lồ. Mà Manmohan Singh là người biết rõ vụ việc.

“Manmohan Singh là một người trung thực theo nghĩa tiền bạc, nhưng không phải là người cố đấu tranh chống lại nạn tha hóa trong chính phủ theo nghĩa đạo đức và chính trị. Phản ứng của ông ta đối với vụ 2G là “Tôi không biết, không ai nói cho tôi rõ cả” – một cựu đồng nghiệp trong Bộ Tài chính nhận xét.

Nền kinh tế Ấn Độ đã giúp người dân tăng gấp 3 thu nhập trong 10 năm qua. Nhưng sự tăng trưởng này đi kèm theo sự gia tăng các bất bình đẳng và nạn tham nhũng toàn diện. Vào năm 2009, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á đã cảnh báo về nguy cơ Ấn Độ có thể tiến đến một “chủ nghĩa tư bản tài phiệt nếu không có các biện pháp để xem xét lại các mối quan hệ quyền lực giữa những chính trị gia, khu vực tư và khu vực công”.

Manmohan Singh không thể đảm đương toàn bộ trách nhiệm về những sự thái quá liên quan đến chính sách tự do hóa, nhưng là Thủ tướng ông lại thường tỏ ra thiếu khả năng trong việc duy trì một sự quân bình đúng đắn giữa quốc gia và thị trường. Vào cuối năm 2004, một báo cáo của LHQ cáo buộc sự vi phạm chương trình Dầu hỏa đổi lương thực tại Iraq. Trong số những kẻ bị quy tội có Ngoại trưởng Natwar Singh và Công ty Reliance Petroleum Limited. Khi được hỏi vì sao công ty không bị truy tố, Manmohan Singh thở dài trả lời: “Biết sao giờ? Đó là công ty hàng đầu của Ấn Độ mà”.

Mới đây, ngày 26/8 nhà hoạt động chống tham nhũng Arvind Kejriwal đã khiến cảnh sát bị bất ngờ khi dẫn đầu một nhóm người biểu tình trước nhà riêng của Thủ tướng Manmohan Singh, của bà Sonia Gandhi và của thủ lĩnh đảng đối lập BJP. Cảnh sát đã đàn áp mạnh mẽ cuộc biểu tình và bắt giữ gần 1.000 người

Minh Luân (ANTG)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa