• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội | 25/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu của Liên hợp quốc | 24/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc | 23/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Hạm đội hùng hậu của Nhật sẵn sàng đáp trả Trung Quốc

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã phái gần một nửa số tàu trong “hạm đội” hùng hậu gồm hơn 100 tàu của mình đến vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm giám sát các tàu của Trung Quốc trong khu vực và sẵn sàng đáp trả khi cần thiết.

Theo phía Nhật Bản, họ đã nhìn thấy ít nhất 14 tàu của chính phủ Trung Quốc đang lượn lờ gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sáng ngày hôm qua (19/9). Tuy nhiên, không có “hạm đội tàu cá” khổng lồ nào xuất hiện ở đây như các thông tin trước đó đã đưa.

Kể từ sau khi Nhật Bản quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc liên tục tăng cường sự hiện diện của các tàu thuyền nước này ở khu vực Biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp. Tàu thuyền Trung Quốc thường xuyên ra vào khu vực này trong mấy ngày qua.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản

Đề cập đến động thái trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hồng Lỗi hôm 18/9 cho biết, “các tàu giám sát của chúng tôi sẽ tăng cường nỗ lực để công khai về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư bằng cách thường xuyên điều tàu đến tuần tra định kỳ ở đây”.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tung tin sẽ dồn khoảng 1.000 tàu đánh cá tiến về phía quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong một động thái dường như là nhằm “lấy thịt đè người” của nước này.

Phản ứng trước các động thái của Trung Quốc, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã phái hơn một nửa hạm đội tàu tuần tra hùng hậu của họ đến vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để giám sát nhất cử nhất động của tàu thuyền Trung Quốc. Trước đó, Nhật Bản đã tuyên bố, sẽ không để yên cho 1.000 tàu cá Trung Quốc hoành hành ở khu vực lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một sự xâm phạm có thể đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước lên một mức độ căng thẳng mới, một trợ lý của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 17/9 đã cảnh báo như vậy.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản sở hữu 121 tàu tuần tra. Khoảng 10% trong số những con tàu này đang được sửa chữa. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đã điều khoảng 50 tàu của mình, khoảng một nửa trong số “hạm đội” đang hoạt động, đến Senkaku/Điếu Ngư để đối phó với tàu thuyền của Trung Quốc. Các tàu tuần tra hiện đại của Nhật Bản được điều động từ một loạt căn cứ của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển trên khắp Nhật Bản.

Các quan chức Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, họ đã phải áp dụng những biện pháp an ninh chưa từng được sử dụng để đối phó với Trung Quốc khi có tin 1.000 tàu cá nước này đang ồ ạt tiến về Senkaku/Điếu Ngư.

Nếu 1.000 tàu đánh cá Trung Quốc đi vào khu vực lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, họ chắc chắn sẽ phải chạm trán với những con tàu tuần tra hiện đại của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển- cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc tuần tra, giám sát vùng biển Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo tin tức từ Nhật Bản cho biết, đến sáng qua, không có “hạm đội 1.000 tàu cá” nào của Trung Quốc xuất hiện ở vùng tranh chấp với Nhật mà chỉ có 14 tàu công vụ của chính phủ. 5 trong số 14 tàu này trưa qua đã tiếp cận sát khu vực lãnh hải Nhật Bản trong khi 9 con tàu ở lại lượn lờ ở khu vực xa hơn.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 hòn đảo nằm cách đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản, khoảng 160km, và cách Vùng lãnh thổ Đài Loan khoảng 200km. Chùm đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Nó cũng nằm gần với các tuyến đường biển quan trọng.

Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku. Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhưng Trung Quốc không chấp nhận điều này. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính khiến quan hệ Trung – Nhật thường xuyên rơi vào căng thẳng.

Vụ đối đầu mới nhất vì tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh được châm ngòi từ sự kiện hôm 15/8 khi một nhóm người Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cắm cờ nhằm “khẳng định chủ quyền”. Nhật Bản đã đáp trả bằng một loạt động thái thách thức, trong đó đỉnh điểm là việc nước này hồi tuần trước quyết định mua lại quần đảo tranh chấp từ tay những người chủ sở hữu tư nhân.

Kiệt Linh(VNM)


Tags:
Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa