• Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dâng hương mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | 16/07/2011
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại tỉnh Đồng Tháp | 16/07/2011
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN phải làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm | 16/07/2011
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự kỷ niệm 30 năm thành lập Vietsovpetro | 15/07/2011
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Bạn đọc, Khoa học, Điểm nóng » Nổ nhà máy hạt nhân tại Nhật: Bài học gì cho Việt Nam?

Việt Nam có các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại miền Trung. Câu hỏi đặt ra là công nghệ được áp dụng và độ an toàn như thế nào nếu xảy ra thảm họa như động đất và sóng thần?.

Ngay sau sự cố nổ tại nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam hôm nay yêu cầu các cơ sở đo mức độ phóng xạ trong môi trường. Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội được giao đo mức độ phóng xạ tại các trạm mà hai đơn vị này quản lý.

Phó giáo sư, tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, cho biết cho đến nay không có bất kỳ một sự bất thường nào về phóng xạ tại hai trạm nói trên.

“Mức độ của sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản ở cấp 4, nên nhiều khả nănng chỉ ảnh hưởng tới các vùng lận cận. Nhưng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi thông tin, phối hợp với Nhật Bản và các nước để có được các thông tin đầy đủ hơn phục vụ cho nghiên cứu về sự cố này”, ông Tấn nói.

Vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima sáng nay. Ảnh: AFP.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và công nghệ cũng chỉ đạo Viện năng lượng nguyên tử nghiên cứu sâu sắc bản chất của sự cố để có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình trong chương trình phát triển điện hạt nhân.

Theo đánh giá ban đầu của các nhà khoa học, thiết kế của toà lò phản ứng của Nhật Bản là tương đối tốt, chịu được động đất lớn đến 9 độ và sóng thần. Song nhà máy Fukushima vẫn sử dụng nguyên lý an toàn chủ động (active safety features), tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng phải sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp.

Những nhà máy này được xây dựng vào những năm 1970 và 1980 thuộc thế hệ thứ 2, cho nên nguyên lý an toàn thụ động chưa được áp dụng.

Theo nguyên lý thụ động, khi xảy ra sự cố, nhà máy sẽ tự động giải nhiệt, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung.

“Tại Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định phải sự dụng thế hệ lò phản ứng hiện đại, đảm bảo độ an toàn và kinh tế. Những lò phản ứng thế hệ thứ 3 mà chúng ta lựa chọn sẽ có đặc tính an toàn thụ động”, ông Tấn nhấn mạnh.

Ba lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima mất khả năng làm lạnh sau khi động đất gây mất điện. Các máy phát điện dự phòng bị sóng thần nhấn chìm, khiến lò phản ứng không thể hạ nhiệt. Các kỹ sư và công nhân của nhà máy ở Nhật đang bơm nước biển vào để làm nguội lò.

Sau trậnđộng đất và sóng thần chiều 11/3 ở Nhật, nhiều nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng. Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa một số nhà máy điện hạt nhân.

PA


Xem thêm: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thẻ:Bài học, hạt nhân, Nhà máy, Nhật Bản, Việt Nam

Các bài viết liên quan:

    6 phản hồi đến “Nổ nhà máy hạt nhân tại Nhật: Bài học gì cho Việt Nam?”

    1. Hoàng Xuân Nhuận13/04/2011

      Dù là an toàn thụ động, thì sự cố vẫn có thể xẩy ra. Vậy chuẩn đối mặt với sự cố càng nghiêm túc càng yên tâm.

      Sự cố Fukushima cho thấy rằng, biện pháp xử lý duy nhất đúng là ngay lập tức dập tắt lò bị sự cố, thải hết hơi nước ra ngoài và bơm nước nước biển liên tục để giữ nhiệt độ của thành lò và lõi ở mức an toàn.

      Biện pháp đã nêu sẽ để thoát phóng xạ ra không khí và nước biển, tuy nhiên là ít hơn nhiều so với sự cố nứt thành lò hoặc nổ lò phản ứng.

      Vậy, ngoài biện pháp thụ động đã được nhắc tới nên khẩn cấp nghiên cứu thêm các biện pháp giảm phát thải phóng xạ ra nước biển khi xảy ra sự cố và nghiên cứu hiện tượng phát tán phóng xạ trong nước biển. Cần bổ sung ngay những hạng mục này vào nghiên cứu khả thi nhà máy điện.

      Theo tính toán sơ bộ, khoảng 20 tháng nữa, nước biển nhiễm phóng xạ từ Fukushima sẽ bắt đầu thâm nhập vào biển Đông. Vậy nếu chỉ thực hiện quan trắc phóng xạ trong không khí là không đủ. Cần tiến hành thêm quan trắc phóng xạ trong nước biển.

      Thiết nghĩ vấn đề phát tán phóng xạ trong nước biển, đã trở nên cấp thiết đối với điện hạt nhân, sức khoẻ của nhân dân và hệ sinh thái của nước ta ngay từ bây giờ.

      Trả lời
    2. Đặng Quốc Toản13/04/2011

      Nổ nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản là bài học vô cùng quí báu và lớn nhất không chỉ cho Việt Nam mà còn cho toàn thế giới. Động đất, sóng thần khủng khiếp và những thảm họa thiên nhiên mà con người đã nhận định là chỉ có thể phòng và tránh, chứ đừng dại dột đối đầu mà cầm chắc thất bại. Qua sự việc này chúng ta rút ngay được bài học là không bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ cái gì, máy bay, tàu vũ trụ đều có thể rơi, trứng không để trong một giỏ.
      Đây vừa là thách thức và cơ hội cho nước ta để giảm tối đa đầu tư cho các nhà máy điện nguyên tử và lựa chọn được công nghệ tốt, rẻ tiền vì thế giới rất sợ với điện hạt nhân rồi.
      Tiềm năng điện gió của nước ta hơn 500.000MW gấp 25 lần 10 nhà máy điện hạt nhân dự tính đầu tư tới năm 2030, điện gió là đầu tư thấp nhất và an toàn nhất trong tất cả các nhà máy điện, tôi có thể chứng minh điều đó trong phân tích cả vòng đời dự án vì điện gió không mất nguyên liệu đầu vào và chỉ tốn tiền bảo dưỡng(đầu tư bình quân 1 triệu đola/1MW), mà lại còn bán được quota giảm phát thải trong suốt vòng đời 20-30 năm có thể thu hồi vốn đầu tư. Trong khi điện điện than, điện khí, và điện hạt nhân đều tốn kém gấp nhiều lần cho nguyên liệu đầu vào và suất đầu tư điện hạt nhân rát cao, đến khi đóng cửa nhà máy thì còn chi phí rất tốn kém và cả xử lý chất thải.
      Chúng tôi là các doanh nhân trẻ được đi học theo chương trình ký kết giữa hai Thủ Tướng Việt Nam và CHLB Đức, chúng tôi đã nói về vấn đề Việt Nam cần học tập Đức phát triển tối đa điện gió với tiềm năng rất lớn và năng lượng mặt trời, và hạn chế hết mức đầu tư cho điện nguyên tử được đại diện bộ kinh tế công nghiệp Đức đặc biệt ủng hộ và họ nói sẽ đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên hàng đầu có tiềm năng về NLTT. Giữa năm nay thủ tướng Đức sẽ sang thăm Việt Nam và chúng tôi mong muốn đây sẽ là cơ hội quí báu để Đức và các nước Châu Âu tăng cường giúp Việt Nam về tài chính, công nghệ để chuyển giao và sản xuất thiết bị điện gió, mặt trời, khai thác tiềm năng về năng lượng tái tạo vô cùng to lớn của Việt Nam. Đây cũng là làm cho thế hệ trẻ và cũng là trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng tôi phải làm được cho đất nước, và cho tương lai.

      Nhân đây tôi cũng đề nghị với Thủ Tướng Chính Phủ mời chính phủ Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư thuê đất 100-200 năm (như TQ thuê đất ở Campuchia)để chính phủ Nhật xây những thành phố khoa học công nghệ và hoa anh đào cho những nạn nhân tại các thành phố bị động đất, sóng thần có nơi ở, làm việc, đầu tư. Cùng chung sống với nhân dân Việt Nam như một dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, như người Hoa, người Hàn..Vì nhân dân Nhật Bản có nét tương đồng về văn hóa và cũng là một người bạn rất thân thiết, tốt bụng của nhân dân Việt Nam.

      Trả lời
      • Hoàng Xuân Nhuận18/04/2011

        Kính Gửi Đặng Quốc Toán: Đúng là VN có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Lớn nhất và phong phú nhất không phải trong đất liền, mà tại những bãi cạn rộng hàng trăm km2 vuông của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

        Tại những bãi cạn này, ví dụ như Đá Tây, gió thả sức thổi và mặt trời thả sức chiếu, còn độ sâu trung bình chỉ vào khoảng 1,5m rất tiện để đặt các turbin gió và pin mặt trời.

        Còn một nguồn năng lượng rất khả quan nữa, đó là nhiệt biển. Tại Biển Đông, lớp nước lạnh nằm tương đối gần mặt biển, nên điều kiện để xây các nhà máy phát điện OTEC là thuận lợi hơn, tại nhiều nước mà tôi đã tham quan. Ví dụ tại đảo Phú Quý, lớp nược lạnh dưới 15 độ C, thích hợp để điều hoà nhiệt độ và nuôi hải sản nước lạnh, ví dụ cá Hồi và cá Tằm, xuất hiện ở độ sâu khoản 300m, trong tầm với về công nghệ và vốn của các doanh nghiệp VN.

        Đó là những tài nguyên tái tạo rất quý giá mà chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ và khai thác căn cơ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa nghĩa là nước ta không cần đến năng lượng nguyên tử.

        Do hiện tượng sa bồi hồ chứa, nên các nhà máy thuỷ điện của ta có tuổi thọ tương đối ngắn, khoảng 50 năm. Bởi vậy việc nghiên cứu chuyển đổi các nhà máy thuỷ điện thành nhà máy điện hạt nhân là cần thiết ngay từ bây giờ.

        Trong vòng 3 năm tới lò phản ứng hạt nhân Carlo Rubbia (nhiên liệu Thorium) sẽ được đưa vào khai thác công nghiệp. Loại lò này có độ an toàn cao hơn và xử lý sự cố dễ hơn lò phản ứng Uranium rất nhiều. Trữ lượng nhiên liệu Thorium > trữ lượng Uranium khoảng 600 lân.

        Trả lời
    3. Vũ Thị Ngân23/04/2011

      Chú Toản và chú Nhuận đều là những người rất tam huyết, ý kiến về nguồn năng lượng thiên nhiên và về việc mời Nhật Bản đầu tư thuê đất thực sự rất hay.

      Trả lời
    4. Hoang Thi Thu Lan25/04/2011

      Nhà máy chưa nổ, chỉ nổ khí hydro và cháy trong khuôn viên nhà máy và khu vưc có lò phản ứng!!!

      Trả lời
    5. Truong hai Linh23/05/2011

      Van de nha may hat nhan khong phai cong nghe, van de chinh van con nguoi va tien.

      Trả lời