• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar | 31/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary | 31/10/2012
  • Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tại Lào | 31/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Hoạt động » Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật trong tuần

Tham dự Hội chợ ASEAN-Trung Quốc (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS); Định kỳ tổ chức tuần lễ hàng Việt Nam trên cả nước; 3 loại bao bì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường; phải lấy ý kiến của tổ chức cá nhân và công khai dự án tu bổ di tích; nâng mức phạt giao thông đường bộ…là những hoạt động, thông tin văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17-21/9/2012.

Các hoạt động tại CAEXPO và CABIS

Ngày 21/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khai mạc Hội chợ ASEAN-Trung Quốc (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS) lần thứ 9 tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc.

Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nước có số lượng doanh nghiệp tham gia CAEXPO nhiều nhất . Tại CAEXPO năm nay, hơn 90 doanh nghiệp, đơn vị đến từ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia trưng bày sản phẩm, dịch vụ trên diện tích 3.500m2 với 200 gian hàng tiêu chuẩn. Các lĩnh vực trưng bày là nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, du lịch và đầu tư, dịch vụ thương mại…

Đoàn cấp cao Việt Nam và Đoàn cấp cao Trung Quốc trong cuộc gặp chiều 20/9 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc

Đoàn cấp cao Việt Nam và Đoàn cấp cao Trung Quốc trong cuộc gặp chiều 20/9 tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc

Tại cuộc gặp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa 2 Đảng, hai nước là chủ trương nhất quán, lâu dài mang tầm chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 3 từ phải sang) dự lễ khai mạc Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 3 từ phải sang) dự lễ khai mạc Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất hiện nay là hai bên cần thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hữu nghị, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử của các Bên tại Biển Đông (COC).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và Tổng thống Myanmar Thein Sein, khẳng định tích cực đóng góp cho nỗ lực chung của ASEAN thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2015.

Định kỳ tổ chức tuần lễ hàng Việt trên cả nước

Tại chỉ thị về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan, các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”;…

Thủ tướng yêu cầu định kỳ hàng năm Bộ Công Thương phải phối hợp với UBND các địa phương và đơn vị liên quan tổ chức Tuần lễ hàng Việt trên địa bàn cả nước.

Bộ Công Thương cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp các đơn vị liên quan triển khai Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên môi trường trực tuyến” (website: www.tuhaohangvietnam.vn)…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3 loại bao bì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường

Theo Nghị định 69/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, có 3 loại bao bì đóng gói sẵn hàng hóa không chịu thuế bảo vệ môi trường.

Cụ thể, loại thứ nhất là bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu.

Loại thứ hai là bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

Loại thứ ba là bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

Như vậy so với Nghị định 67/2011/NĐ-CP, Nghị định 69/2012/NĐ-CP đã bổ sung quy định giải thích rõ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) không phải chịu thuế bảo vệ môi trường gồm 3 loại như vừa nêu trên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012.

Phải lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân và công khai dự án tu bổ di tích

Theo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Chính phủ ban hành, Dự án tu bổ di tích phải qua quá trình lập, thẩm định, phê duyệt như sau: 1- Xin chủ trương lập dự án tu bổ di tích; 2- Khảo sát, thu thập tài liệu về di tích và những vấn đề liên quan đến di tích; 3- Lập dự án tu bổ di tích; 4- Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân về dự án tu bổ di tích; 5- Thẩm định và phê duyệt dự án tu bổ di tích; 6- Công bố công khai dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt tại địa phương có di tích.

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chịu trách nhiệm lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hành nghề lập dự án tu bổ di tích trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tổng kết thi hành Bộ luật dân sự 2005

Theo Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt, mục tiêu tổng kết nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 qua 7 năm thi hành, như làm rõ sự tác động của Bộ luật Dân sự tới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tác động của sự phát triển kinh tế – xã hội đến các quan hệ dân sự và quy định của Bộ luật dân sự; mối liên hệ giữa Bộ luật dân sự với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; những thành công, cũng như những hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Bộ luật dân sự; xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được pháp luật điều chỉnh…

Thủ tướng yêu cầu việc tổng kết cần được thực hiện nghiêm túc, toàn diện ở các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế, có đánh giá, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích.

Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan chủ động tổ chức thực hiện việc tổng kết thi hành Bộ luật dân sự và gửi Báo cáo tổng kết về Bộ Tư pháp trước ngày 15/12/2012.

Hội nghị tổng kết toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng 1/2013.

Thủ tướng phân công soạn thảo 47 văn bản thi hành Luật, Pháp lệnh

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII. Theo đó, sẽ có 47 văn bản được soạn thảo, trình ban hành để quy định chi tiết thi hành 13 Luật, Pháp lệnh.

Trong số 47 văn bản trên, có 35 Nghị định, 8 Quyết định, 2 Đề án, 1 Tuyên bố, 1 Pháp lệnh nhằm quy định chi tiết thi hành 13 Luật, Pháp lệnh gồm: Luật bảo hiểm tiền gửi; Luật phòng, chống rửa tiền; Luật giá; Luật phòng chống tác hại của thuốc lá; Luật quảng cáo; Luật tài nguyên nước; Luật biển Việt Nam; Bộ luật lao động; Luật giám định tư pháp; Luật phổ biến giáo dục pháp luật; Luật Công đoàn; Luật giáo dục đại học và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Các Luật này đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013, trừ Bộ Luật Lao động và Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành từ 1/5/2013; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2012.

Nâng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, trong đó nâng mức phạt đối với hành vi chở quá số người cho phép, điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định, chạy quá tốc độ,…

Theo Nghị định mới, phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng (hiện nay mức phạt là từ 200.000-300.000 đồng) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) vi phạm hành vi: Chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10-15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16-30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.

Nâng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ

Nâng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ

Nghị định cũng tăng mức phạt đối với người điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định. Cụ thể, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá  50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với mức phạt hiện nay từ 2-3 triệu đồng.

Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng (mức phạt hiện nay từ 200.000-400.000 đồng).

Phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 – 500.00 đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.

Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng (mức phạt hiện nay là từ 800.000 – 1.200.000 đồng). Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng (hiện nay 4-6 triệu đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày.

Các địa phương cần tập trung chỉ đạo xử lý vi phạm đê điều
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo xử lý, ngăn chặn các vi phạm pháp luật về đê điều.

Phó Thủ tướng lưu ý cần xử lý, ngăn chặn các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ đê; xe vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; khai thác cát sỏi trái phép; tập kết, kinh doanh cát sỏi, vật liệu xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ đê diều, vùng bãi sông, bờ sông.

Các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tình hình vi phạm pháp luật về đê điều ở địa phương, kết quả thực hiện Chỉ thị số 447/CT-TTg về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30/10/2012 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giảm cầu, chặn cung, triệt nguồn tái trồng cây ma túy

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo quyết liệt việc giảm cầu, chặn cung, triệt nguồn, xóa bỏ tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Công an phải thường xuyên tổ chức các đợt tấn công trấn áp tội phạm ma túy, đặc biệt là tội phạm sản xuất, vận chuyển, mua bán ma túy tổng hợp.

Đồng thời, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn, quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng trên một số địa bàn trọng điểm.

Giám sát chặt việc đưa tàu, sà lan cũ, hỏng vào Việt Nam để phá dỡ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đưa tàu, thuyền, sà lan cũ, hỏng vào Việt Nam để phá dỡ vi phạm pháp luật về nhập khẩu và bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

4 mục tiêu xây dựng xã hội học tập

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020 yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo hướng xác định rõ 4 mục tiêu: xóa mù chữ; nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; học tập nâng cao trình độ để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; học tập để hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.

PV


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa