• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với Nigeria | 28/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Mông Cổ Dorj Enkhbat | 28/11/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Bỉ Bruno Angelet | 27/11/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Hộ chiếu “lưỡi bò”: Mưu toan mới của Trung Quốc thâu tóm Biển Đông

Hành động in đường lưỡi bò vào hộ chiếu của Trung Quốc là một bước leo thang mới trong chiến lược dùng mọi thủ đoạn để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế hay những tuyên bố phản bác  của các nước láng giềng Đông Nam Á.

Giới phân tích cho rằng việc Việt Nam và Philippines Manila cực lực phản đối hành động của Trung Quốc là có lý.

  • >> Ấn Độ: “Cách nói chuyện tốt nhất với Bắc Kinh là thông qua hành động”

  • >> Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi “hiểm độc” mới của Trung Quốc

  • >> Cư dân mạng xã hội Weibo phản đối hộ chiếu in đường lưỡi bò của Trung Quốc

Theo Đài “Tiếng nói nước Nga”, trong phát biểu được đưa ra vào 22/11, Bộ trưởng Ngoại giao Philipin Albert del Rosario phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc xác định biên giới nước này bằng các đường đứt nét trên hộ chiếu mới, bao gồm cả lãnh thổ và lãnh hải thuộc Philippines. Philippines cho rằng đường biên giới của Trung Quốc hoàn toàn không hợp lệ và đồng nghĩa với việc Trung Quốc chiếm đoạt thêm các vùng lãnh hải, vi phạm luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu là hành động phi pháp

Việc Trung Quốc in bản đồ “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu là hành động phi pháp

Theo TTXVN, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 22/11/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn (đường lưỡi bò), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên”.

Nhật báo Anh Financial Times, cơ quan truyền thông đầu tiên lên tiếng về vụ việc này ngay từ ngày 21/11, cho rằng các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể nào hài lòng trước việc các viên chức ngoại giao và cửa khẩu của họ đều bị buộc phải mặc nhiên công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh, mỗi khi cấp visa hay đóng dấu xuất nhập cảnh trên hộ chiếu của một công dân Trung Quốc.

Đường lưỡi bò

Đường lưỡi bò

Báo này đã trích lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tại Hà Nội cho rằng: “Theo tôi, đây là một bước đi rất hiểm độc của Bắc Kinh trong số hàng ngàn các hành động thâm độc khác. Khi người Trung Quốc muốn thăm Việt Nam, chúng tôi buộc phải chấp nhận họ và đóng dấu hộ chiếu của họ”. Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, không chỉ là người Việt Nam, mà tất cả mọi người trên thế giới phải lên tiếng ngay bây giờ để phản đối hành động sai trái đó của Bắc Kinh.

Khi đưa tin về việc Việt Nam và Philippines đồng thời lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ này, hãng AFP ngày 22/11 đã nêu bật tuyên bố đầy quan ngại của ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines: “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.

Theo RFI, như vậy, Trung Quốc đã tung ra thêm một thủ đoạn nhằm gián tiếp quảng bá cho chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, bên cạnh các hành vi cụ thể thô bạo như tung các đội tàu cá hùng hậu ra đánh bắt tại các vùng ở Biển Đông đang tranh chấp, chận bắt hay xua đuổi ngư dân các nước khác đến hoạt động tại các nơi mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình, mời thầu dầu khí quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Đó là chưa kể đến các hành vi nhằm củng cố tình trạng đã rồi tại những vùng mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng như thành lập “thành phố Tam Sa” ngay tại quần đảo Hoàng Sa để cai quản ba quần đảo mà họ đòi chủ quyền là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa; xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), cử đơn vị quân đội đồn trú tại đấy, phát triển hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, du lịch trên một số đảo…

Theo một nhà ngoại giao cao cấp công tác tại Bắc Kinh xin giấu tên được báo Financial Times trích dẫn, việc in yêu sách chủ quyền ngay trên hộ chiếu là “một sự leo thang khá nghiêm trọng, vì Trung Quốc đang phát hành hàng triệu hộ chiếu mới loại này, và hộ chiếu dành cho người lớn có giá trị trong 10 năm”. Đối với nhà quan sát này, sự kiện trên nghiêm trọng vì lẽ nếu sau này mà Bắc Kinh thay đổi ý kiến, thì họ sẽ mất rất nhiều công sức để thu hồi hàng triệu hộ chiếu như vây.

Hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc (phải)

Hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc (phải)

Đối với báo Financial Times, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” là dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh không nhượng bộ các nước láng giềng Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông.

Nhận định trên càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới đây, tại các Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN tại Phnom Penh – kết thúc hôm 20/11 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc một lần nữa lại lớn tiếng khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Minh Châu (DVO)

Xem thêm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải trình trước Quốc hội

Tags: đường lưỡi bò
Mạng chia sẻ: Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Digg it! Add to Delicious! Share on Reddit! Stumble it Add to Technorati Favorites

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa