Sáng nay (27/11), tại TP HCM, Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và quản lý phối hợp với UBND họp báo bàn về vấn đề “Mở tuyến đường sắt, đường bộ song hành xuyên Đông Dương” theo đề xuất của một người dân.
Trước nhu cầu giao thông vận tải ngày càng tăng của các nước ASEAN, việc thiết lập một hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương ngày càng trở nên cấp thiết và đã được nghiên cứu đề xuất các giải pháp và dự án từ nhiều năm trước.
Ông Mai Trọng Tuấn, một người dân TP HCM – nguyên là cựu phi công Việt Nam Airlines – đã đề xuất ý tưởng táo bạo của mình và được nhiều chuyên gia trong ngành giao thông vận tải, cầu đường TP HCM đánh giá cao.
Theo đề xuất ban đầu của ông Mai Trọng Tuấn, tuyến đường cao tốc này bao gồm hai phần chính: một tuyến đường sắt, một tuyến đường cao tốc song hành xuyên 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Sau khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe chạy tốc độ 80-100km/h, đường sắt với khổ đường ray 1m435 chạy với tốc độ 150-200km/h. Con đường xuyên Đông Dương này nếu hoàn thành đi vào hoạt động sẽ rút ngắn được cự ly 300 km và sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn.
Sơ đồ, lộ trình tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Đông Dương. Ảnh:hascon
Từ Lào tuyến đường này sẽ tiếp tục mở rộng theo chiều Lào – Campuchia đi theo trục: Xalavan – Pakse theo hai hướng, hướng thứ nhất: rẽ phải về hướng Tây theo đường bộ có sẵn gặp đường 14 tại Không Xê Đôn rẽ trái xuôi theo đường 14 về hướng Nam tới Pakse (có cự ly là 150 km). Sau đó tiếp tục theo trục đường: Pakse – quốc lộ 14 xuôi về phía Nam thẳng qua biên giới Campuchia – ngã tư StungTreng. Cung đường này dài 220 km nằm trên đất Lào 160 km, nằm trên đất Campuchia 60 km.
Trên đất Campuchia từ StungTreng – tiếp tục xuôi theo hướng nam tới Kratie (cự ly 150 km) – qua biên giới Việt Nam về tới Lộc Ninh (Bình Phước). Trên địa phận Việt Nam sẽ tiếp tục từ Lộc Ninh – Bình Dương – kết thúc tại TP HCM.
Ông Mai Trọng Tuấn thuyết trình tại buổi hội thảo. Ảnh: Vĩnh Phú. |
Theo ông Ngô Lực Tải – nguyên giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết: Việt Nam – Lào – Campuchia đã có mối quan hệ thân thiết từ lâu, việc xây dựng tuyến đường bộ, đường sắt nối liền 3 nước Đông Dương có ý nghĩa chiến lược về kinh tế – chính trị. Hiện nay, tuyến đường sắt Việt Nam đã lạc hậu, việc đầu tư xây dựng làm một con đường mới mang tầm quốc tế là điều cần thiết.
Nhận xét về dự án này, các nhà khoa học đầu ngành Giao thông Vận tải, cầu đường các cơ quan TP HCM đều đồng tình đánh giá đây là ý tưởng hay, cần xem xét, nhưng để đi vào thực tiễn cần phải đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ hơn, chi tiết hơn.
Ông Hà Ngọc Trường – Phó Chủ tịch hội Cầu đường, Cảng TP HCM phát biểu: “Ý tưởng mở tuyến đường xuyên Đông Dương là rất hay, nhưng để từ ý tưởng trở thành hiện thực cần phải nhiều yếu tố, phải tính toán được lượng người, hàng hóa vận chuyển phải đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật”.
Vị chuyên gia này phân tích thêm, con đường này nếu trở thành hiện thực sẽ hoà nhập vào hệ thống đường xuyên Á và hội nhập có hiệu quả với chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Sông MêKông có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, cần phải thành lập một hội đồng tư vấn về kỹ thuật, cụ thể chi tiết… để trình lên Bộ giao Thông vận tải cho thuyết phục.
Còn theo phân tích của tiến sĩ Lê Bá Khánh – Trưởng bộ môn Cầu đường, khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa TP HCM. Chất lượng đường sắt Việt Nam hiện nay đã lạc hậu, quốc lộ 1A (đường bộ, đường sắt) đoạn qua miền trung thường xuyên bị sặt lở, tắc đường gây thiệt hại và ách tắc giao thông…Do đó phải nghiên cứu thêm phương án ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vì đây là dự án có tầm ảnh hưởng quốc tế nhằm tránh lãng phí.
Vị tiến sĩ này đánh giá, đề xuất này nhìn chung chỉ mới là những nét phác họa còn sơ sài chủ yếu là tư duy của “định tính” và “định lượng” là chính, chưa nêu được cụ thể về “định lượng” và “kỹ thuật”.
Đa số các đại biểu đều tán thành đề xuất ý kiến của ông Mai Trọng Tuấn. Hội đồng tư vấn kỹ thuật quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong ngành cầu, đường bộ, đường sắt ở TP HCM cũng đã được thành lập và sau khi hoàn thành sẽ trình lên Bộ Giao thông Vận tải xem xét đánh giá chi tiết.
“Lúc này là thời cơ thuận lợi cần tính đến việc mở con đường song hành (đường bộ ,đường sắt) xuyên Đông Dương vì lợi ích chung của cả 3 nước và cho cả khu vực Đông Nam Á, Châu Á; cho bây giờ và con cháu mai sau, góp phần thắt chặt thêm tình nghĩa 3 nứơc anh em một cách cụ thể. Nếu để chậm ngày nào là lỡ mất cơ hội ngày đó”, một vị đại biểu nhấn mạnh.
Vĩnh Phú
Tôi đã viết dự án này từ cách đây 6 or 7 năm và photo thành 6 bản gửu cho BGK chương trình Khởi nghiệp, tại trường quay S9 ĐTHVN
Trả lờiTôi thấy dự án này rất hay, vì sẽ đoàn kết chặt chẽ với các nước Đông Dương anh em và các nước Asean như một gia đình, rất tốt cho kinh tế và an ninh quốc phòng. Là doanh nhân trẻ đề xuất thành lập hiệp hội nhiên liệu sinh học và chuyển giao giống sắn cao sản từ Indonesia về để phát triển trồng sắn làm nhiên liệu sinh học và lương thực cùng với hiệp hội, quân đội và các nước trên bán đảo Đông Dương để có năng lượng, lương thực cho an ninh quốc phòng và đặc biệt là chống lại sự bành trướng ồ ạt của TQ bằng tiền và quyền lực mềm với bán đảo Đông Dương.
Trả lờiTôi thấy dự án này tuyệt vời, vì sẽ đoàn kết chặt chẽ với các nước Đông Dương anh em và các nước Asean như một gia đình, vô cùng tốt cho kinh tế và an ninh quốc phòng. Là doanh nhân trẻ đề xuất thành lập hiệp hội nhiên liệu sinh học và chuyển giao giống sắn cao sản từ Indonesia về để phát triển trồng sắn làm nhiên liệu sinh học và lương thực cùng với hiệp hội, quân đội và các nước trên bán đảo Đông Dương để có năng lượng, xăng, dầu sinh học, cho không quân, hải quân, lục quân, lương thực cho an ninh quốc phòng, vô cùng cần tuyến đường này cho việc vận chuyển hàng chục triệu tấn sắn, ngô, lúa.. và thuê đất tại Lào, Campuchia cho các doanh nghiệp trẻ, đoàn thanh niên và quân đội ba nước trồng sắn, cây Jatropha cuscas, cao xu..nuôi bò, dê, cừu..xây dựng các khu công nghiệp dọc theo tuyến đường và đặc biệt là chống lại sự bành trướng ồ ạt của TQ bằng tiền và quyền lực mềm với bán đảo Đông Dương và Biển Đông, các doanh nhân Camboadia nói có rất nhiều doanh nghiệp TQ thuê đất gần những vùng rất nhạy cảm của biên giới giữa ba nước để trồng sắn làm ethanol và khai thác trồng rừng vô cùng đáng lo ngại. Tôi cũng là thành viên sáng lập hiệp hội nhiên liệu sạch Việt Nam và đang viết góp ý kiến cho chính sách năng lượng sạch trình Thủ Tướng Chính Phủ vào tháng 11-2011, tôi sẽ đề xuất việc đầu tư tuyến đường này, các tập đoàn chắc chắn sẽ cùng góp sức làm được, càng sớm càng mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn cho bán đảo Đông Dương, đây là tầm nhìn rất xa, rộng lớn và đúng đắn, một mũi tên bắn được rất nhiều mục tiêu. Tuổi trẻ Việt Nam chúng tôi xin hứa sẵn sàng xả thân, làm tất cả cho những việc mang ý nghĩa chiến lược như thế này.
Trả lờiBạn nói rất hay, nào chúng ta cùng đóng góp 1 phần nhỏ bé của mình để đưa Việt Nam và 2 nước Anh em cùng đi lên chóng lại mọi thế lực thù địch.
Trả lờiVới năng lực đầu tư và sản xuất của các doanh nghiệp Việt nam thì cần phải mở rộng hơn nữa thị trường ở Đông dương và mặt khác cần khai thác có hiệu qủa và bền vững tài nguyên thiên nhiên ở khu vực tôi ủng hộ việc mở tuyến giao thông nói trên.
Trả lờiMở đường xuyên Đông Dương là một sáng kiến đúng lúc. Ta không nên bỏ chậm trễ việc đưa sáng kiến này thành việc làm thực tế.
Trả lờiTrong lúc giốc công sức và tiền của vào tuyến đường xuyên Đông Dương này, đừng quên nâng cấp các con đường khác đang chưa được đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của cả nước, ví dụ như tuyến đường Hà Nội – Quảng Ninh – Móng Cái. Nâng cấp những con đường này là đáp ứng đòi hỏi cấp bách, có tác dụng đẩy mạnh phát triển kinh tế ngay tức khắc.
Nếu cần huy động vốn, ta có thể vay vốn, và đặt trạm thu tiền lộ phí trong khoảng vài chục năm để gỡ lại vốn, mà vẫn đạt được mục tiêu đẩy mạnh mạch máu kinh tế của cả nước.
Cũng cần suy tính có nên để nước ngoài nhận thầu nâng cấp những tuyến đường này không, và nếu cho nước ngoài làm đường thu tiền, thì hợp đồng cụ thể là bao nhiêu năm, và những năm đó, tỷ lệ thu tiền cho nước ngoài và cho ta là bao nhiêu?
Rút ngắn được 300km là một quảng đường không nhỏ. Tiết kiệm và có lợi rất nhiều trong thông thương vận tải đường bộ. Tôi thấy đây là một dự án rất “đột phá”. Chúng ta sẽ cân nhắc và thực hiện? Tại sao không?
Vấn đề là việc trao đổi giữa lãnh đạo 3 nước Đông Dương. Phân tích lợi hại, tính toán phù hợp để thực hiện sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững lâu dài. Tôi hy vọng sẽ có những quyết sách đúng đắn phát triển đất nước trong tương lai.
Trả lờidu an nay rat hay va co loi cho ca 3 nuoc Dong Duong. Neu nhu thanh cong thi no se nhanh chong thu hoi von. vi tu ha noi den TP> HCM phai mat hon ngan ruoi cay so nhung neu nhu tuyen duong se giam xuong con kgoang nua quang duong.Nhu vay se giam thoi gian va chi phi van chuyen, dong thoi taop dieu kien phat trien kinh te cho cac dia phuong co tuyen duong di qua,… nhieu va nhieu hon nua.Khong nhung vay tuyen duong di vao hoat dong se giong nhu soi day that chat tinh doan ket huu nghi cua ba nuoc Dong Duong.Toi tan thanh du an nay
Trả lờiNên mở Đông-Tây trước vì có lợi cho kinh tế và quốc phòng hơn là mở đường Bắc-Nam
Trả lời