• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm an sinh xã hội | 25/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu của Liên hợp quốc | 24/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc | 23/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Căng thẳng Trung-Nhật: Trò hề và phẩm giá

Phó Chủ tịch Trung Quốc gọi việc Nhật Bản mua Điếu Ngư/Senkaku là trò hề; Thủ tướng Nhật kêu gọi dân chúng hành động tương xứng với phẩm giá… là tin tức thời sự chính ngày 20/9.

Mạng tin Trung Quốc China News Service ngày 19/9 phủ nhận tin báo chí nước này trước đó nói rằng 1.000 tàu cá Trung Quốc đã tới khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Tin đăng trên trang web của hãng nói rõ: "Hơn 700 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trên vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư khoảng 230 km và 23 tàu cách đó 110 km", có nghĩa 700 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt ở vùng biển giữa tỉnh Chiết Giang và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Phần lớn số tàu cá trên xuất phát từ hai cảng cá của Chiết Giang.

Mạng tin Trung Quốc China News Service ngày 19/9 nói rõ: "Hơn 700 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trên vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư khoảng 230 km và 23 tàu cách đó 110 km"

Mạng tin Trung Quốc China News Service ngày 19/9 phủ nhận tin báo chí nước này trước đó nói rằng 1.000 tàu cá Trung Quốc đã tới khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Tin đăng trên trang web của hãng nói rõ: “Hơn 700 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trên vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư khoảng 230 km và 23 tàu cách đó 110 km”, có nghĩa 700 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt ở vùng biển giữa tỉnh Chiết Giang và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Phần lớn số tàu cá trên xuất phát từ hai cảng cá của Chiết Giang.

Trong khi đó, thời báo Hoàn Cầu sáng 20/9 dẫn thông tin từ phía Cảnh sát biển Nhật Bản xác nhận có 2 tàu hộ vệ hải quân Trung Quốc ngày 19/9 đã tiến gần đến Điếu Ngư/Senkaku, cách nhóm đảo này khoảng 80 hải lý về phía tây bắc. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc tại khu vực nhạy cảm này. Trong buổi họp báo một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku và cho rằng hoạt động tuần tra của các tàu Trung Quốc tại khu vực này là hoàn toàn “chính đáng và hợp lý”.

Tàu hộ vệ hải quân Trung Quốc ngày 19/9 đã tiến gần đến Điếu Ngư/Senkaku

Trong khi đó, thời báo Hoàn Cầu sáng 20/9 dẫn thông tin từ phía Cảnh sát biển Nhật Bản xác nhận có 2 tàu hộ vệ hải quân Trung Quốc ngày 19/9 đã tiến gần đến Điếu Ngư/Senkaku, cách nhóm đảo này khoảng 80 hải lý về phía tây bắc. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc tại khu vực nhạy cảm này. Trong buổi họp báo một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku và cho rằng hoạt động tuần tra của các tàu Trung Quốc tại khu vực này là hoàn toàn “chính đáng và hợp lý”.

Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho hay, ít nhất 19 trang web của Nhật Bản, trong đó có có các trang web của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Truyền thông, tòa án tối cao, Học viện Công nghệ Tokyo, các ngân hàng, cơ sở điện lực, các công ty tư nhân…, đã bị tin tặc được cho là từ phía Trung Quốc tấn công từ ngày 11/9 tới nay. Giao diện nhiều trang web của Nhật Bản được thay thế bằng dòng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngoài ra, khoảng 300 tổ chức Nhật bản có tên trong danh sách các mục tiêu tấn công tiềm năng của Honker Union, một nhóm tin tặc Trung Quốc.

Giao diện nhiều trang web của Nhật Bản được thay thế bằng dòng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho hay, ít nhất 19 trang web của Nhật Bản, trong đó có có các trang web của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Truyền thông, tòa án tối cao, Học viện Công nghệ Tokyo, các ngân hàng, cơ sở điện lực, các công ty tư nhân…, đã bị tin tặc được cho là từ phía Trung Quốc tấn công từ ngày 11/9 tới nay. Giao diện nhiều trang web của Nhật Bản được thay thế bằng dòng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngoài ra, khoảng 300 tổ chức Nhật bản có tên trong danh sách các mục tiêu tấn công tiềm năng của Honker Union, một nhóm tin tặc Trung Quốc.

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba hôm 19/9 khẳng định giữa Nhật Bản và Trung Quốc không tồn tại thỏa thuận tạm gác vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku, trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh trước đó. “Nhật Bản coi nhóm đảo nhỏ này là một phần cố hữu thuộc lãnh thổ Nhật Bản và tuyên bố không có tranh chấp chủ quyền nào tồn tại ở đây”, ông Gemba nói.

Tàu cảnh sát biển Nhật Bản

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba hôm 19/9 khẳng định giữa Nhật Bản và Trung Quốc không tồn tại thỏa thuận tạm gác vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku, trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh trước đó. “Nhật Bản coi nhóm đảo nhỏ này là một phần cố hữu thuộc lãnh thổ Nhật Bản và tuyên bố không có tranh chấp chủ quyền nào tồn tại ở đây”, ông Gemba nói.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ngần ngại gọi việc Nhật Bản mua quần đảo Senkaku là “một trò hề”, và buộc tội láng giềng đã đổ thêm dầu vào lửa khi đặt khu vực đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dưới sự quản lý của nhà nước Nhật Bản.

Tàu Trung Quốc

Trong khi đó, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ngần ngại gọi việc Nhật Bản mua quần đảo Senkaku là “một trò hề”, và buộc tội láng giềng đã đổ thêm dầu vào lửa khi đặt khu vực đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dưới sự quản lý của nhà nước Nhật Bản.

Giới chuyên gia quốc tế nhận định một cuộc chiến thương mại Trung - Nhật nếu nổ ra không chỉ đe dọa thương mại giữa hai nước này mà cả nền kinh tế toàn cầu, do Đông Á đang được xem là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu. Theo báo Wall Street Journal, các công ty Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Thái Lan... đều có mối liên kết sâu sắc và không thể tách rời với quan hệ kinh tế Trung - Nhật. Do đó, khi chiến tranh thương mại nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, các quốc gia này sẽ bị tác động lớn.

Người biểu tình Trung Quốc quá khích

Giới chuyên gia quốc tế nhận định một cuộc chiến thương mại Trung – Nhật nếu nổ ra không chỉ đe dọa thương mại giữa hai nước này mà cả nền kinh tế toàn cầu, do Đông Á đang được xem là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu. Theo báo Wall Street Journal, các công ty Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Thái Lan… đều có mối liên kết sâu sắc và không thể tách rời với quan hệ kinh tế Trung – Nhật. Do đó, khi chiến tranh thương mại nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, các quốc gia này sẽ bị tác động lớn.

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai cường quốc Thái Bình Dương có những quan ngại chung và ông tin rằng cả hai có thể cải thiện cuộc đối thoại. Ông Panetta cũng trấn an rằng trọng tâm quân sự mới của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các kế hoạch đặt một hệ thống radar ở Nhật, không nhằm kiềm chế hay đe dọa Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai cường quốc Thái Bình Dương có những quan ngại chung và ông tin rằng cả hai có thể cải thiện cuộc đối thoại. Ông Panetta cũng trấn an rằng trọng tâm quân sự mới của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm các kế hoạch đặt một hệ thống radar ở Nhật, không nhằm kiềm chế hay đe dọa Trung Quốc.

Theo PNT


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa