• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar | 31/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary | 31/10/2012
  • Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tại Lào | 31/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh Quốc Phòng - Biển đảo » Tàu Đài Loan đã làm gì ở Senkaku/Điếu Ngư?

Thông tấn xã Đài Loan (CNA) hôm nay đưa tin, tàu Đại Hãn 711 đã trở về cảng Cơ Long ở Đài Loansau chuyến đi ‘bảo vệ chủ quyền’ với đảo Điếu Ngư hôm qua (tiếng Nhật là Senkaku).

Khi về tới cảng, trên tàu vẫn còn treo những biểu ngữ như: Bảo vệ đảo Điếu Ngư, Điếu Ngư là của chúng tôi, tàu còn treo những quả bóng bay in dòng chữ: Điếu Ngư là của Đài Loan.

“Đại Hãn 711 đã thành công trong việc tuyên bố chủ quyền Điếu Ngư với Nhật Bản. Ban đầu chúng tôi còn định đổ bộ lên đảo nhưng đã không thực hiện được”, thuyền phó Hoàng Trúc nói với CNA.

Chiếc tàu của Đài Loan tại vùng nước gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chiếc tàu của Đài Loan tại vùng nước gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ý định đưa tàu ra vùng biển tranh chấp của Đại Hãn 711 được CNA nói là bắt nguồn từ ‘suy nghĩ bột phát trong ngày’ của những thuyền viên.

Theo lời kể của Hoàng Trúc, khi tàu tiến vào vùng biển cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 25 hải lý,tàu của tuần duyên Nhật đã tiếp cận, bao vây trước sau.
Tàu tuần duyên Nhật còn dùng tiếng Trung Quốc để cảnh báo việc “chủ quyền của Nhật Bản đang bị xâm phạm”.

Tuy nhiên, tàu Đại Hãn 711 đáp lại rằng, họ đang “thực thi chủ quyền với đảo Điếu Ngư, đề nghị Nhật không được phép cản trở”.

Hai bên tiếp tục tuyên bố chủ quyền và cáo buộc lẫn nhau cho tới khi tàu của Đài Loan rời khỏi vùng nước quanh Senkaku/ Điếu Ngư.

Một tàu của cảnh sát biển Đài Loan, Trung Quốc cũng được cho là đã đi kèm, bảo vệ tàu Đại Hãn 711. Tuy nhiên, “đã không xảy ra đụng độ với tàu tuần duyên Nhật”, theo CNA.

Hoàng Trúc còn nói thêm, thuyền viên Đài Loan định dùng mô tô nước để đổ bộ, nhưng sự canh phòng nghiêm ngặt của tuần duyên Nhật đã khiến ý định này không thể thực hiện.

Trong bản tin sáng nay, CNA dẫn lời thuyền viên Đại Hãn 711 nói, họ sẽ còn quay lại Điếu Ngư, do đó, trên chiếc tàu đang được bảo dưỡng ở cảng Cơ Long đã được chất thêm hàng chục thùng cỡ lớn chứa đầy nước đá, mỳ tôm.

Trong khi đó, tạiTokyo, đài truyền hình TBS của Nhật Bản hôm 21/9 kêu gọi nước này cần tiếp tục chủ trương “quốc hữu hóa” đảo tranh chấp – quyết định khiến căng thẳng Nhật –Trung trên biển Hoa Đông ‘nóng’ lên hơn một tuần qua.

Theo Ria Novosti của Nga, ‘xung đột’ lần này trên biển giữa hai nước Nhật Bản, Trung Quốc sẽ không có khả năng dẫn tới chiến tranh hay hải chiến quy mô nhỏ.
Nguồn tin của Ria Novosti bình luận, rất có thể cả Tokyo và Bắc Kinh sẽ tìm ra cách ‘giảm nhiệt’ để rồi sau đó một thờigian, tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sẽ lại ‘nóng’ lên.

Theo VTC


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa