• Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 | 28/10/2012
  • Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan | 27/10/2012
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra | 27/10/2012
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chính phủ Việt Nam, Kinh tế - Chính trị - Xã hội » Bộ Nội vụ đề xuất lương tối thiểu công chức là 3,15 triệu đồng

Ngày 20/12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo “Định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 – 2020”, nhằm tham khảo ý kiến của đại diện các tỉnh thành trên cả nước. Nhiều đại biểu tham dự cho rằng mức lương tối thiểu hiện nay là quá thấp, không đáp các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Lương tối thiểu công chức, viên chức là 1.680.000 đồng, 2.000.000 đồng, hoặc 3.150.000 đồng mỗi tháng là ba phương án vừa được Bộ Nội vụ lấy ý kiến.

Theo các đại biểu, từ 1/5/2012, mức lương tối thiểu chung áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nâng lên từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng mỗi tháng. Dù vậy nhưng vẫn chỉ bằng 75% lương tối thiểu vùng thấp nhất (vùng IV là 1,4 triệu đồng) và bằng 52,5% lương tối thiểu vùng cao nhất (vùng I là 2 triệu đồng).

Ba phương án cải cảnh tiền lương đã được đưa ra thảo luận.

Ba phương án cải cảnh tiền lương đã được đưa ra thảo luận.

Hiện nay, mức lương tối thiểu chung chỉ bằng 58,1% mức chi tiêu bình quân một nhân khẩu của cả nước năm 2011 là quá thấp và không đủ đáp ứng các nhu cầu hạn chế. Vì thế, cần có một phương án tăng lương mới.

Ông Nguyễn Duy Thăng – Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, cải cách tiền lương trong bối cảnh hiện nay là vấn đề hệ trọng, phức tạp và nhạy cảm vì ảnh hưởng trực tiếp trong nhiều năm tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội và đời sống đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

Trên quan điểm này, Bộ Nội vụ đã đưa ra 3 phương án cải cách tiền mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 – 2020 để xin ý kiến đóng góp của từng tỉnh thành trước khi trình Chính phủ.

Phương án đầu tiên sẽ dựa trên cơ sở tính toán mức tăng lương tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng I của khu vực doanh nghiệp (2 triệu đồng/tháng). Phương án hai quy định lương tối thiểu bằng mức bình quân mức lương tối thiểu cả 4 vùng của khu vực doanh nghiệp (khoảng 1.680.000 đồng/tháng). Phương án cuối cùng là xác định nhu cầu của người lao động bằng mức chi tiêu bình quân đầu người của cả nước (khoảng 3.150.000 đồng/tháng).

“Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương của cán bộ công chức phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập của thị trường. Nếu không thỏa mãn tốt quan hệ này, trong khi tiền lương của họ quá thấp thì sẽ xảy ra hội chứng ‘tước đoạt để bù đắp’ trong thực thi công việc, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng”, Vụ trưởng Vụ Tiền lương Đoàn Cường nhấn mạnh.

Trước 3 phương án mà Bộ Nội vụ đưa ra, nhiều đại biểu của TP HCM và Tiền Giang có quan điểm ủng hộ phương án hai bởi dễ triển khai trong thực tế, đồng thời cũng đảm bảo tính cạnh tranh của tiền lương công chức nhằm thu hút người có tài vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

Đại diện một số địa phương khác thì chưa thống nhất. Ông Phạm Văn Ru – Phó Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng phương án đầu tiên là thỏa đáng nhất. “Phương án này sẽ thu hút được người có năng lực về khu vực nông thôn làm việc chứ không phải tạo nên sự chênh lệch giữa cán bộ, công chức với thu nhập của người dân vùng khó khăn”, ông Ru nói.

Các đại biểu khác cũng góp ý Bộ Nội vụ cần thận trọng trong xem xét phương án tính lương tối thiểu, kể cả cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. “Vì ngoài vấn đề đời sống, tiền lương còn liên quan chặt chẽ tới phòng, chống tham nhũng, hoạt động của doanh nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội liên quan”, đại biểu tỉnh Bạc Liêu băn khoăn.

Sau Hội thảo ở TP HCM, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tổ chức tại Đà Nẵng và Hà Nội trong tháng 12 để lấy thêm ý kiến phản biện từ các bộ ban ngành trung ương và địa phương.
Tá Lâm


Mạng chia sẻ:

Một phản hồi đến “Bộ Nội vụ đề xuất lương tối thiểu công chức là 3,15 triệu đồng”

  1. HUỲNH QUANG VINH
    01/05/2012 - 9:44 am

    KÍNH THƯA THỦ TƯỚNG!
    Tôi hiện là một giáo viên trung học phổ thông ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Trước đó, tôi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong lực lượng công an nhân dân. Hôm nay, tôi xin gửi thủ tướng bài báo này, cung như là một ý kiến:
    Giáo viên nghèo lại nghèo hơn.
    Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam luôn được chính phủ nhấn mạnh là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Thế nhưng, các giáo viên, giảng viên, một trong những nguồn nhân lực chính, góp bàn tay xây dựng một Việt Nam cường thịnh đã và đang phải đối mặt với thực tế đầy nghịch lý.
    Điêu đứng thời bão giá
    Truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã ăn sâu vào cội rễ của đời sống xã hội Việt Nam. Hình ảnh người giáo viên luôn là một gương mẫu chuẩn mực điển hình cho mọi tầng lớp trong xã hội ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào của dân tộc. Giáo dục và đào tạo bao giờ cũng là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam.
    Ở giáo dục cấp thấp, chúng ta đều biết là các thầy cô giáo đều phải dạy thêm, phải làm thêm những nghề phụ khác, bất kể những gì mà họ có thể làm được.
    Nhưng hơn bao giờ hết, hình ảnh đẹp của một nhà giáo mất đi sự tôn nghiêm kính trọng trong thời buổi đất nước càng tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chỉ vì nhà giáo nghèo và những thế hệ học sinh, sinh viên không muốn tương lai sẽ giống như chính những thầy cô giáo của mình.
    Trong năm 2011, với mức lạm phát gần 20%, đời sống của giáo viên thật sự là điêu đứng trong thời bão giá. Hình ảnh một nhà giáo thật chỉnh chu trước bao học sinh phụ huynh, nhưng phải tính toán chi tiêu cho từng gói mì trong phần tiền lương ít ỏi nhận về sau 1 tháng dạy học ở trường. Tâm sự của một cô giáo nghe có vẻ thật xót xa:
    “Trời ơi, khổ lắm. Thay vì trước đi chợ chừng 50.000 đồng thì mua thức ăn được nhiều lắm. Bây giờ đi chợ 50.000 chỉ mua được một món ăn thôi. Ăn phải nhín nhín. Tiền lương có tăng, nhưng so với vật giá thì tính đúng ra tiền lương giảm chứ không phải là tăng. Có những giáo viên mới ra trường lãnh lương rất thấp. Lương cơ bản chỉ đủ ăn ba bữa một ngày thôi. Mà cái gì cũng mắc hết trơn. Mì gói, mì ăn liền, lúc trước là 2.500 đồng/gói, bây giờ là 3.500-3.600. Còn hủ tiếu ăn liền là 6.000 đồng/gói.”
    Trong những ngày giáp tết Nhâm Thìn,chúng tôi nhận được thư chia sẻ của một giáo viên. Xin trích như sau:
    “Nghe đài không biết ai được thưởng tết hơn một tỷ đồng, nghĩ đến ngành giáo dục sao mà tủi thân thế. Tôi dạy năm nay là 28 năm rồi, thế mà lương tháng chỉ có 3,6 triệu đồng. Tết tây Tết ta chẳng có một xu tiền gì cả, thậm chí 20/11 là ngày Tết thầy ,cô giáo mà cũng chẳng có một xu gọi là Tết! Ngồi nhẩm tính một tỷ là bao nhiêu, một con số rất lớn so với đồng lương giáo viên. Đã tốt nghiệp đại học sư phạm, tốn biết bao tiền ăn học chưa kể công lao dùi mài bút nghiên, nhưng đi dạy lương lại quá ít. Tết ai ham chứ tôi chẳng vui chút nào. Tôi không còn nhớ là bao năm qua, Tết chẳng hề mua sắm cho mình một bộ đồ mới nào. Cứ thế, Tết đến rồi Tết đi…”
    Với truyền thống đón Tết cổ truyền, trong số những người mong chi Tết đừng đến lại là những thầy cô giáo. Một giáo viên chia sẻ:
    “Tết thấy doanh nghiệp được thưởng này kia còn giáo viên thì không được đồng nào. Mấy chục năm nay rồi, không còn nhớ biết bao lâu nữa, hình như đã mười mấy năm, hai chục năm, vì đi dạy cũng 27 năm rồi, mà thấy lâu lắm không có tiền thưởng. Có năm chẳng những không có tiền thưởng mà lãnh lương còn trễ nữa. Năm nào cũng vậy, tháng 12 là phát lương thiệt trễ.”
    Nói thật một tháng lương chúng tôi nếu mà sống để gọi là cầm hơi thì sống được. Còn sống để thành người để phát triển nền văn minh thì không thể được.
    Hàng loạt báo chí đưa tin nhiều giáo viên dạy học ở vùng sâu vùng xa, vùng núi hẻo lánh không có tiền về quê ăn tết. Không những thế mà lại có tin giáo viên ở huyện Châu Thành – Hậu Giang bị buộc phải đóng góp một ngày lương để đốt pháo bông mừng đón Tết. Rất may là nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng mà kiến nghị này đã không tiến hành. Nhưng thực tế trong đời sống thường nhật, giáo viên bị bắt buộc phải đóng góp rất nhiều thứ mà họ không có lựa chọn nào khác. Một giáo viên cho biết:
    “Nước lũ dâng mà nằm cái lưng mát rượi luôn mà mình vẫn bị trừ lương để ủng hộ lũ. Chính bản thân mình ở trong vùng lũ không được tiền mà còn bị trừ lương. Lương thì bị trừ bất cứ lúc nào họ muốn. Trừ ủng hộ quỹ khuyến học, quỹ hưu trí, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào và giáo viên vùng bị lũ lụt, thiên tai, trừ ủng hộ nhà tình thương, trừ làm cầu, trừ tình nghĩa. Có một giáo viên nào đó ở đâu chết, hoàn toàn không biết người giáo viên đó thì người ta vẫn trừ lương nói là đi đám tang ủng hộ giáo viên đó chết.”
    Tìm cách làm thêm
    Có thể nói hầu hết giáo viên phải tìm mọi cách làm thêm để có khoản tiền nhất định đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cá nhân và cho gia đình nình. Dù hiện nay tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, không ít giáo viên bị biến chất trở thành “ác sư” trong mắt phụ huynh và học sinh, nhưng chắc rằng là giáo viên thì ai cũng muốn nhận được tiền lương chính thức để hết lòng dốc sức cho công việc của mình. Giáo Sư Trần Ngọc Thêm chia sẻ:
    “Nếu như khoản tiền được đi qua con đường chính thống để người ta toàn tâm toàn ý cống hiến cho công việc chính của mình thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất là nhiều. Ở giáo dục cấp thấp, chúng ta đều biết là các thầy cô giáo đều phải dạy thêm, phải làm thêm những nghề phụ khác, bất kể những gì mà họ có thể làm được. Mặc dù tôi quan sát thấy nhiều thầy cô hết sức tâm huyết với nghề và thấy rất thương họ.
    Ngay cả ở cấp cao hơn – cấp đại học, với những cán bộ trẻ mới ra trường, lương rất là thấp với thời giá Việt Nam hiện nay, lương khoảng 2-3 triệu đồng ở trường chính thức, trường công của Nhà Nước thì không thể nào nuôi sống được bản thân mình huống hồ chi 2 vợ chồng trẻ lại còn đứa con nữa thì không thể nào toàn tâm toàn ý làm việc được, không thể nào học nâng cao trình độ được. Như vậy thì hiệu quả rất là kém. Mà ông thầy kém thì toàn bộ ngành giáo dục đầu ra kém. Cuối cùng nguồn nhân lực chung của cả đất nước đều kém nên kéo thụt lùi toàn bộ đất nước.”
    Bộ Trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận đã đề xuất tăng lương cho giáo viên nhiều lần với Bộ Nội Vụ và Bộ Lao Động – Thương Binh – Xã Hội nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Dù biết rằng đất nước còn nhiều khó khăn nhưng giáo viên rất mong chính phủ quan tâm đến đời sống của nguồn nhân lực “trồng người” này. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa một người nổi tiếng vì tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục chia sẻ:
    “Nói chung trong mặt bằng xã hội hiện nay, với thời điểm hiện giờ thì lương của giáo viên trước lạm phát được coi là thấp nhất trong các ngành. Hiện nay mặt bằng lương giáo viên dao động từ 2 – 4 triệu đồng/ tháng đối với giáo viên cấp phổ thông trung học cơ sở trở xuống. Mức lương thấp như thế này trong khi lạm phát năm nay là 18,6%. Như vậy, đời sống ảnh hưởng rất là nhiều. Nói thật một tháng lương chúng tôi nếu mà sống để gọi là cầm hơi thì sống được. Còn sống để thành người để phát triển nền văn minh thì không thể được. Đây là điều chắc chắn.”
    Đồng lương èo uột của giáo viên ngày nào chưa được cải thiện thì ngày ấy người dân vẫn còn tin rằng nền giáo dục mà họ đang thụ hưởng không bao giờ xứng đáng với những gì mà nhà nước đặt ra.

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa