• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar | 31/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary | 31/10/2012
  • Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tại Lào | 31/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Người Nhật đòi đánh chìm tàu Trung Quốc

Hàng trăm người Nhật đã tuần hành tại trung tâm thủ đô Tokyo ngày 22-9, hô to các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc.

Cuộc biểu tình do tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ganbare Nippon (Tiến lên Nhật Bản) tổ chức và  diễn ra trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ. “Không ồn ào như người Trung Quốc, người Nhật chúng ta biểu tình một cách hòa bình. Đây là cách của người Nhật ” – một trong nhóm nhà tổ chức nói trên loa phóng thanh.

Ngày 22-9, người dân Nhật Bản đã tổ chức cuộc biểu tình lớn đầu tiên phản đối Trung Quốc quanh vụ Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 22-9, người dân Nhật Bản đã tổ chức cuộc biểu tình lớn đầu tiên phản đối Trung Quốc quanh vụ Senkaku/Điếu Ngư.

Giới chức chỉ cho phép từng nhóm 5 người một đi qua vỉa hè đối diện với đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo. Hàng chục cảnh sát có mặt để duy trì trật tự, họ nhanh chóng đưa các nhóm người biểu tình ra khỏi khu vực sứ quán chỉ trong vài phút.

Các nhà tổ chức cho biết có hơn 1.400 người tham gia cuộc tuần hành nhưng hãng tin AP ước tính thực tế có khoảng 800 người. Nhiều xe tải treo đầy biểu ngữ phản đối Trung Quốc, bật loa phóng thanh phát đi các khẩu hiệu “Chúng ta không tha thứ cho Trung Quốc!” và “Chúng ta có sức mạnh bảo vệ tổ quốc”.

Nhiều người biểu tình mang theo quốc kỳ Nhật cỡ lớn và các tấm biển thật to ghi “Đánh chìm các tàu Trung Quốc trong lãnh hải chúng ta”, “Không lùi bước trước những kẻ khủng bố ở Bắc Kinh”…

Cuộc biểu tình tại Tokyo ngày 22-9 là hoạt động lớn đầu tiên của người dân Nhật sau hàng loạt vụ xuống đường rầm rộ của người Trung Quốc. Trước đó vào hôm 18-9, vài chục người đã mang cờ và biểu ngữ xuống đường ở trung tâm thương mại Tokyo để phản đối Trung Quốc.

Nhiều người dân Nhật đồng tình với quan điểm cứng rắn của một số chính trị gia theo đường lối dân tộc chủ nghĩa. “Nhật Bản quá hiền lành. Nếu Trung Quốc khiêu khích thì chúng ta phải chống lại họ” – Emi Yamagata, một nhân viên thiết kế, cho hay. Một bà nội trợ tên Aki Kaneko cũng kiên quyết: “Tôi muốn chính phủ Nhật phải mạnh tay hơn. An ninh cần được tăng cường, ví dụ như tăng số tàu tuần duyên xung quanh khu vực quần đảo”.

Cùng ngày, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản tiếp tục giám sát 11 tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Trong khi đó, lực lượng Mỹ – Nhật đã tổ chức cuộc tập trận bảo vệ đảo trên đảo Guam ngày 22-9. Một số hình ảnh tập trận do hãng tin Kyodo đăng tải.

Bằng Vy (Theo AP, Kyodo)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa