• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar | 31/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary | 31/10/2012
  • Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tại Lào | 31/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Cần “truy” nguồn gốc cam “siêu” rẻ tràn ngập thị trường

Mấy ngày qua, người tiêu dùng Hà Nội xôn xao vì trên thị trường xuất hiện loại cam xanh, vỏ mỏng, cuống và lá tươi nguyên, không hạt bán với giá “siêu” rẻ từ 8.000 – 15.000/kg. Người bán giới thiệu đây là cam Hà Giang, nhưng mùa này Hà Giang chưa vào vụ cam (phải là tháng 11 trở ra), vì thế nó được đồn đoán là cam Trung Quốc. Với giá siêu rẻ (rẻ hơn 4 đến 5 lần cam sành), loại cam xanh đang tràn ngập thị trường có sức hút rất lớn với người tiêu dùng.
Hiện nay, cam “siêu” rẻ không rõ nguồn gốc đang bị “nhiễu” thông tin khiến cho người tiêu dùng Thủ đô hoang mang. Trong khi đó, cơ quan kiểm soát thị trường của Hà Nội vẫn “lặng như tờ”.

Cam “siêu” rẻ tràn ngập thị trường

Không hề khó để mua được những quả cam siêu rẻ này vì nó bán rất nhiều dọc các tuyến phố và chợ. Sáng 22/9, có mặt tại đường Nguyễn Công Trứ, chúng tôi được một chị bán hàng rong mời chào mua loại cam này. “Mua đi em, cam ngon Hà Giang vừa mới chuyển về Hà Nội sáng sớm nay đây”, vừa nói, chị chủ hàng vừa đưa cho tôi xem những quả vẫn còn rất tươi với lá và cuống xanh mướt. Vỏ quả cam này mỏng, mượt màu xanh, thỉnh thoảng có màu vàng, bóc dễ như quýt. “Cam này vừa mới vào mùa. Ăn ngon lắm em ơi! Vắt nước hay bóc ra ăn đều được. Lấy đi, chị bán 20.000 đồng/kg”.

Cam “siêu" rẻ bán trên đường Trần Đại Nghĩa, Hà Nội (ảnh chụp ngày 22/9).

Cam “siêu" rẻ bán trên đường Trần Đại Nghĩa, Hà Nội (ảnh chụp ngày 22/9).

Chúng tôi ngần ngừ không muốn mua và mặc cả xuống còn 12.000 đồng/kg mà chủ hàng cũng bán. “Sao cam Hà Giang mà lại rẻ thế”- chúng tôi hỏi. Chị chủ hàng phân bua: “Năm nay Hà Giang được mùa nên giá cam rẻ. Thu mua tận gốc, vận chuyển về Hà Nội nên giá cam mới nhích được lên như thế”.

Tại phố Đại La, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, một xe đạp chở 2 sọt cam đầy đang đứng bên đường chờ người mua. Quả cam nào cũng tươi xanh rất bắt mắt với đầy đủ cuống và lá. Thỉnh thoảng, cô bán hàng lại dùng chiếc chai lavi đã được đục nhiều lỗ nhỏ phun nước lên 2 sọt cam. “Cam Hà Giang tươi ngon đây chị ơi! Mua cho em đi, chỉ 10.000 đồng/kg thôi” – người bán hàng mời khách. Nhìn những quả cam này không khác gì loại cam chúng tôi được mời mua trên phố Nguyễn Công Trứ.

Chúng tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao giá rẻ thế, liệu có phải cam Trung Quốc không?”. Chị bán hàng liền giải thích: “Gọi là cam vì nó nhiều nước chứ thực ra đây còn gọi là quýt Ôn Châu. Từ hôm người ta đồn đây là cam Trung Quốc, bán ế hẳn, giá cũng rớt”. Vừa nói, chị chủ hàng vừa bóc cho chúng tôi quả cam để ăn thử. Múi cam rất dày, mọng căng nước và không có hạt. Tại nhiều chợ khác trên địa bàn Hà Nội như chợ Đồng Tâm, chợ Thành Công, chợ Mai Dịch… đâu đâu người ta cũng bắt gặp những quả cam đang được bán tràn lan với giá “siêu” rẻ như thế này. Cam bị “nghi” là của Trung Quốc vì thế mà có nơi giá đã hạ xuống còn 8.000 đ/kg.

Cần “truy” nguồn gốc

Cách đây chưa lâu, Hà Nội rộ lên thông tin nho Trung Quốc “gắn mác” nho Mỹ bán với giá cao thì nay cam “siêu” rẻ cũng đang khiến cho người tiêu dùng hoang mang. Bởi vì sao lại xuất hiện loại cam bán với giá rẻ hơn nhiều lần so với  cam thông thường đang có mặt trên thị trường? Trong khi Hà Giang chưa vào vụ cam thì cam này có xuất xứ từ đâu, chất lượng ra sao, có sử dụng thuốc bảo quản hay không…? Cam là một trong những mặt hàng hoa quả được tiêu thụ mạnh trên thị trường, nó liên quan trực tiếp đến hàng triệu người tiêu dùng khi sử dụng, vì vậy mọi lo lắng, thắc mắc trên là điều dễ hiểu.

Người tiêu dùng lo lắng khi chọn mua hoa quả không rõ nguồn gốc.

Người tiêu dùng lo lắng khi chọn mua hoa quả không rõ nguồn gốc. Ảnh chụp ngày 22/9.

Theo Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải thì loại cam có vỏ màu xanh, lá và cuống vẫn còn xanh tươi, không hạt này rất có thể là cam được chuyển về từ huyện Cao Phong của Hoà Bình và Thanh Hoá… Bởi lẽ, nếu những quả cam này được vận chuyển về từ Trung Quốc thì giá không rẻ như thế, đặc biệt là khó giữ được cuống, lá còn xanh tươi. Đối với những loại quả sử dụng thuốc bảo quản thì bao giờ cũng sẽ bị rụng cuống và lá.

Để kiểm chứng thông tin trên, chúng tôi đã liên hệ với ông Phạm Hồng Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và được biết, hiện nay tại Cao Phong đang vào vụ quýt Ôn Châu. Quýt Ôn Châu có đặc điểm là vỏ màu xanh vàng, mỏng, có cuống và lá, sản lượng không lớn lắm, khoảng 800 tấn/ngày. Quýt này chủ yếu cung cấp cho thị trường Hòa Bình và có bán tại Hà Nội. “Nhưng nếu ở Hà Nội chỗ nào cũng bán cam này thì hẳn chưa chắc đúng vì quýt Ôn Châu không cung cấp đủ cho cả thị trường Thủ đô” – ông Quân cho biết.

Trước thông tin người tiêu dùng nghi ngại đây là cam được nhập từ Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Bách, Chi cục phó Chi cục Hải quan Tân Thanh, Lạng Sơn cho biết: “Thời gian gần đây không có cam Trung Quốc nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh”. Vậy cam “siêu” rẻ ở Hà Nội có nguồn gốc ở đâu? Việc truy nguồn gốc là việc của cơ quan Quản lý thị trường nhưng kể từ khi cam “siêu” rẻ xuất hiện trên thị trường, cơ quan này vẫn đứng ngoài cuộc, thậm chí còn “chưa biết” hoặc khi nào dư luận lên tiếng thì sẽ vào cuộc… Chẳng lẽ cơ quan kiểm soát thị trường lại “trông chờ vào dư luận, báo chí lên tiếng!”.

Chợ Long Biên – Bắc Quang mỗi ngày có hàng chục tấn hoa quả đổ về đây. Loại cam “siêu” rẻ được bán buôn ở chợ này cũng rất lớn. Theo nguyên tắc, hoa quả là mặt hàng phải dán nhãn hàng hóa. Nhưng theo một cán bộ Quản lý thị trường thì việc này thực hiện rất khó, mới chỉ có hoa quả ngoại nhập là dán nhãn, còn hoa quả trong nước, người nông dân khi đem bán ra thị trường hầu như không dán.

Nho, lựu nhập từ Trung Quốc đã “dính” chất bảo quản. Thiết nghĩ, hoa quả trôi nổi, nghi ngờ về nguồn gốc, xuất xứ, về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ quan bảo vệ thực vật và quản lý thị trường cần kiểm tra ngay để thông tin rõ ràng cho người tiêu dùng. Nếu đây đúng là cam trong nước thì cũng là cách để chúng ta bảo vệ hàng nội. Còn nếu là hàng ngoại thì phải kiểm tra chất lượng, nếu đủ độ an toàn thì có khuyến cáo cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng

Hằng Hương (CAND)


Mạng chia sẻ:

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa